Đề thi thử đại học môn Sinh 2014 trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ - Hà Nội
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh
Đề thi thử đại học môn Sinh 2014 trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ - Hà Nội bao gồm 100 câu trắc nghiệm, giúp các bạn học sinh tổng hợp lại các kiến thức đã học để chuẩn bị cho kì thi đại học sắp tới. Đây là tài liệu hữu ích cho các bạn ôn thi đại học khối B. Mời các bạn cùng tham khảo.
Tổng hợp trắc nghiệm Sinh học lớp 12
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học trường THPT Yên Thế, Bắc Giang
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học trường THPT Chuyên Đại học Vinh
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN SINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN HUỆ - HÀ NỘI
Thời gian làm bài thi: 90 phút không kể thời gian phát đề
Câu 1: Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định thân thấp, gen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với gen b quy định quả dài. Các cặp gen này nằm trên cùng 1 cặp NST. Cây dị hợp tử về 2 cặp gen giao phấn với cây thấp, quả tròn thu được đời con phân li theo tỉ lệ: 310 cây thân cao, quả tròn: 190 cây thân cao, quả dài: 440 cây thân thấp quả tròn: 60 cây thân thấp quả dài. Cho biết không có đột biến xảy ra. Tần số hoán vị giữa hai gen nói trên là:
A. 12% B. 60% C. 24% D. 36%
Câu 2: Trong chọn giống, các nhà khoa học có thể dùng biện pháp gây đột biến chuyển đoạn để chuyển những gen có lợi vào cùng 1 NST nhằm tạo ra các giống có những đặc điểm mong muốn. Đây là ý nghĩa thức tiễn của các hiện tượng di truyền nào?
A. Tương tác gen B. Liên kết gen
C. Hoán vị gen D. Liên kết gen và đột biến chuyển đoạn
Câu 3: Dạng đột biến nào sau đây làm thay đổi nhiều trật tự sắp xếp các axit amin trong chuỗi poolipeptit trong trường hợp gen không có đoạn intron?
A. Mất 3 cặp nucleotit ngay sau bộ ba mở đầu
B. Thay thế một cặp nucleeootit ở bộ ba sau mã mở đầu
C. Mất một cặp nucleotit ngay sau bộ ba mở đầu
D. Mất ba cặp nucleotit ở phía trước bộ ba kết thúc
Câu 4: Nguồn biến dị di truyền nào sau đây dùng phổ biến trong chọn giống vật nuôi và cây trồng?
A. Nguồn biến dị tổ hợp B. Nguồn biến dị đột biến
C. ADN tái tổ hợp và đột biến D. Nguồn ADN tái tổ hợp
Câu 5: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các gen phân li độc lập, gen trội là trội hoàn toàn và không có đột biến xảy ra. Tính theo lí thuyết, phép lai AaBbDdEe x AaBbDdEe cho đời con có kiểu hình mang 3 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ:
A. 7/128 B. 27/256 C. 9/128 D. 27/64
Câu 6: Điều nào sau đây không thỏa mãn là điều kiện của đơn vị tiến hóa cơ sở
A. Có tính toàn vẹn trong không gian và thời gian
B. Ổn định cấu trúc di truyền qua các thế hệ
C. Tồn tại thực trong tự nhiên
D. Biến đổi cấu trúc di truyền qua các thế hệ
Câu 7: Guanin dạng hiếm (G*) kết cặp với...(1) trong quá trình nhân đôi, tạo nên dạng đột biến....(II)... (I) và (II) lần lượt là:
A. Adenin, thay thế cặp G-X thành cặp T-A
B. Timin, thay thế cặp G-X thành cặp T-A
C. Timin, thay thế cặp G-X thành cặp A-T
D. Adenin, thay thế cặp G-X thành cặp A- T
Câu 8: Ở một loài thực vật, cho giao phấn giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng có kiểu gen đồng hợp lặn (P) thu được F1 gồm toàn cây hoa đỏ. Tiếp tục cho cây hoa đỏ F1 giao phấn trở lại với cây hoa trắng (P) thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 cây hoa trắng:1 cây hoa đỏ. Cho biết không có đột biến xảy ra, sự hình thành màu sắc hoa không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Có thể kết luận màu sắc hoa của loài trên do:
A. Hai gen không alen tương tác với nhau theo kiểu bổ sung quy
B. Một gen có 2 alen quy định, alen trội là trội hoàn toàn định
C. Một gen có 2 alen quy định, alen trội là trội không hoàn toàn
D. Hai gen không alen tương tác với nhau theo kiểu cộng gộp qui định
Câu 9: Người ta có thể tạo ra giống cà chua để vận chuyển đi xa hoặc bảo quản lâu dài mà không bị hỏng. Đây là thành tựu của:
A. Lai hữu tính B. Công nghệ gen
C. Gây đột biến nhân tạo D. Công nghệ tế bào
Câu 10: Vây cá mập, vây cá long ngư và cây cá voi là vì dụ về bằng chứng:
A. Cơ quan thoái hóa B. Cơ quan tương tự
C. Cơ quan tương đồng D. Phôi sinh học
(Còn tiếp)