Đề thi thử THPT Quốc gia lần 3 năm 2015 môn Sinh học trường THPT Chuyên Đại học Vinh, Nghệ An
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học
Đề thi thử THPT Quốc gia lần 3 năm 2015 môn Sinh học trường THPT Chuyên Đại học Vinh, Nghệ An là đề thi thử đại học môn Sinh có đáp án kèm theo. Hi vọng tài liệu này giúp các bạn ôn thi tốt nghiệp môn Sinh, luyện thi đại học khối B hiệu quả hơn.
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh lần 1 năm 2015 trường THPT Chuyên Đại học Vinh, Nghệ An
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học lần 5 năm 2015 trường THPT Liễn Sơn, Vĩnh Phúc
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH | ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA, LẦN 3 NĂM 2015 | |
| Mã đề thi 133 |
Họ, tên thí sinh: ............................................................ Số báo danh: ........................
Câu 1: Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao cây do ba cặp gen (A,a; B,b; D,d) tương tác cộng gộp quy định, trong đó mỗi alen trội làm chiều cao cây tăng thêm 10 cm. Đem lai cây cao nhất có chiều cao 210 cm với cây thấp nhất thu được F1. Cho F1 lai với cây có kiểu gen AabbDd thì ở F2 có bao nhiêu kiểu gen quy định cây cao 170 cm?
A. 4. B. 2. C. 5. D. 6.
Câu 2: Kích thước của quần thể sinh vật là
A. số lượng cá thể phân bố trong khoảng không gian của quần thể.
B. số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể.
C. số lượng các cá thể (hoặc khối lượng hoặc năng lượng tích lũy trong các cá thể) phân bố trong khoảng không gian của quần thể.
D. số lượng cá thể nhiều nhất mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
Câu 3: Ở một loài côn trùng ngẫu phối, alen A quy định thân đen, alen a quy định thân trắng. Một quần thể ban đầu (P) có tần số alen A và a lần lượt là 0,4 và 0,6. Do môi trường bị ô nhiễm nên bắt đầu từ đời F1, khả năng sống sót của các kiểu hình trội đều bằng nhau và bằng 25%, khả năng sống sót của kiểu hình lặn là 50%. Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Thế hệ hợp tử F1 có tỉ lệ kiểu gen là 0,04AA : 0,12Aa : 0,18aa.
B. Thế hệ hợp tử F2 có tỉ lệ kiểu gen là 0,09AA : 0,41Aa : 0,5aa.
C. Thế hệ F1 trưởng thành có tỉ lệ kiểu gen là 0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa.
D. Thế hệ F2 trưởng thành có tỉ lệ kiểu gen là 0,09AA : 0,41Aa : 0,5aa.
Câu 4: Khi nói về vai trò của đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể đối với tiến hóa và chọn giống, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Đột biến lặp đoạn tạo điều kiện cho đột biến gen phát sinh gen mới.
B. Dùng đột biến mất đoạn nhỏ để loại bỏ những gen không mong muốn ra khỏi cơ thể động vật.
C. Đột biến đảo đoạn góp phần tạo nên các nòi trong loài.
D. Có thể dùng đột biến chuyển đoạn tạo các dòng côn trùng giảm khả năng sinh sản.
Câu 5: Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ, alen a quy định quả vàng. Một vườn cà chua gồm 500 cây có kiểu gen AA, 400 cây có kiểu gen Aa và 100 cây có kiểu gen aa. Biết rằng không có đột biến xảy ra. Khi cho các cây cà chua giao phấn tự do với nhau, thì tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1 là
A. 91% quả đỏ : 9% quả vàng. B. 70% quả đỏ : 30% quả vàng.
C. 9% quả đỏ : 91% quả vàng. D. 30% quả đỏ : 70% quả vàng.
Câu 6: Ở loài ruồi Drosophila, các con đực sống ở một khu vực có tập tính giao hoan tinh tế như tập tính đánh đuổi con đực khác và các kiểu di chuyển đặc trưng để thu hút con cái. Đây là kiểu cách li
A. cách li tập tính. B. cách li nơi ở. C. cách li mùa vụ. D. cách li cơ học.
Câu 7: Thành phần nào sau đây có thể không xuất hiện trong một hệ sinh thái?
A. Nhân tố khí hậu. B. Động vật ăn cỏ và động vật ăn thịt.
C. Các nhân tố vô sinh và hữu sinh. D. Cây xanh và các nhóm vi sinh vật phân hủy.
Câu 8: Trong quần xã, các mối quan hệ đem lại lợi ích hoặc ít nhất không có hại cho các loài khác gồm:
A. cộng sinh, hợp tác, kí sinh - vật chủ. B. cộng sinh, ức chế - cảm nhiễm, hội sinh.
C. cộng sinh, hợp tác, hội sinh. D. cộng sinh, cạnh tranh, hội sinh.
Câu 9: Ở một loài thực vật, cho lai hai cây hoa trắng thuần chủng (P) thu được F1 100% cây hoa trắng. Cho F1 giao phấn với nhau thu được F2 gồm 392 cây hoa trắng và 91 cây hoa đỏ. Nếu cho F1 giao phấn với cây hoa đỏ ở F2 thì đời con có kiểu gen đồng hợp lặn chiếm tỉ lệ là
A. 1/4. B. 1/2. C. 1/12. D. 1/8.
Câu 10: Khi nói về cơ chế dịch mã ở sinh vật nhân thực nhận định nào sau đây không đúng?
A. Quá trình dịch mã diễn ra ở tế bào chất.
B. Trong quá trình dịch mã, ribôxôm di chuyển trên mARN theo chiều 3’→ 5’.
C. Trên một phân tử mARN, tại một thời điểm có nhiều ribôxôm cùng tham gia dịch mã.
D. Axit amin mở đầu trong quá trình dịch mã là mêtiônin.
Câu 11: Một trình tự các nuclêôtit trên mạch bổ sung của phân tử ADN 3’...TTA XGT ATG GXT AAG...5’ mã hóa cho một đoạn pôlipeptit gồm 5 axit amin. Tính theo chiều 3’5’ của mạch trên thì sự thay thế một nuclêôtit nào sau đây sẽ làm cho đoạn pôlipeptit chỉ còn lại 3 axit amin?
A. Thay thế G ở bộ ba thứ tư bằng A. B. Thay thế G ở bộ ba thứ hai bằng U.
C. Thay thế X ở bộ ba thứ tư bằng A. D. Thay thế X ở bộ ba thứ hai bằng A.
Câu 12: Ở cà chua, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định quả vàng. Cho cây cà chua thân cao, quả đỏ lai với cây cà chua thân thấp, quả vàng thu được F1. Tiếp tục cho F1 giao phấn với nhau thu được F2 phân li theo tỉ lệ 75% cây thân cao, quả đỏ : 25% cây thân thấp, quả vàng. Để F2 thu được số kiểu gen, số kiểu hình ít nhất cho F1 giao phấn với cây có kiểu gen
A. AB/ab. B. AB/Ab. C. ab/ab. D. AB/AB.
Câu 13: Mắt xích có mức năng lượng cao nhất trong một chuỗi thức ăn là
A. sinh vật sản xuất. B. sinh vật tiêu thụ bậc hai.
C. sinh vật phân giải. D. sinh vật tiêu thụ bậc một.
Câu 14: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên có vai trò
A. vừa tạo ra các kiểu gen thích nghi, vừa giữ lại các kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi.
B. tạo ra các cơ thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi.
C. tạo ra các kiểu gen mới thích nghi với môi trường.
D. sàng lọc, giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi.
Câu 15: Trong diễn thế nguyên sinh, đặc điểm nào sau đây không phải là xu hướng biến đổi chính?
A. Chuỗi thức ăn ngày càng phức tạp, trong đó chuỗi thức ăn mở đầu bằng mùn bã hữu cơ ngày càng đóng vai trò quan trọng.
B. Các loài có tuổi thọ thấp, kích thước cơ thể nhỏ có xu hướng thay thế các loài có tuổi thọ cao, kích thước cơ thể lớn.
C. Giới hạn sinh thái của mỗi loài ngày càng thu hẹp, môi trường trở nên ổn định hơn.
D. Số lượng loài càng tăng, số lượng cá thể của mỗi loài ngày càng giảm.
Câu 16: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, quan hệ trội lặn hoàn toàn. Xét các phép lai:
(1) AaBbdd × AaBBdd. (2) AAbbDd × AaBBDd.
(3) Aabbdd × aaBbDD. (4) aaBbdd × AaBbdd.
(5) aabbdd × AaBbDd. (6) AaBbDd × AabbDD.
Có bao nhiêu phép lai cho tỉ lệ kiểu hình 3 : 3 : 1 : 1?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 17: Cho lai ruồi giấm có kiểu gen XDXd với ruồi giấm có kiểu gen XDY thu được F1 có kiểu gen đồng hợp lặn về cả ba cặp gen trên chiếm tỉ lệ 4,375%. Ở con cái giao tử ABXd chiếm tỉ lệ là
A. 0,15. B. 0,075. C. 0,175. D. 0,25.
Câu 18: Trong quy luật di truyền liên kết với giới tính, phép lai thuận nghịch cho kết quả
A. tỉ lệ phân li kiểu hình ở hai giới giống nhau.
B. tỉ lệ phân li kiểu hình khác nhau ở hai giới.
C. con lai F1 đồng tính và chỉ biểu hiện tính trạng một bên bố hoặc mẹ.
D. con lai luôn có kiểu hình giống mẹ.
Câu 19: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về hệ sinh thái?
A. Chức năng của hệ sinh thái không giống với chức năng của một cơ thể vì chúng có mối quan hệ bên trong, không có sự trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường bên ngoài.
B. Kích thước của một hệ sinh thái rất đa dạng, có thể nhỏ như một giọt nước ao nhưng cũng có thể vô cùng lớn như trái đất.
C. Trong hệ sinh thái có các chu trình trao đổi vật chất.
D. Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và môi trường vô sinh của quần xã, trong đó các sinh vật luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với thành phần vô sinh của sinh cảnh.
Câu 20: Khi cho hai cây thuần chủng (P) lai với nhau, F1 thu được 100% cây thân cao. Tiếp tục cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 gồm 324 cây thân cao và 252 cây thân thấp. Biết tính trạng chiều cao cây do hai cặp gen A,a; B,b quy định. Kiểu gen của (P) và quy luật di truyền chi phối phép lai trên là
A. P: AaBb × Aabb hoặc AABb × aaBb, quy luật tương tác bổ sung.
B. P: AABB × aabb hoặc AAbb × aaBB, quy luật phân li độc lập.
C. P: AABB × aabb hoặc Aabb × AaBb, quy luật tương tác bổ sung.
D. P: AABB × aabb hoặc AAbb × aaBB, quy luật tương tác bổ sung.
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học
1 | C | 11 | D | 21 | D | 31 | B | 41 | B |
2 | C | 12 | D | 22 | C | 32 | C | 42 | A |
3 | B | 13 | A | 23 | D | 33 | A | 43 | D |
4 | B | 14 | D | 24 | C | 34 | B | 44 | C |
5 | A | 15 | B | 25 | D | 35 | D | 45 | A |
6 | A | 16 | A | 26 | B | 36 | A | 46 | A |
7 | B | 17 | C | 27 | C | 37 | A | 47 | C |
8 | C | 18 | B | 28 | A | 38 | C | 48 | A |
9 | C | 19 | A | 29 | D | 39 | D | 49 | B |
10 | B | 20 | D | 30 | D | 40 | B | 50 | A |