Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử Quốc gia lần 2 năm 2015 môn Sinh học trường THPT Tĩnh Gia 1, Thanh Hóa

Đề thi thử Quốc gia lần 2 năm 2015 môn Sinh học trường THPT Tĩnh Gia 1, Thanh Hóa là đề thi thử môn Sinh có chất lượng, bao gồm đề thi và đáp án thi thử quốc gia 2015 của trường Tĩnh Gia 1, Thanh Hóa. Hi vọng bộ tài liệu này giúp các bạn ôn thi THPT Quốc gia, ôn thi đại học có hiệu quả.

Đề thi thử Quốc gia lần 2 năm 2015 môn Hóa học trường THPT Tĩnh Gia 1, Thanh Hóa

Đề thi thử Quốc gia lần 2 năm 2015 môn Toán trường THPT Tĩnh Gia 1, Thanh Hóa

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học

SỞ GD & ĐT THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT TĨNH GIA 1


ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ÔN THI QG
Môn: Sinh học. Năm học: 2014-2015
(Thời gian làm bài: 90’, không kể thời gian giao đề)
(Đề thi gồm 6 trang)

Họ và tên thí sinh:…………………………..

Số báo danh:…………………………………..

Mã đề: 123

Câu 1: Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua 4 thế hệ liên tiếp thu được kết quả như sau:

Thế hệKiểu gen AAKiểu gen AaKiểu gen aa
F10,490,420,09
F20,360,480,16
F30,250,50,25
F40,160,480,36


Quần thể đang chịu tác động của nhân tố tiến hóa nào sau đây?

A. Đột biến. B. Chon loc tư nhiên

C. Các yếu tố ngẫu nhiên. D. Giao phối không ngẫu nhiên.

Câu 2: Người ta tổng hợp mARN nhân tạo từ hỗn hợp ribônuclêôtit với tỉ lệ 2A: 3U. Số loại bộ ba mã hoá được tạo thành (mã hoá cho các axit amin) và tỉ lệ bộ ba AUA là.

A. 7 và 12/125 B. 7 và 24/125 C. 8 và 3/64 D. 8 và 12/125

Câu 3: Nội dung nào sau đây là không đúng khi nói về điều hòa hoạt động gen?

A. Điều hòa hoạt động của gen không liên quan đến chất cảm ứng

B. Điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ chủ yếu diễn ra ở giai đoạn phiên mã.

C. Điều hòa hoạt động của gen có liên quan đến gen điều hòa.

D. Điều hòa hoạt động gen chính là điều hòa lượng sản phẩm của gen được tạo ra.

Câu 4: Xét các biện pháp tạo giống sau đây:

(1) Dung hợp tế bào trần, nhân lên thành dòng và lưỡng bội hóa.

(2) Gây đột biến rồi chọn lọc để được giống mới có năng suất cao.

(3) Chọn dòng tế bào xôma có biến dị, sau đó nuôi cấy thành cơ thể và nhân lên thành dòng.

(4) Nuôi cấy tế bào thành mô sẹo để phát triển thành cá thể, sau đó nhân lên thành dòng.

(5) Tạo dòng thuần chủng, sau đó cho lai khác dòng để thu con lai làm thương phẩm.

Có bao nhiêu phương pháp được sử dụng để tạo ưu thế lai?

A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.

Câu 5: Ở một tế bào nhân sơ, gen A dài 5100Å bị đột biến thành gen a, khi gen a phiên mã và dịch mã thì phân tử prôtêin a ít hơn phân tử prôtêin A là 33 axit amin. Giải thích nào sau đây là phù hợp nhất?

A. Đột biến xảy ra tại bộ ba kết thúc. B. Đột biến thêm hoặc mất cặp nuclêôtit.

C. Đột biến tạo ra mã kết thúc. D. Đột biến mất 11 cặp nuclêôtit.

Câu 6: Cho biết A quy định thân cao trội hoàn toàn so với a quy định thân thấp, cơ thể tứ bội giảm phân chỉ sinh giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường. Theo lí thuyết, ở đời con của phép lai: AAaa x AAaa sẽ có số loại kiểu gen và số loại kiểu hình là:

A. 4 KG và 3 KH. B. 5 KG và 2 KH.

C. 3 KG và 2 KH. D. 4 KG và 2 KH.

Câu 7: Khi lai giữa hai cá thể cùng loài với nhau được F1 có tỉ lệ: 0,54 mắt đỏ, tròn : 0,21 mắt đỏ, dẹt : 0,21 mắt trắng, tròn : 0,04 mắt trắng, dẹt. Biết rằng mỗi tính trạng trên do một gen quy định và nằm trên nhiễm sắc thể thường. Nếu hoán vị gen xảy ra chỉ trong quá trình phát sinh giao tử cái thì tỉ lệ các loại giao tử của cá thể cái là bao nhiêu?

A. 0,1 và 0,4. B. 0,08 và 0,42.

C. 0,07 và 0,43. D. 0,09 và 0,41.

Câu 8: Cơ chế hình thành loài nào có thể tạo ra loài mới có hàm lượng ADN ở trong nhân tế bào cao hơn nhiều so với hàm lượng ADN của loài gốc?

A. Hình thành loài bằng cách li tập tính.

B. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa.

C. Hình thành loài bằng con đường sinh thái.

D. Hình thành loài bằng con đường địa lí.

Câu 9: Ở một loài thực vật, A - thân cao, a - thân thấp; B - quả tròn, b - quả dài. Cho biết các alen trội át chế hoàn toàn alen lặn tương ứng. Khi cho hai dòng thuần chủng thân cao, quả dài và thân thấp, quả tròn thụ phấn với nhau được F1. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 có 0,01 cây thân thấp, quả dài. Hai tính trạng trên của cây đã di truyền theo quy luật nào?

A. Quy luật liên kết gen hoàn toàn.

B. Quy luật phân li độc lập.

C. Quy luật hoán vị gen 2 bên với tần số hoán vị gen là 20%.

D. Quy luật hoán vị gen 1 bên với tần số hoán vị gen là 4%.

Câu 10: Một quần thể có tỉ lệ kiểu gen dị hợp là 60%, quần thể này sau một số thế hệ tự thụ liên tiếp thì tỉ lệ kiểu gen dị hợp còn 3,75%. Số thế hệ tự thụ là:

A. 6. B. 5. C. 4. D. 3.

Câu 11: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về nhiễm sắc thể giới tính ở động vật?

(1) Nhiễm sắc thể giới tính chỉ có ở tế bào sinh dục.

(2) Nhiễm sắc thể giới tính chỉ chứa các gen quy định tính trạng giới tính.

(3) Hợp tử mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XY bao giờ cũng phát triển thành cơ thể đực.

(4) Nhiễm sắc thể giới tính có thể bị đột biến về cấu trúc và số lượng.

A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.

Câu 12: Một quần thể thực vật tự thụ phấn có tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ P là: 0,45AA : 0,30Aa : 0,25aa. Cho biết các cá thể có kiểu gen aa không có khả năng sinh sản. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các kiểu gen thu được ở F1 là:

A. 0,7AA : 0,2Aa : 0,1aa. B. 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa.

C. 0,525AA : 0,150Aa : 0,325aa. D. 0,36AA : 0,24Aa : 0,40aa.

Câu 13: Nếu một chuỗi polypeptit được tổng hợp từ trình tự mARN dưới đây, thì số axit amin của nó sẽ là bao nhiêu? Không tính axit amin mở đầu.

A. 6 B. 7. C. 9. D. 10

Câu 14: Để tạo giống cây trồng có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các cặp gen, người ta sử dụng phương pháp nào sau đây?

A. Lai tế bào xôma khác loài. B. Lai khác dòng.

C. Nuôi cây hạt phấn sau đó lưỡng bội hóa. D. Công nghệ gen.

Câu 15: Gen A quy định cây cao; a quy định cây thấp. Thế hệ ban đầu của một quần thể giao phối có tỉ lệ kiểu gen 1Aa : 1aa. Tỉ lệ kiểu hình ở thế hệ ngẫu phối Fn:

A. 9 cao : 7 thấp. B. 15 cao : 1 thấp.

C. 3 cao : 13 thấp. D. 7 cao : 9 thấp.

Câu 16: Số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng của người bị bệnh ung thư máu là:

A. 46. B. 45. C. 47. D. 23.

Câu 17: Loại đột biến nhiễm sắc thể nào sau đây làm thay đổi số lượng gen trên một nhiễm sắc thể?

A. Đột biến lệch bội. B. Đột biến mất đoạn.

C. Đột biến đa bội. D. Đột biến đảo đoạn.

Câu 18: Trên mạch thứ nhất của gen có chứa A, T, G, X lần lượt có tỉ lệ là 20% : 40% : 15% : 25%. Tỉ lệ từng loại nuclêôtit của gen nói trên là:

A. A = T = 60%; G = X = 40%. B. A = T = 35%; G = X = 15%.

C. A = T = 30%; G = X = 20%. D. A = T = 70%; G = X = 30%.

Câu 19: Nhóm động vật nào sau đây đều là những sinh vật có giới đực mang cặp nhiễm sắc thể giới tính là XX và giới cái mang cặp nhiễm sắc thể giới tính là XY?

A. Hổ, báo, gà. B. Buớm, ruồi giấm, sư tử.

C. Bồ câu, ruồi giấm, bò. D. Gà, bồ câu, bướm

Câu 20: Ý nào sau đây đúng khi nói về hiện tượng di truyền tế bào chất?

A. Giao tử đực không đóng góp gen nằm trong tế bào chất cho hợp tử.

B. Gen nằm trong tế bào chất của giao tử cái luôn trội hơn so với gen ở giao tử đực.

C. Giao tử đực đóng góp lượng gen nằm trong tế bào chất cho hợp tử nhiều hơn so với giao tử cái.

D. ADN trong tế bào chất thường là dạng mạch vòng.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học

1.B; 2.A; 3.A;4.A; 5.C; 6.B; 7.B; 8.B; 9.C; 10.C

11.B; 12.A; 13.B; 14.C; 15.D; 16.A; 17.B; 18.C; 19.D; 20.A

21.B; 22.C; 23.B; 24.B; 25.A; 26.C; 27.A; 28.A; 29.D; 30.B

31.A; 32.C; 33.A; 34.C; 35.C; 36.C; 37.A; 38.D; 39.D; 40.B

41.A; 42.A; 43.A; 44.C; 45.D; 46.C; 47.B; 48.B; 49.D; 50.A

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn Sinh khối B

    Xem thêm