Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 môn Sinh học trường THPT Nguyễn Khuyến, TP. Hồ Chí Minh

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 môn Sinh học trường THPT Nguyễn Khuyến, TP. Hồ Chí Minh có đáp án là tài liệu tham khảo, học tập môn Sinh hữu ích dành cho các bạn ôn thi THPT Quốc gia môn Sinh, luyện thi đại học môn Sinh. Mời các bạn cùng tham khảo.

Đề thi thử Quốc gia lần 1 năm 2015 môn Hóa học trường THPT Nguyễn Khuyến

Thi thử THPT Quốc gia tại TP. HCM: Đề thi, đáp án môn Sinh học năm 2015

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học

SỞ GD&ĐT TP.HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG THCS&THPT NGUYỄN KHUYẾN

ĐỀ THI THỬ QUỐC GIA (2014 – 2015) – MÔN: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề
(Đề có 50 câu – 05 trang)

Mã đề thi 511

Họ, tên thí sinh:………………………………………….

Số báo danh:……………………………………………..

Câu 1. Dựa vào sắc tố của các loại tảo thì nhóm tảo có khả năng quang hợp ở lớp nước sâu nhất là

A. tảo nâu. B. tảo đỏ. C. tảo vàng. D. tảo lục.

Câu 2. Loại đột biến được dùng để tăng lượng đạm trong dầu cây hướng dương là

A. Lặp Đoạn. B. Mất đoạn.

C. Đảo đoạn ngoài tâm động. D. Chuyển đoạn không tương hỗ.

Câu 3. Một mARN nhân tạo có 3 loại nu với tỉ lệ A:U:G = 5:3:2. Tỉ lệ bộ mã luôn chứa 2 trong 3 loại nu nói trên :

A. 66% B. 81%. C. 68% D. 78%

Câu 4. Có nhiều phương pháp để tạo ra các giống cây đậu phọng có năng suất cao, phẩm chất tốt, chống chịu tốt,…Nhưng người ta thường không sử dụng phương pháp

A. gây đột biến nhân tạo bằng cônsixin. B. chuyển gen của người vào cây đậu phộng.

C. lai khác dòng để tạo ưu thế lai. D. gây đột biến nhân tạo bằng tia phóng xạ.

Câu 5. Hiện tượng số lượng cá thể của 1 loài trong tự nhiên không tăng quá cao hoặc không giảm quá thấp, bị khống chế ở 1 mức nhất định dẫn đến

A. biến động số lượng bất thường. B. diễn thế sinh thái.

C. cân bằng sinh học trong quần thể. D. phá vỡ quan hệ giữa các loài trong quần xã.

Câu 6. Các loài chim khác nhau có thể sống với nhau trên một tán cây, kết luận nào sau đây là đúng?

A. Các loài thường sống chung với nhau để chống lại các điều kiện bất lợi của môi trường.

B. Các loài cùng nhau tìm kiếm một loại thức ăn nên không cạnh tranh về thức ăn và nơi ở.

C. Các loài thường có xu hướng sống quần tụ bên nhau để chống kẻ thù.

D. Các loài không trùng nhau về ổ sinh thái dinh dưỡng, nơi ở đủ để dung nạp số lượng chung của chúng.

Câu 7. Ở ruồi giấm: gen A quy định mắt đỏ, alen a - mắt lựu; gen B - cánh bình thường; alen b - cánh xẻ. Hai cặp gen này cùng nằm trên cặp NST giới tính X. Kết quả của 1 phép lai như sau:

Ruồi ♂ F1: 7,5 % mắt đỏ, cánh bình thường: 7,5 % mắt lựu, cách xẻ: 42,5 % mắt đỏ, cách xẻ: 42,5 % mắt lựu, cánh bình thường.

Ruồi ♀ F1: 50 % mắt đỏ, cánh bình thường: 50 % mắt đỏ, cách xẻ.

Kiểu gen của ruồi ♀ P và tần số hoán vị gen là

A. XAb XaB; f=30 %. B. XAbXaB; f=15 %. C. XABXab; f=15 %. D. XAb XaB; f=7,5 %.

Câu 8. Trong lần giảm phân I ở người, có 10% số tế bào sinh tinh của bố có một cặp NST không phân li, 30% số tế bào sinh trứng của mẹ cũng có một cặp NST không phân li. Các cặp NST khác phân li bình thường, không có đột biến khác xảy ra. Xác suất để một người con trai duy nhất bị hội chứng Đao (không bị các hội chứng khác) là

A. 0,3695%. B. 0,0081%. C. 0,0322%. D. 0,7394%.

Câu 9. Vai trò của cơ chế cách li là

A. ngăn cản sự giao phối tự do, tăng cường sự phân hoá kiểu gen so với quần thể gốc.

B. nhân tố tiến hóa làm thay đổi tần số tương đối các alen của quần thể, từ đó tạo nên hệ gen mới.

C. nhân tố làm phân hóa kiểu gen của quần thể so với quần thể gốc.

D. ngăn cản sự giao phối tự do, tạo điều kiện cho quá trình nội phối.

Câu 10. Chọn lọc tự nhiên đã chọn lọc các đột biến, biến dị tổ hợp theo 1 hướng, tích luỹ các đột biến tương tự trong điều kiện sống giống nhau sẽ dẫn đến

A. phân li tính trạng. B. hình thành các cơ quan tương đồng.

C. đồng quy tính trạng. D. hình thành các cơ quan thoái hoá.

Câu 11. Kiểu phân bố các cá thể của quần thể có tác dụng làm giảm mức độ cạnh tranh là

A. phân bố ngẫu nhiên. B. phân bố theo nhóm.

C. phân bố ngẫu nhiên hoặc theo nhóm. D. phân bố đồng đều.

Câu 12. Ở thế hệ thứ nhất của một quần thể giao phối, tần số alen A ở cá thể đực là 0,9. Qua ngẫu phối, thế hệ thứ 2 của quần thể có cấu trúc di truyền là: P2 = 0,5625 AA + 0,375 Aa + 0,0625 aa. Nếu không có đột biến, di nhập gen và CLTN xảy ra trong quần thể thì cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ thứ nhất (P1) sẽ như thế nào?

A. 0,54 AA + 0,42 Aa + 0,04 aa. B. 0,5625 AA + 0,375 Aa + 0,0625 aa.

C. 0,81 AA + 0,18 Aa + 0,01 aa. D. 0,0625 AA + 0,375 Aa + 0,5625 aa.

Câu 13. Cho quần thể có cấu trúc di truyền như sau: P = 0,4 AABb + 0,4 AaBb + 0,2 aabb. Người ta cho quần thể trên tự thụ phấn bắt buộc liên tiếp qua 3 thế hệ. Tỉ lệ cơ thể mang hai cặp gen đồng hợp lặn ở F3

A. 324/640. B. 161/640. C. 49/640. D. 177/640.

Câu 14. Kết thúc của giai đoạn tiến hoá tiền sinh học là

A. hình thành mầm mống của những cơ thể sinh vật đầu tiên.

B. hình thành cơ thể đơn bào có cấu tạo đơn giản nhất.

C. hình thành cơ thể đa bào có cấu tạo đơn giản nhất.

D. hình thành các hợp chất hữu cơ từ các hợp chất vô cơ.

Câu 15. Một loài thực vật có bộ NST 2n = 10. Trên mỗi cặp NST, xét một gen có 2 alen. Do đột biến trong loài đã xuất hiện các dạng thể không tương ứng với các cặp NST. Theo lí thuyết, các thể không này có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen về các gen đang xét?

A. 405. B. 144. C. 81. D. 108.

Câu 16. Ở 1 loài thực vật chiều cao cây được quy định bởi 5 cặp gen không alen phân li độc lập tương tác cộng gộp, trong đó cứ mỗi alen trội làm cho chiều cao cây tăng thêm 5 cm so với gen lặn. Cho 2 cây đồng hợp trội và lặn lai với nhau thu được F1 tất cả đều cao 125 cm. Tiếp tục cho F1 giao phấn ngẫu nhiên với nhau được F2. Ở F2 tỉ lệ kiểu gen có số cặp gen đồng hợp trội gấp đôi số cặp gen đồng hợp lặn và tỉ lệ cây cao 130 cm là bao nhiêu? Biết rằng quá trình giảm phân và thụ tinh xảy ra bình thường, không có đột biến xảy ra.

A. 5/128 và 105/1024. B. 15/128 và 315/1536.

C. 15/256 và 105/512. D. 5/128 và 105/512.

Câu 17. Trong việc giải thích nguồn gốc chung của các loài sinh vật, vai trò chính thuộc về

A. các cơ chế cách li. B. quá trình phân li tính trạng.

C. quá trình giao phối và đột biến. D. chọn lọc tự nhiên.

Câu 18. Theo Đacuyn, nguyên nhân của sự tiến hoá là

A. chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật.

B. tác động trực tiếp của cơ thể sinh vật lên cơ thể sinh vật trong quá trình phát triển của cơ thể và của loài.

C. tác động của sự thay đổi ngoại cảnh hoặc thay đổi tập quán hoạt động ở động vật trong thời gian dài.

D. sự củng cố ngẫu nhiên các biến dị trung tính không liên quan với tác dụng của CLTN.

Câu 19. Phương thức hình thành loài mới bằng con đường sinh thái phổ biến ở

A. cả động vật và thực vật. B. thực vật và động vật ít di động.

C. tất cả các dạng sinh vật. D. chỉ ở thực vật.

Câu 20. Cặp NST số II ở 1 quần thể động vật có cấu trúc: AB*CDEF và ab*cdef. Kết quả giảm phân của một tế bào sinh dục đực (của một cá thể đột biến trong quần thể) thu được 4 loại giao tử, trong đó có 2 loại giao tử bình thường (AB*CDEF; ab*cdef) và 2 giao tử không có sức sống (AB*CFef; ab*cdED). Cơ chế tạo ra các giao tử trên là do

A. trao đổi chéo giữa 2 crômatit trong đó có cả 2 crômatit có mang chuyển đoạn tương hỗ.

B. trao đổi chéo kép giữa 2 crômatit trong đó có 1 crômatit có mang lặp đoạn.

C. trao đổi chéo giữa 2 crômatit không chị em trong đó có 1 crômatit có mang đảo đoạn.

D. trao đổi chéo giữa 2 crômatit chị em mang đảo đoạn.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học

01.B, 02.A, 03.A, 04.A, 05.C, 06.D, 07.B, 08.A, 09.A, 10.C,
11.D, 12.A, 13.D, 14.A, 15.A, 16.D, 17.B, 18.A, 19.B, 20.C,
21.C, 22.A, 23.C, 24.C, 25.C, 26.B, 27.B, 28.C, 29.C, 30.A,
31.C, 32.A, 33.B, 34.A, 35.B, 36.A, 37.C, 38.A, 39.A, 40.A,
41.A, 42.B, 43.D, 44.B, 45.A, 46.B, 47.A, 48.B, 49.B, 50.A.

Đánh giá bài viết
1 2.084
Sắp xếp theo

    Môn Sinh khối B

    Xem thêm