Đề thi thử đại học môn Sinh 2014 trường THPT chuyên Trần Phú - Hải Phòng

Đề thi thử đại học môn Sinh 2014 trường THPT chuyên Trần Phú - Hải Phòng gồm 50 câu, được chia làm hai phần, giúp các bạn học sinh lớp 12 tự ôn luyện lại kiến thức môn Sinh đã học trong trường. Đây là tài liệu ôn thi tốt nghiệp và ôn thi đại học, cao đẳng khối B hữu ích dành cho các bạn. Mời các bạn cùng tham khảo.

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN SINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN TRẦN PHÚ

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN SINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN TRẦN PHÚ - HẢI PHÒNG

Thời gian làm bài thi: 90 phút không kể thời gian phát đề

Câu 1: Dạng đột biến nào sau đây có thế làm cho 2 gen alen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể?

A. Đảo đoạn. B. Chuyển đoạn tương hỗ

C. Lặp đoạn. D. Chuyển đoạn không tương hỗ.

Câu 2: Nhân tố có thể làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định là

A. quá trình đột biến. B. các yếu tố ngẫu nhiên.

C. quá trình chọn lọc tự nhiên. D. giao phối không ngẫu nhiên và quá trình chọn lọc tự nhiên.

Câu 3: Cho biết các gen phân li độc lập và trội hoàn toàn. Phép lai P: AaBbDdEe x AaBbDdEe cho thế hệ sau với kiểu hình mang 3 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn với tỉ lệ

A. 27/128 B. 27/256 C. 27/64 D. 81/256

Câu 4: Trong tế bào của cơ thể người bình thường có các gen ức chế khối u làm cho các khối u không thể hình thành được. Tuy nhiên, nếu bị đột biến làm cho gen này mất khả năng kiểm soát khối u thì các tế bào ung thư xuất hiện tạo nên các khối u. Loại đột biến này thường là

A. đột biến lệch bội. B. đột biến mất đoạn NST.

C. đột biến gen trội. D. đột biến gen lặn.

Câu 5: Xét 2 gen ở ruồi giấm: gen A (mắt đỏ), a (mắt trắng) nằm trên nhiễm sắc thể X không có đoạn tương ứng trên Y, trên nhiễm sắc thể số 2 tồn tại gen B (cánh dài), b (cánh cụt), số kiểu giao phối tối đa xuất hiện trong quần thể về 2 gen trên là

A. 54. B. 27. C. 9. D. 18.

Câu 6: Ở ngô, gen R qui định hạt đỏ trội hoàn toàn so với gen r qui đinh hạt trắng. Giả thiết hạt phấn (n+1) không có khả năng thụ tinh, noãn (n+1) vẫn thụ tinh bình thường. Cho phép lai P: ♂RRr x ♀ Rrr. Tì lệ kiểu hình ở F1 là:

A. 11 đỏ: 1 trắng B. 3 đỏ: 1 trắng C. 35 đỏ: 1 trắng D. 5 đỏ: 1 trắng

Câu 7: Một loài thực vật gen A qui định hạt tròn là trội hoàn toàn so với gen a qui định hạt dài; gen B qui định hạt đỏ là trội hoàn toàn so với gen b qui định hạt trắng. Hai cặp gen A, a và B, b phân li độc lập. Khi thu hoạch ờ một quần thể cân bằng di truyền, người ta thu được 63% hạt tròn đỏ; 21% hạt tròn trắng; 12% hạt dài đỏ; 4% hạt dài trắng. Tần số tương đối cùa các alen A, a, B, b trong quần thể lần lượt là:

A. A = 0,6; a = 0,4; B = 0,5; b = 0,5 B. A = 0,5; a = 0,5; B = 0,6; b = 0,4

C. A = 0,7; a = 0,3; B = 0,6; b = 0,4 D. A = 0,5; a = 0,5; B = 0,7: b = 0,3

Câu 8: Một người đàn ông có bổ mẹ bình thường và ông nội bị bệnh galacto huyết lấy 1 người vợ bình thường, có bố mẹ bình thường nhưng cô em gái bị bệnh galacto huyết. Người vợ hiện đang mang thai con đầu lòng. Biết bệnh galacto huyết do đột biến gen lặn trên NST thường qui định và mẹ của người đàn ông này không mang gen gây bệnh. Xác suất đứa con sinh ra bị bệnh galacto huyết là

A. 0,063 B. 0,083 C. 0,043 D. 0,111

Câu 9: Ở người bệnh mù màu và bệnh máu khó đông là do đột biến gen lặn trên NST X không có đoạn tương ứng trên Y. Nếu bố bình thường, mẹ bình thường có kiểu gen XAbXaB sinh con mắc cả hai bệnh trên thì giải thích nào sau đây là hợp lý nhất?

A. Chỉ xuất hiện ờ con trai do trong giảm phân của mẹ có xảy ra

B. Quá trình giảm phân của mẹ bị đột biến hoán vị gen

C. Trong quá trình giảm phân của người bố xuất hiện đột biến

D. Quá trình giảm phân của cả bố, mẹ bình thường và có xảy ra cặp NSTgiới tính không phân li hoán vị gen.

Câu 10: Những quá trình nào sau đây không tạo ra được biến dị di truyền?

A. Cấy truyền phôi và nhân bản vô tính động vật.

B. Chuyến gen từ tế bào thực vật vào tế bào vi khuẩn.

C. Cho lai hữu tính giữa các cá thể có kiểu gen khác nhau.

D. Dung hợp tế bào trần, nuôi cấy hạt phấn sau đó lưỡng bội hóa.

Đánh giá bài viết
1 1.553
Sắp xếp theo

    Luyện thi đại học khối B

    Xem thêm