Đề thi thử Quốc gia lần 1 năm 2015 môn Sinh học trường THPT Yên Lạc, Vĩnh Phúc

Trước khi bước vào kì thi đại học chính thức, các bạn học sinh phải tự ôn luyện bằng nhiều đề thi thử từ các nguồn khác nhau. Nhằm giúp các bạn học sinh lớp 12 có thêm tài liệu tự ôn thi THPT Quốc gia cũng như ôn thi đại học, VnDoc.com xin giới thiệu "Đề thi thử Quốc gia lần 1 năm 2015 môn Sinh học trường THPT Yên Lạc, Vĩnh Phúc". Hy vọng các bạn đạt điểm cao trong kì thi sắp tới.

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 1 MÔN SINH TỈNH VĨNH PHÚC

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
(Đề thi gồm 06 trang)

ĐỀ KTCL ÔN THI THPT QUỐC GIA LẦN 1
NĂM HỌC 2014-2015

Môn: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề
Mã đề thi 061

Họ, tên thí sinh:.....................................................................

Số báo danh.....................................

ĐỀ THI GỒM 50 CÂU (TỪ CÂU 1 ĐẾN CÂU 50) DÀNH CHO TẤT CẢ THÍ SINH.

Câu 1: Ở người, bệnh bạch tạng do một alen lặn nằm trên NST thường quy định, alen trội tương ứng quy định kiểu hình bình thường. Một người đàn ông có bố mẹ bình thường nhưng em trai bị bệnh, kết hôn với một phụ nữ bình thường có bố bị bệnh. Cho biết không phát sinh đột biến mới. Xác suất để cặp vợ chồng này sinh đứa con đầu lòng là con trai không mang gen gây bệnh là bao nhiêu?

A. 1/4. B. 1/6. C. 1/9. D. 4/9.

Câu 2: Ở một loài thực vật tự thụ phấn nghiêm ngặt, xét một gen có 2 alen nằm trên NST thường. Giả sử thế hệ xuất phát (P) gồm 100% số cá thể có kiểu gen dị hợp. Theo lí thuyết, ở thế hệ F3 số cá thể có kiểu gen đồng hợp chiếm tỉ lệ là

A.7/8. B.7/16. C.1/2. D.1/8.

Câu 3: Ở một loài thực vật, xét một phép lai (P) giữa hai cây hoa trắng thuần chủng thu được F1 toàn cây hoa đỏ. Cho các cây F1 tự thụ phấn, thu được F2 gồm 209 cây hoa trắng và 269 cây hoa đỏ. (P) là phép lai nào sau đây?

A. AABB × aabb. B. AAAA × aaaa. C. AA × aa. D. AAbb × aaBB.

Câu 4: Phát biểu nào dưới đây không đúng về vai trò của đột biến đối với tiến hóa?

A. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể góp phần hình thành loài mới.

B. Đột biến gen cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa của sinh vật.

C. Đột biến nhiễm sắc thể thường gây chết cho thể đột biến, do đó không có ý nghĩa đối với quá trình tiến hóa.

D. Đột biến đa bội đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa vì nó góp phần hình thành loài mới.

Câu 5: Cho một số cấu trúc và một số cơ chế di truyền sau:

1. ADN có cấu trúc một mạch. 2. mARN.

3. tARN. 4. ADN có cấu trúc hai mạch.

5. Prôtêin. 6. Phiên mã.

7. Dịch mã. 8. Nhân đôi ADN.

Các cấu trúc và cơ chế di truyền có nguyên tắc bổ sung là

A. 1,2,3,4,6. B. 4,5,6,7,8. C. 2,3,6,7,8. D. 3,4,6,7,8.

Câu 6: Ở người, gen qui định khả năng nhận biết mùi vị có hai alen nằm trên NST thường. Alen A phân biệt được mùi vị trội hoàn toàn so với alen a không phân biệt được mùi vị. Nếu trong một cộng đồng (quần thể) người cân bằng di truyền có tần số alen a = 0,4, xét một cặp vợ chồng đều phân biệt được mùi vị. Theo lí thuyết, xác suất để cặp vợ chồng đó có thể sinh ra 3 người con trong đó có 2 con trai phân biệt được mùi vị và 1 con gái không phân biệt được mùi vị là?

A. 1,72%. B. 1,97%. C. 5,27%. D. 9,4%.

Câu 7: Tính theo lí thuyết, phép lai AaBbDd × AaBbdd cho đời con có số cá thể mang kiểu gen AaBbDd chiếm tỉ lệ là bao nhiêu? Biết các cặp gen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau.
A. 1/16. B. 1/8. C. 1/4. D. 1/2.

Câu 8: Nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực được cấu tạo bởi

A. tARN và prôtêin histon. B. rARN và prôtêin histon .

C. ADN và prôtêin histon. D. mARN và prôtêin histon.

Câu 9: Xét một Operon Lac ở Ecoli, khi môi trường không có lactôzơ nhưng enzim chuyển hoá lactôzơ vẫn được tạo ra? Một học sinh đã đưa ra một số giải thích về hiện tượng trên như sau:

- (1) Do vùng khởi động (P) bị bất hoạt nên enzim ARN pôlimeraza có thể bám vào để khởi động quá trình phiên mã.

- (2) Do gen điều hoà (R) bị đột biến nên không tạo được prôtêin ức chế.

- (3) Do vùng vận hành (O) bị đột biến nên không liên kết được với prôtêin ức chế.

- (4) Do gen cấu trúc (gen Z, Y, A) bị đột biến làm tăng khả năng biểu hiện gen.

Những giải thích đúng là

A. (2), (4). B. (1), (2), (3). C. (2), (3). D. (2), (3), (4).

Câu 10: Trong kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp, enzim được sử dụng để gắn gen cần chuyển vào thể truyền là

A. ADN pôlimeraza. B. ARN pôlimeraza. C. restrictaza. D. ligaza.

Đánh giá bài viết
1 2.592
Sắp xếp theo

    Luyện thi đại học khối B

    Xem thêm