Đề thi thử Quốc gia năm 2015 môn Sinh học trường THPT Phước Bình, Bình Phước

Nhằm giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu cho việc ôn thi THPT Quốc gia 2015, VnDoc.com xin giới thiệu "Đề thi thử Quốc gia năm 2015 môn Sinh học trường THPT Phước Bình, Bình Phước". Đây là đề thi thử hay, có kèm theo lời giải chi tiết cho từng câu hỏi, giúp các bạn học sinh tự ôn luyện hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN SINH NĂM 2015 THPT PHƯỚC BÌNH

1. Một gen dài 3060Å, có tỉ lệ A/G = 3/7. Sau đột biến, chiều dài của gen không đổi và có tỉ lệ A/G ≈ 43,1%. Đây là dạng đột biến:

A: Thay cặp G – X bằng cặp A – T. B: Mất một cặp G – X.

C: Thay cặp A – T bằng cặp G – X. D: Mất một cặp A – T.

Số nulêôtit của gen là: (3060 : 3,4)x2 = 1800 nucleotit.

A/G = 3/7; 2A + 2G = 1800.

Số nulêôtit từng loại của gen chưa đột biến là A = T = 270; G = X = 630.

Do sau đột biến chiều dài của gen không đổi nên tổng số nu của gen sau đột biến không đổi.

Ta có số nulêôtit từng loại của gen đột biến là: A/G = 43,1%; 2A + 2G = 1800.

Giải hệ phương trình ta có: A = T = 271; G = X = 629.

Vậy đây là dạng đột biến thay thế một cặp nucleotit ở đây là cặp G–X được thay thế bằng cặp A – T.

2. Vai trò của lactozơ trong sự điều hòa hoạt động gen ở tế bào nhân sơ là:

A: Làm bất hoạt protein ức chế, nên protein này gắn vào vùng O.

B: Làm cho gen cấu trúc hoạt động.

C: Làm cho gen cấu trúc không hoạt động.

D: Làm thay đổi cấu hình không gian của protein ức chế nên protein này không gắn vào vùng O.

3. Một gen có chiều dài 0,408 micrômet và có A = 900, sau khi đột biến chiều dài của gen không thay đổi nhưng số liên kết hiđrô của gen là 2701. Đây là dạng đột biến:

A: Thay thế cặp A-T bằng cặp G-X. B: Mất một cặp nuclêôtit.

C: Thêm một cặp nuclêôtit. D: Đảo một cặp nuclêôtit.

Số cặp nucleotit của gen là: 4080 : 3,4 = 1200 cặp nucleotit.

Vì A = 900 và A + G = 1200 nên ta có A = T = 900 và G = X = 300 nucleotit.

Và số liên kết hidro của gen là: 900.2 + 300.3 = 2700.

Gen đột biến giữ nguyên chiều dài, số liên kết hidro tăng thêm 1 → thay thế A - T thành G - X.

4. Một quần thể khởi đầu (I0) ở đậu Hà Lan đều cho hạt màu vàng, gồm 20% số cây có kiểu gen BB, 80% số cây có kiểu gen Bb. Nếu cho tự thụ phấn liên tiếp, thì ở thế hệ I3 thành phần kiểu gen sẽ là:

A: 10% BB : 70% Bb : 30% bb. B: 55% BB : 10% Bb : 35% bb.

C: 43,75% BB : 12,5% Bb : 43,75% bb. D: 80% BB : 20% Bb.

Giải:

5. Lai con bọ cánh cứng cái có cánh màu nâu với con đực có cánh màu xám người ta thu được ở F1 tất cả đều có cánh xám. Biết tính trạng màu sắc cánh do một gen qui định. Cho các con F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau, người ta thu được F2 với tỉ lệ phân li kiểu hình như sau: 35 con cái có cánh màu nâu, 38 con cái có cánh màu xám, 78 con đực có cánh xám. Từ kết quả lai này, kết luận nào được rút ra sau đây là đúng?

A: Cơ chế xác định giới tính ở loài bọ cánh cứng này là XX - con đực, XY - con cái và gen qui định màu cánh nằm trên nhiễm sắc thể X.

B: Cơ chế xác định giới tính ở loài bọ cánh cứng này là XX - con đực, XY - con cái và gen qui định màu cánh nằm trên nhiễm sắc thể thường.

C: Cơ chế xác định giới tính ở loài bọ cánh cứng này là XX - con cái, XY - con đực và gen qui định màu cánh nằm trên nhiễm sắc thể X.

D: Cơ chế xác định giới tính ở loài bọ cánh cứng này là XX - con cái, XY - con đực và gen qui định màu cánh nằm trên nhiễm sắc thể thường.

Vì tính trạng cánh xám ở bố P cho con xám ở F1 và lại biểu hiện đực xám ở F2, còn tính trạng cánh nâu là lặn chỉ có ở giới cái → di truyền chéo và có kiểu gen:

Cái nâu XaY x đực xám XAXA

F1: 100% xám: XAXa và XAY

F2: XAXA, XAXa (đực xám), XAY (cái xám), XaY (cái nâu).

Đánh giá bài viết
1 1.266
Sắp xếp theo

    Luyện thi đại học khối B

    Xem thêm