Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử Quốc gia môn Văn lần 4 năm 2015

Đề thi thử quốc gia môn Văn lần 4 năm 2015 là đề do cô Phan Hồng Hạnh, trường THPT Chu Văn An, Hà Nội ra đề, là đề thi thử giúp các bạn hệ thống kiến thức môn Văn, luyện thi đại học môn Văn, ôn thi tốt nghiệp môn Văn rất hữu ích.

ĐỀ THI THỬ QUỐC GIA MÔN VĂN

ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi gồm có 01 trang)
ĐỀ THI THỬ KỲ THI THPT QUỐC GIA LẦN 4 NĂM 2015
Môn: NGỮ VĂN
Ngày thi: 10 tháng 02 năm 2015
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề

Câu I (2,0 điểm)

Đưa người, ta không đưa qua sông
Sao có tiếng sóng ở trong lòng
Bóng chiều không thắm, không vàng vọt
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?

(Tống biệt hành – Thâm Tâm, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2006, tr.58)

Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:

1. Đoạn thơ thể hiện tâm tư, tình cảm gì của tác giả? Đặt nhan đề cho đoạn thơ? (0,75 điểm).

2. Nhận xét về cách sử dụng thanh điệu trong hai câu thơ đầu? Sự sắp xếp những thanh điệu này góp phần thể hiện được điều gì trong tâm trạng của nhân vật trữ tình? (0,5 điểm).

3. Xác định các biện pháp tu từ cú pháp trong đoạn thơ và nêu hiệu quả nghệ thuật của chúng? (0,75 điểm).

Câu II (3,0 điểm)

Có ý kiến cho rằng: “Vào đại học là con đường lập thân duy nhất ”. Anh/chị có đồng tình với ý kiến trên không? Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ), trình bày suy nghĩ của mình về việc lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên hiện nay.

Câu III (5,0 điểm)

Nói về chủ đề của Truyện Tây Bắc, Tô Hoài đã từng tâm sự rằng: “Cuộc đấu tranh giai cấp, riêng ở Tây Bắc mang một sắc thái đặc biệt. Nhìn lướt qua, nơi thế lực phong kiến còn đương kéo lùi đất nước lại hàng trăm năm trước, chúng ta dễ tưởng những cảnh người ở đấy cứ muôn thuở lặng lẽ. Không, ở nơi rừng núi mơ màng ấy, các dân tộc đã không lặng lẽ chịu đựng. Họ đã thức tỉnh.” Bên cạnh đó, nhà văn cũng khẳng định: “Ở mỗi nhân vật và trùm lên tất cả miền Tây, tôi đã đưa vào một không khí vời vợi, làm cho đất nước và con người bay bổng lên hơn, rời bỏ được cái ám ảnh tủn mủn, lặt vặt, thường làm co quắp nhân vật, nhỏ bé vấn đề và khung cảnh đi. Không biết cắt nghĩa sao, nhưng tôi cho rằng ngay trong văn xuôi, cần phải đượm hồn thơ, có thế văn xuôi mới trong sáng cất cao”.

Từ cảm nhận của mình về tác phẩm Vợ chồng A Phủ, anh/ chị hãy bình luận các ý kiến trên của nhà văn Tô Hoài.

------- Hết ---------

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Đánh giá bài viết
1 824
Sắp xếp theo

    Luyện thi đại học khối C

    Xem thêm