Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử Quốc gia lần 2 năm 2015 môn Sinh học trường THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh

Đề thi thử Quốc gia lần 2 năm 2015 môn Sinh học trường THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh là tài liệu hữu ích dành cho các bạn ôn thi tốt nghiệp môn sinh, ôn thi đại học khối B. Tài liệu này bao gồm đề thi và đáp án, giúp các bạn thử sức trước kì thi Quốc gia 2015. Mời các bạn cùng tham khảo.

Đề thi thử Quốc gia lần 2 năm 2015 môn Toán trường THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh

SỞ GD & ĐT BẮC NINH
TRƯỜNG THPT LÝ THÁI TỔ

ĐỀ THI THỬ KỲ THI THPT QUỐC GIA LẦN 2 NĂM 2015
Môn: SINH HỌC
Ngày thi 07/03/2015

Thời gian: 90 phút, không kể thời gian phát đề.
(50 câu trắc nghiệm)

Mã đề thi 132

Họ, tên thí sinh:..........................................................................

Số báo danh:...............................................................................

Câu 1: Ở một loài thực vật, tính trạng hình dạng quả do 2 gen không alen phân li độc lập cùng qui định. Khi trong kiểu gen có mặt đồng thời cả 2 alen trội A và B cho quả dẹt, khi chỉ có một trong 2 alen trội cho quả tròn và khi không có alen trội nào cho quả dài. Tính trạng màu sắc hoa do một gen có 2 alen qui định, alen D qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen d qui định hoa trắng. Cho cây quả dẹt, hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 có tỉ lệ kiểu hình là 6 cây quả dẹt, hoa đỏ: 5 cây quả tròn, hoa đỏ: 3 cây quả dẹt, hoa trắng: 1 cây quả tròn, hoa trắng: 1 cây quả dài, hoa đỏ. Biết rằng không xảy ra đột biến, kiểu gen nào của (P) sau đây phù hợp với kết quả trên?

Câu 2: Mã di truyền có các bộ ba kết thúc như thế nào :

A. Có các bộ ba kết thúc là UAU, UAX, UGG. B. Có các bộ ba kết thúc là UAX, UAG, UGX

C. Có các bộ ba kết thúc là UAA, UAG, UGA. D. Có các bộ ba kết thúc là UXA, UXG, UGX.

Câu 3: Theo Menden, nội dung của quy luật phân li là:

A. Ở thể dị hợp, tính trạng trội át chế hoàn toàn tính trạng lặn

B. Mỗi nhân tố di truyền của cặp phân li về giao tử với xác suất như nhau, nên mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố di truyền (alen) của bố hoặc mẹ.

C. F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình trung bình là 3 trội : 1 lặn.

D. F2 có tỉ lệ phân li kiểu gen với tỉ lệ 3 trội : 1 lặn.

Câu 4: Bệnh thường gặp ở nam, ít thấy ở nữ là

A. Bệnh bạch tạng, bệnh mù màu. B. Bệnh máu khó đông, bệnh bạch tạng.

C. Bệnh phêninkêtô niệu, bệnh máu khó đông. D. Bệnh mù màu, bệnh máu khó đông.

Câu 5: Gen đa hiệu là hiện tượng

A. Nhiều gen cùng tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng.

B. Một gen có thể tác động đến sự biểu hiện của 1 hoặc 1 số tính trạng.

C. Một gen có thể tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau.

D. Nhiều gen có thể tác động đến sự biểu hiện của 1 tính trạng

Câu 6: Trong tự nhiên, phần lớn quần thể sinh vật thường phân bố theo kiểu:

A. Rải rác. B. Ngẫu nhiên. C. Theo nhóm. D. Đồng đều

A. 12 và 4. B. 9 và 6. C. 9 và 12. D. 4 và 12.

Câu 8: Loại đột biến nhiễm sắc thể nào sau đây không góp phần dẫn đến hình thành loài mới?

A. Đa bội. B. Chuyển đoạn. C. Đảo đoạn. D. Lệch bội.

Câu 9: Ở ruồi giấm, tính trạng mắt trắng do gen lặn nằm trên NST giới tính X ở vùng không tương đồng với Y, alen trội tương ứng qui định mắt đỏ. Thế hệ xuất phát cho giao phối ruồi cái mắt đỏ dị hợp với ruồi đực mắt đỏ sau đó cho F1 tạp giao. Tỉ lệ phân tính ở F2

A. 13 đỏ: 3 trắng B. 11 đỏ: 5 trắng C. 3 đỏ: 1 trắng D. 5 đỏ: 3 trắng

Câu 10: Ở 1 quần thể giao phối, biết gen D qui định hoa đỏ, trội không hoàn toàn so với gen d qui định màu hoa trắng. Hoa hồng là tính trạng trung gian.Cho 1 quần thể có cấu trúc di truyền như sau: 0,25 DD + 0,40 Dd + 0,35 dd = 1.Tỉ lệ các kiểu hình của quần thể trên khi đạt trạng thái cân bằng là bao nhiêu?

A. 20,25% hoa đỏ : 49,5% hoa hồng : 30, 25% hoa trắng

B. 30,25% hoa đỏ : 49,5% hoa hồng : 20,25% hoa trắng

C. 27,5% hoa đỏ : 46,25% hoa hồng : 26,25% hoa trắng

D. 25% hoa đỏ : 40% hoa hồng : 35% hoa trắng

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Luyện thi đại học khối B

    Xem thêm