Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia 2021 môn Văn trường Nguyễn Khuyến, Đồng Nai có đáp án

Đề thi thử Văn THPT Quốc gia 2021 có đáp án

Mời các bạn tham khảo Đề thi thử THPT Quốc gia 2021 môn Văn trường THPT Nguyễn Khuyến, Đồng Nai có đáp án do VnDoc sưu tầm và đăng tải sau đây. Tài liệu có đáp án cho các em tham khảo và ôn tập, chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia sắp tới đạt kết quả cao.

Đề thi thử THPT Quốc gia 2021 môn Văn trường THPT Nguyễn Khuyến, Đồng Nai với cấu trúc 2 phần: đọc hiểu và làm văn. Thí sinh làm đề trong thời gian 120 phút. Mời các bạn cùng tham khảo tại đây.

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau:

…“Đất nước

Của những dòng sông

Gọi tên nghe mát rượi tâm hồn

Ngọt lịm những giọng hò xứ sở

Trong sáng như trời xanh, mượt mà như nhung lụa

Đất nước

Của những người mẹ

Mặc áo thay vai

Hạt lúa củ khoai

Bền bỉ nuôi chồng, nuôi con chiến đấu

Đất nước

Của những người con gái con trai

Đẹp như hoa hồng, cứng như sắt thép

Xa nhau không hề rơi nước mắt

Nước mắt để dành cho ngày gặp mặt”…

(Trích “Chúng con chiến đấu cho người sống mãi Việt Nam ơi!”, Nam Hà)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào ? (0,5 điểm)

Câu 2. Tác giả đã dùng những hình ảnh nào để nói về đất nước ? (0,5 điểm)

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu thơ dưới đây:

“Đất nước

Của những người con gái con trai

Đẹp như hoa hồng, cứng như sắt thép”

(1,0 điểm)

Câu 4. Anh/chị hãy nhận xét về tình cảm của tác giả đối với đất nước được thể hiện trong đoạn trích. (1,0 điểm)

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề: Tuổi trẻ cần làm gì để thể hiện lòng yêu nước ?

Câu 2 (5,0 điểm)

“Hùng vĩ của Sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà nó còn là những cảnh đá bờ sông, dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời. Có vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia. Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện.

Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò Sông Đà nào tóm được qua đấy. Quãng này mà khinh suất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra.

Lại như quãng Tà Mường Vát phía dưới Sơn La. Trên sông bỗng có những cái hút nước giống như cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu. Nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc. Trên mặt cái hút xoáy tít đáy, cũng đang quay lừ lừ những cánh quạ đàn. Không thuyền nào dám men gần những cái hút nước ấy, thuyền nào qua cũng chèo nhanh để lướt quãng sông, y như là ô tô sang số ấn ga cho nhanh để vút qua một quãng đường mượn cạp ra ngoài bờ vực. Chèo nhanh và tay lái cho vững mà phóng qua cái giếng sâu, những cái giếng sâu nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào. Nhiều bè gỗ rừng đi nghênh ngang vô ý là những cái giếng hút ấy nó lôi tuột xuống. Có những thuyền đã bị cái hút nó hút xuống, thuyền trồng ngay cây chuối ngược rồi vụt biến đi, bị dìm và đi ngầm dưới lòng sông đến mươi phút sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sông dưới”…

(Trích “Người lái đò Sông Đà”, Nguyễn Tuân,

Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo Dục Việt Nam 2020, tr. 186-187)

Cảm nhận của anh/chị về nét tính cách dữ dội và hung bạo của con sông Đà được thể hiện qua đoạn trích trên. Từ đó nhận xét về chất tài hoa uyên bác trong tùy bút của Nguyễn Tuân.

Đáp án đề thi thử THPT quốc gia 2021 môn văn Nguyễn Khuyến

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

1. Đoạn trích được viết theo thể thơ: Tự do

2. Tác giả dùng những hình ảnh: dòng sông; những người mẹ; những người con gái, con trai để nói về đất nước.

3.

- Biện pháp tu từ: So sánh / Liệt kê (0,25)

- Tác dụng: Làm nổi bật vẻ đẹp của tuổi trẻ Việt Nam. Họ vừa đẹp lại vừa anh dũng, kiên cường (0,75)

4. Tác giả ca ngợi vẻ đẹp của đất nước, con người Việt Nam. Qua đó thể hiện lòng yêu mến, niềm tự hào đối với đất nước.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp, móc xích hoặc song hành.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Tuổi trẻ cần làm gì để thể hiện lòng yêu nước?

c. Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề cần nghị luận, nhưng phải đúng trọng tâm mà đề bài yêu cầu. Tham khảo:

- Tuổi trẻ cần ghi nhớ truyền thống hào hùng của dân tộc; ghi nhớ công ơn của các bậc tiền nhân.

- Tuổi trẻ cần ra sức học tập, rèn luyện để trở thành người có ích cho xã hội.

- Tuổi trẻ cần tham gia tích cực vào các hoạt động góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước.

- Tuổi trẻ cần có trách nhiệm đấu tranh chống lại những vấn đề tiêu cực trong xã hội.

v.v...

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ

Câu 2 (5,0 điểm):

1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề; thân bài triển khai được vấn đề; kết bài khái quát được vấn đề.

2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

- Cảm nhận về nét tính cách dữ dội và hung bạo của con sông Đà.

- Nhận xét về chất tài hoa uyên bác trong tùy bút của Nguyễn Tuân.

3. Triển khai vấn đề nghị luận:

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:

a. Nêu những nét khái quát về tác giả, tác phẩm

b. Cảm nhận về tính cách dữ dội và hung bạo của con sông Đà:

- Một trong những chi tiết đầu tiên gợi lên sự dữ dội và hung bạo của con sông Đà là “cảnh đá bờ sông dựng vách thành”. Cụm từ “vách thành” làm hiện lên trước mắt người đọc hình ảnh hai bờ sông Đà với vách đá như thành cao, vực thẳm như hào sâu. Độ cao của bờ sông Đà còn được Nguyễn Tuân tiếp tục gợi tả qua những chi tiết như: “mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời”, “ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh”… Không chỉ cao và sâu, hai bờ sông Đà có lúc còn rất hẹp, bờ đá ép lòng sông đến nghẹt thở, có quãng “vách đá thành chẹt lòng sông như một cái yết hầu” đến nỗi “đứng bên này bờ “nhẹ tay ném hòn đá sang bên kia vách”, có chỗ con hươu con nai đã có lần nhảy qua.

- Sự hung bạo của sông Đà tiếp tục được đẩy cao hơn trong đoạn văn miêu tả cảnh mặt ghềnh Hát Loóng: Cụm từ ngữ “hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió” với nhịp ngắt ngắn, nhanh, dồn dập, hình ảnh điệp nối tiếp luân chuyển, thế chỗ cho nhau đã tái hiện sức mạnh dữ dội của nước, sóng, gió cùng với đá sông Đà. Điệp từ “xô” lặp lại ba lần gây ấn tượng về sự chuyển động khủng khiếp, gợi liên tưởng đến những con sóng chồm lên nhau theo chiều ngang, vút lên theo chiều dọc rồi đổ ập xuống. Từ láy “gùn ghè” thể hiện sự hung hãn, trái tính trái nết của dòng sông, “lúc nào cũng như đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò nào tóm được qua quãng ấy”.

- Đem lại ấn tượng mạnh mẽ hơn nữa cho tính cách hung bạo của sông Đà là hình ảnh những cái hút nước trên sông: Hình ảnh so sánh “những cái hút nước” như những “cái giếng bê tông xoáy tít đáy”, so sánh âm thanh hút nước “thở và kêu như cửa cống cái bị sặc”, “nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào” làm cho hình ảnh cái hút nước hiện lên như một con quái vật đang giận dữ. Hình ảnh liên tưởng mép rìa của hút nước như “quãng đường mượn cạp ngoài bờ vực”, hình ảnh những con thuyền bị hút nước ấy hút vào, thuyền “trồng ngay cây chuối ngược rồi vụt biến đi”, bị dìm dưới lòng sông và mươi phút sau thấy “tan xác ở khuỷnh sông dưới” tạo cho người đọc cảm giác hãi hùng nếu phải đi thuyền qua đây.

c. Nhận xét về chất tài hoa uyên bác trong tùy bút của Nguyễn Tuân:

- Sử dụng nhiều so sánh, liên tưởng để gợi tả hình ảnh một cách chân thực, rõ nét.

- Sử dụng ngôn ngữ điêu luyện, tài tình

- Vận dụng kiến thức của nhiều lĩnh vực

4. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt

5. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

-/-

........................

Ngoài Đề thi thử THPT Quốc gia 2021 môn Văn trường THPT Nguyễn Khuyến, Đồng Nai có đáp án, mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Toán 12, Tiếng Anh 12, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12... được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Thi THPT Quốc gia môn Văn

    Xem thêm