Đề thi thử Quốc gia lần 1 năm 2015 môn Sinh học trường THPT Lạng Giang số 1, Bắc Giang
Đề thi thử Quốc gia lần 1 năm 2015 môn Sinh học trường THPT Lạng Giang số 1, Bắc Giang có đáp án kèm theo là tài liệu tham khảo hay dành cho các bạn học sinh lớp 12 ôn thi tốt nghiệp môn sinh, ôn thi đại học khối B. Mời các bạn cùng tham khảo.
Đề thi thử Quốc gia lần 1 năm 2015 môn Toán trường THPT Lạng Giang số 1, Bắc Giang
Đề thi thử Quốc gia lần 1 năm 2015 môn Hóa học trường THPT Lạng Giang số 1, Bắc Giang
ĐỀ THI THỬ QUỐC GIA MÔN SINH HỌC
TRƯỜNG THPT LẠNG GIANG SỐ 1 | ĐỀ THI KHẢO SÁT LỚP 12 LẦN 1 MÔN: SINH HỌC Năm học: 2014 – 2015 (Thời gian: 90 phút) |
MÃ ĐỀ 001
Câu 1: Dạng đột biến nào sau đây có thể làm cho 2 gen alen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể?
A. Đảo đoạn. B. Chuyển đoạn tương hỗ.
C. Lặp đoạn. D. Chuyển đoạn không tương hỗ.
Câu 2: Gen là một đoạn ADN
A. Chứa các bộ 3 mã hoá các axit amin.
B. Mang thông tin cấu trúc của phân tử prôtêin.
C. Mang thông tin mã hoá cho một sản phẩm xác định là chuỗi polipéptít hay ARN.
D. Mang thông tin di truyền.
Câu 3: Điều nào dưới đây không đúng đối với di truyền ngoài NST?
A. Vai trò của mẹ lớn hơn hoàn toàn vai trò của bố đối với sự di truyền tính trạng.
B. Di truyền tế bào chất không có sự phân tính ở các thế hệ sau.
C. Mọi hiện tượng di truyền theo dòng mẹ đều là di truyền tế bào chất.
D. Di truyền tế bào chất được xem là di truyền theo dòng mẹ.
Câu 4: Cho biết các gen phân li độc lập và trội hoàn toàn. Phép lai P: AaBbDdEe x AaBbDdEe cho thế hệ sau với kiểu hình mang 3 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn với tỉ lệ
A. 27/128. B. 27/256. C. 27/64. D. 81/256.
Câu 5: Trong tế bào của cơ thể người bình thường có các gen ức chế khối u làm cho các khối u không thể hình thành được. Tuy nhiên, nếu bị đột biến làm cho gen này mất khả năng kiểm soát khối u thì các tế bào ung thư xuất hiện tạo nên các khối u. Loại đột biến này thường là
A. đột biến lệch bội. B. đột biến mất đoạn NST. C. đột biến gen trội. D. đột biến gen lặn.
Câu 6: Xét 2 gen ở ruồi giấm: gen A (mắt đỏ), a (mắt trắng) nằm trên nhiễm sắc thể X không có đoạn tương ứng trên Y, trên nhiễm sắc thể số 2 tồn tại gen B (cánh dài), b (cánh cụt). Số kiểu gen tối đa xuất hiện trong quần thể về 2 gen trên là
A. 54. B. 27. C. 9. D. 15.
Câu 7: Ở cấp độ phân tử nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế
A. tự sao, tổng hợp ARN, dịch mã. B. tổng hợp ADN, ARN.
C. tổng hợp ADN, dịch mã. D. tự sao, tổng hợp ARN.
Câu 8: Ở ngô, gen R quy định hạt đỏ trội hoàn toàn so với gen r quy định hạt trắng. Giả thiết hạt phấn (n+1) không có khả năng thụ tinh, noãn (n+1) vẫn thụ tinh bình thường. Cho phép lai P: ♂ RRr x ♀ Rrr. Tỉ lệ kiểu hình ở F1 là
A. 11 đỏ: 1 trắng. B. 3 đỏ: 1 trắng. C. 35 đỏ: 1 trắng. D. 5 đỏ: 1 trắng.
Câu 9: Một loài thực vật gen A quy định hạt tròn là trội hoàn toàn so với gen a qui định hạt dài; gen B qui định hạt đỏ là trội hoàn toàn so với gen b qui định hạt trắng. Hai cặp gen A, a và B, b phân li độc lập. Khi thu hoạch ở một quần thể cân bằng di truyền, người ta thụ được 63% hạt tròn đỏ; 21% hạt tròn trắng; 12% hạt dài đỏ; 4% hạt dài trắng. Tần số tương đối của các alen A, a, B, b trong quần thể lần lượt là
A. A = 0,6; a = 0,4; B = 0,5; b = 0,5. B. A = 0,5; a = 0,5; B = 0,6; b = 0,4.
C. A = 0,7; a = 0,3; B = 0,6; b = 0,4. D. A = 0,5; a = 0,5; B = 0,7; b = 0,3.
Câu 10: Một người đàn ông có bố mẹ bình thường và ông nội bị bệnh galacto huyết lấy 1 người vợ bình thường, có bố mẹ bình thường nhưng cô em gái bị bệnh galacto huyết. Người vợ hiện đang mang thai con đầu lòng. Biết bệnh galacto huyết do đột biến gen lặn trên NST thường qui định và mẹ của người đàn ông này không mang gen gây bệnh. Xác suất đứa con sinh ra bị bệnh galacto huyết là
A. 0,063. B. 0,083. C. 0,043. D. 0,111.