Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử đại học môn Sinh học lần 3 năm 2014 Trường THPT Đoàn Thượng, Hải Dương

Nhằm giúp các bạn ôn thi đại học khối B ôn thi tốt môn Sinh, VnDoc.com xin giới thiệu Đề thi thử đại học môn Sinh học lần 3 năm 2014 Trường THPT Đoàn Thượng, Hải Dương. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn đạt kết quả cao trong kì thi quan trọng sắp tới.

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN SINH NĂM 2014

ĐỀ THI THỬ ĐH MÔN SINH NĂM 2014 TRƯỜNG THPT ĐOÀN THƯỢNG – HẢI DƯƠNG

Thời gian làm bài thi: 90 phút không kể thời gian phát đề

I. PHẦN CHUNG

Câu 1: Cấu trúc của lưới thức ăn càng phức tạp khi:

A. Đi từ vùng vĩ độ cao xuống vùng vĩ độ thấp, từ bờ đến ra khơi đại dương.

B. Đi từ vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao, từ bờ đến ra khơi đại dương.

C. Đi từ vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao, từ khơi đại dương vào bờ.

D. Đi từ vùng vĩ độ cao xuống vùng vĩ độ thấp, từ khơi đại dương vào bờ.

Câu 2: Để thu được tổng năng lượng tối đa, trong chăn nuôi người ta thường nuôi những loài nào?

A. Những loài sừ dụng thức ăn là động vật ăn thực vật.

B. Những loài sử dụng thức ăn là động vật ăn thịt sơ cấp.

C. Những loài sử dụng thức ăn là động vật thứ cấp.

D. Những loài sử dụng thức ăn là thực vật.

Câu 3: Giả thuyết về đột biến NST từ 2n = 48 ở vượn người còn 2n = 46 ở người liên quan đến dạng đột biến cấu trúc NST nào sau đây?

A. Lặp đoạn trong một NST. B. Chuyển đoạn không tương hỗ.

C. Chuyển đoạn tương hỗ. D. Sát nhập NST này vào NSTkhác.

Câu 4: Câu nào trong các câu sau là không đúng ?

A. Trong quá trình phiên mã, mạch ARN mới được tạo ra theo chiều từ 3/ à 5/.

B. Trong quá trình tổng hợp ARN, mạch ARN mới tổng hợp theo chiều 5/à 3/.

C. Trong quá trình tổng hợp prôtêin, mARN được dịch mã theo chiều từ 5/à 3/.

D. Trong quá trình tổng hợp ARN, mạch gốc ADN được phiên mã theo chiều 3/ à 5/.

Câu 5: Dựa theo kích thước quần thể, trong những loài dưới đây, loài nào có kiểu tăng trưởng số lượng gần với hàm số mũ:

A. Rái cá trong hồ. B. Ba ba ven sông. C. Ếch, nhái ven hồ. D. Khuẩn lam trong hồ.

Câu 6: Một loài côn trùng trong điều kiện nhiệt độ môi trường là 200C thì chu kì vòng đời là 10 ngày. Nếu sống trong điều kiện nhiệt độ môi trường là 280C thì vòng đời rút ngắn xuống chỉ còn 6 ngày. Nhiệt độ ngưỡng của loài này là:

A. 100C. B. 120C. C. 80C. D. 8.50C.

Câu 7: Dùng côsixin để xử lí các hợp tử lưỡng bội có kiểu gen Aa thu được các thể tứ bội . Cho các thể tứ bội trên giao phấn với nhau, trong trường hợp các cây tứ bội giảm phân đều cho giao tử 2n, tính theo lí thuyết tỉ lệ kiểu gen Aaaa ở đời con là:

A. 1/36. B. 8/36. C. 18/36. D. 5/ 36.

Câu 8: Các bộ ba nào sau đây trên mARN không có bộ ba tương ứng trên vùng anticodon của tARN?

A. UAA, UAG, UGA. B. AUU, AUG, AXU. C. AUG, UAG, UGA. D. AUA, AUG, AXU.

Câu 9: Thuyết mang tên “ra đi từ châu phi” cho rằng:

A. Người H.sapien được hình thành từ loài H.erecctus ở châu phi rồi di cư sang châu lục khác.

B. Người H.sapien được hình thành từ loài H.habilis ở châu phi rồi di cư sang châu lục khác.

C. Loài H.erectus di cư từ châu phi sang châu lục khác mới hình thành loài H.sapien.

D. Loài H.habilis di cư từ châu phi sang châu lục khác mới hình thành loài H.sapien.

Câu 10: Những cư dân ven biển Bắc bộ có câu “tháng 9 đôi mươi tháng 10 mồng 5”. Câu này đang nói đến loài nào và liên quan đến dạng biến động số lượng nào của quần thể sinh vật:

A. Loài cá Cơm – Biến động theo chu kỳ mùa.

B. Loài Dã tràng – Biến động theo chu kì tuần trăng.

C. Loài Rươi – Biến động theo chu kì tuần trăng.

D. Loài rùa biển – Biến động theo chu kì nhiều năm.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Luyện thi đại học khối B

    Xem thêm