Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học lần 2 năm 2015 trường THPT Thuận Thành số 2, Bắc Ninh

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học lần 2 năm 2015 trường THPT Thuận Thành số 2, Bắc Ninh là đề thi thử Quốc gia 2015 môn Sinh có đáp án. Đây là tài liệu ôn thi môn Sinh học hữu ích dành cho các bạn học sinh đang chuẩn bị bước vào kỳ thi THPT Quốc gia 2015. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán lần 2 năm 2015 trường THPT Thuận Thành số 2, Bắc Ninh

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học

TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 2

Mã đề thi 138
(Đề thi gồm có 06 trang)

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2015
Môn: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 90 phút
(50 câu trắc nghiệm)

Câu 1: Ở một quần thể tự phối, thế hệ xuất phát có tỉ lệ kiểu gen là 0,3AA: 0,6Aa: 0,1aa. Theo lí thuyết, ở thế hệ F2 loại kiểu gen AA chiếm tỉ lệ

A. 52,5% B. 56,25% C. 50% D. 22,5%

Câu 2: Khi nói về hoạt động của các enzim trong các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Enzim ARN pôlimeraza có khả năng tháo xoắn và tách 2 mạch của phân tử ADN.

B. Enzim ligaza có chức năng lắp ráp các nuclêôtit tự do của môi trường vào các đoạn Okazaki.

C. Enzim ADN pôlimeraza có khả năng tháo xoắn và xúc tác cho quá trình nhân đôi của ADN.

D. Enzim ADN pôlimeraza có chức năng tổng hợp nuclêôtit đầu tiên và mở đầu mạch mới.

Câu 3: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng và alen trội là trội hoàn toàn. Xét 6 phép lai:

Nếu không có đột biến và các loại giao tử được thụ tinh với xác suất như nhau, các loại hợp tử có tỉ lệ sống sót như nhau thì trong 6 phép lai nói trên, số lượng phép lai mà đời con có 4 loại kiểu hình với tỉ lệ 1:1:1:1 là

A. 3 phép lai B. 4 phép lai C. 2 phép lai D. 5 phép lai

Câu 4: Nếu chỉ xét riêng từng nhân tố thì nhân tố tiến hóa nào sau đây làm thay đổi tần số alen của quần thể với tốc độ chậm nhất?

A. Chọn lọc tự nhiên. B. Các yếu tố ngẫu nhiên. C. Đột biến. D. Di – nhập gen.

Câu 5: Biết mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, các gen phân li độc lập. Ở đời con của phép lai AaBBDd x AaBbdd, có số loại kiểu gen và số loại kiểu hình lần lượt là

A. 8 và 27 B. 27 và 8 C. 18 và 4 D. 12 và 4

Câu 6: Khi nói về cấu trúc tuổi của quần thể, kết luận nào sau đây đúng?

A. Ở tất cả các quần thể, nhóm tuổi đang sinh sản luôn có số lượng cá thể nhiều hơn nhóm tuổi sau sinh sản.

B. Cấu trúc tuổi của quần thể thường thay đổi theo chu kì mùa. Ở loài có vùng phân bố rộng thì thường có cấu trúc tuổi phức tạp hơn loài có vùng phân bố hẹp.

C. Khi số lượng cá thể của nhóm tuổi sau sinh sản ít hơn số lượng cá thể của nhóm tuổi trước sinh sản thì quần thể đang phát triển.

D. Quần thể sẽ diệt vong nếu số lượng cá thể ở nhóm tuổi trước sinh sản ít hơn số lượng cá thể ở nhóm tuổi đang sinh sản.

Câu 7: Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do gen A có 3 alen là A, a, a1 quy định theo thứ tự trội – lặn là A > a > a1. Trong đó A quy định hoa đỏ, a quy định hoa vàng, a1 quy định hoa trắng. Khi cho thể tứ bội có kiểu gen Aaa1a1 tự thụ phấn thu được F1. Nếu cây tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường thì theo lí thuyết, loại cây có hoa vàng ở đời con chiếm tỉ lệ

A. 1/6 B. 2/9 C. 1/9 D. 1/4

Câu 8: Một gen có 1824 liên kết hiđrô. Trên mạch một của gen có T = A; X = 2T; G = 3A. Gen bị đột biến điểm làm giảm 1 liên kết hiđrô. Số nuclêôtit loại A của gen đột biến là

A. 95 B. 97 C. 191 D. 193

Câu 9: Một quần thể có thành phần kiểu gen 30%AA : 70%aa, sau nhiều thế hệ thành phần kiểu gen cũng không thay đổi. Kết luận nào sau đây không đúng?

A. Đây là quần thể của một loài giao phối.

B. Quần thể này có tính đa hình di truyền rất thấp.

C. Khi điều kiện sống thay đổi, quần thể này dễ bị tuyệt diệt.

D. Đây là quần thể của một loài tự phối hoặc loài sinh sản vô tính.

Câu 10: Cho sơ đồ phả hệ mô tả sự di truyền một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định, alen trội là trội hoàn toàn.

Biết rằng không xảy ra đột biến và bố của người đàn ông ở thế hệ thứ III không mang alen gây bệnh. Xác suất người con đầu lòng của cặp vợ chồng ở thế hệ thứ III bị bệnh là

A. 25% B. 11,11% C. 5,55% D. 2,78%

Câu 11: Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp thu được kết quả như sau:

Thế hệ

Kiểu gen AA

Kiểu gen Aa

Kiểu gen aa

F1

0,49

0,42

0,09

F2

0,49

0,42

0,09

F3

0,4

0,2

0,4

F4

0,25

0,5

0,25

F5

0,25

0,5

0,25

Quần thể đang chịu tác động của nhân tố tiến hóa nào sau đây?

A. Các yếu tố ngẫu nhiên. B. Giao phối không ngẫu nhiên.

C. Chọn lọc tự nhiên. D. Đột biến gen.

Câu 12: Ở một loài thực vật, kiểu gen AA quy định hoa đỏ, kiểu gen Aa quy định hoa hồng, kiểu gen aa quy định hoa trắng. Quần thể có tỉ lệ kiểu hình nào sau đây đang có cấu trúc di truyền cân bằng theo định luật Hacđi – Vanbec?

A. 50% cây hoa đỏ: 50% cây hoa trắng.

B. 25% cây hoa đỏ: 50% cây hoa trắng: 25% cây hoa hồng.

C. 75% cây hoa hồng: 25% cây hoa trắng.

D. 16% cây hoa đỏ: 48% cây hoa hồng: 36% cây hoa trắng.

Câu 13: Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở quá trình phiên mã của sinh vật nhân chuẩn mà không có ở phiên mã của sinh vật nhân sơ?

A. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung.

B. Sau phiên mã, phân tử mARN được cắt bỏ các đoạn intron.

C. Chỉ có mạch gốc của gen được dùng để làm khuôn tổng hợp ARN.

D. Chịu sự điều khiển của hệ thống điều hòa phiên mã.

Câu 14: Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong. Xét các nguyên nhân sau đây:

(1) Số lượng cá thể quá ít nên sự giao phối gần thường xảy ra, đe dọa sự tồn tại của quần thể.

(2) Sự hỗ trợ giữa các cá thể bị giảm, quần thể không có khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường.

(3) Khả năng sinh sản giảm do cá thể đực ít có cơ hội gặp nhau với cá thể cái.

(4) Sự cạnh tranh cùng loài làm giảm số lượng cá thể của loài dẫn tới diệt vong.
Có bao nhiêu nguyên nhân đúng?

A. 3 B. 2 C. 1 D. 4

Câu 15: Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 36. Một tế bào sinh dục chín của thể đột biến một nhiễm kép tiến hành giảm phân. Nếu các cặp nhiễm sắc thể đều phân li bình thường thì ở kì sau của giảm phân I, trong tế bào có bao nhiêu nhiễm sắc thể?

A. 38 B. 18 C. 36 D. 34

Câu 16: Cho biết hai gen A và B cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể và cách nhau 40cM. Một tế bào sinh tinh có kiểu gen tiến hành giảm phân, theo lí thuyết sẽ tạo ra loại giao tử Ab với tỉ lệ

A. 25% B. 50% hoặc 25% C. 30% D. 20%

Câu 17: Ở một quần thể của một loài động vật, gen A nằm trên nhiễm sắc thể X (không có alen tương ứng trên Y) có 4 alen, gen B nằm trên nhiễm sắc thể Y (không có alen tương ứng trên X) có 5 alen. Gen D nằm trên nhiễm sắc thể thường có 6 alen. Trong trường hợp không có đột biến mới, số loại kiểu gen tối đa được tạo ra về ba gen A, B và D trong quần thể của loài này là

A. 630 B. 51 C. 120 D. 270

Câu 18: Ở một loài thực vật lưỡng bội, sự hình thành màu hoa do 2 cặp gen Aa và Bb quy định và được mô tả theo sơ đồ:

Alen a và alen b không có khả năng phiên mã nên không tổng hợp được prôtêin. Theo lí thuyết, ở đời con của phép lai AaBb x aaBb có tỉ lệ kiểu hình là

A. 1 trắng : 3 vàng : 4 đỏ. B. 4 trắng : 3 vàng : 1 đỏ.

C. 2 trắng : 3 vàng : 3 đỏ. D. 3 trắng : 4 vàng : 1 đỏ.

Câu 19: Đoạn mạch thứ nhất của gen có trình tự các nuclêôtit là 5’-TAXGXXAGTXATGXA-3’. Gen nhân đôi 2 lần, số nuclêôtit mỗi loại mà môi trường cung cấp là

A. A = T= 24; G = X = 21. B. A = T= 9; G = X = 15.

C. A = T= 12; G = X = 9. D. A = T= 21; G = X = 24.

Câu 20: Thế hệ xuất phát của một quần thể ngẫu phối có 400 cá thể đực mang kiểu gen AA, 300 cá thể cái mang kiểu gen Aa, 300 cá thể cái mang kiểu gen aa. Khi đạt trạng thái cân bằng di truyền, kiểu gen Aa chiếm tỉ lệ

A. 0,25 B. 0,75 C. 0,46875 D. 0,495

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học

1

A

11

A

21

C

31

C

41

D

2

A

12

D

22

D

32

C

42

B

3

B

13

B

23

C

33

B

43

B

4

C

14

A

24

A

34

C

44

D

5

D

15

D

25

C

35

A

45

D

6

B

16

B

26

B

36

D

46

A

7

B

17

A

27

D

37

C

47

C

8

D

18

B

28

B

38

A

48

A

9

A

19

D

29

A

39

B

49

B

10

C

20

C

30

D

40

A

50

C

Đánh giá bài viết
1 1.171
Sắp xếp theo

Môn Sinh khối B

Xem thêm