Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử Quốc gia lần 2 năm 2015 môn Sinh học trường THPT Sông Lô, Vĩnh Phúc

Đề thi thử Quốc gia lần 2 năm 2015 môn Sinh học trường THPT Sông Lô, Vĩnh Phúc là đề thi thử đại học môn Sinh có đáp án, là tài liệu ôn thi quốc gia môn Sinh hay dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo, nghiên cứu chuẩn bị cho các kì thi quan trọng sắp tới.

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học

TRƯỜNG THPT SÔNG LÔ


(Đề thi có 6 trang)

ĐỀ KTCL ÔN THI THPT QUỐC GIA LẦN 2 NĂM 2015
Môn: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 90 phút; không kể thời gian phát đề
(50 câu trắc nghiệm)

ĐỀ GỐC

0001: Dạng đột biến điểm nào sau đây xảy ra trên gen không làm thay đổi số lượng nuclêôtit của gen nhưng làm thay đổi số lượng liên kết hiđrô trong gen?

A. Thay cặp nuclêôtit A-T bằng cặp G-X. B. Thêm một cặp nuclêôtit.

C. Thay cặp nuclêôtit A-T bằng cặp T-A. D. Mất một cặp nuclêôtit.

0002: Hiện tượng nào sau đây không phải là biểu hiện của đột biến?

A. Sản lượng sữa của một giống bò giữa các kì vắt sữa thay đổi theo chế độ dinh dưỡng.

B. Một bé trai có ngón tay trỏ dài hơn ngón tay giữa, tai thấp, hàm bé.

C. Lợn con mới sinh ra có vành tai bị xẻ thuỳ, chân dị dạng.

D. Một cành hoa giấy màu trắng xuất hiện trên cây hoa giấy màu đỏ.

0003: Một phân tử ADN đang trong quá trình nhân đôi, nếu có một phân tử acridin chèn vào mạch khuôn thì sẽ phát sinh đột biến dạng

A. thêm một cặp nuclêôtit. B. thay thế cặp A-T bằng cặp G-X.

C. thay thế cặp G-X bằng cặp A-T. D. mất một cặp nuclêôtit.

0004: Điểm khác nhau cơ bản giữa gen cấu trúc và gen điều hoà là

A. về cấu trúc gen. B. về chức năng của Prôtêin do gen tổng hợp.

C. về khả năng phiên mã của gen. D. về vị trí phân bố của gen.

0005: Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình phiên mã:

(1) ARN pôlimeraza bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu (khởi đầu phiên mã).

(2) ARN pôlimeraza bám vào vùng điều hoà làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch gốc có ch iều 3' → 5'.

(3) ARN pôlimeraza trượt dọc theo mạch mã gốc trên gen có chiều 3' → 5'.

(4) Khi ARN pôlimeraza di chuyển tới cuối gen, gặp tín hiệu kết thúc thì nó dừng phiên mã.

Trong quá trình phiên mã, các sự kiện trên diễn ra theo trình tự đúng là

A. (1) → (4) → (3) → (2). B. (1) → (2) → (3) → (4).

C. (2) → (1) → (3) → (4). D. (2) → (3) → (1) → (4).

0006: Trường hợp đột biến gen nào gây hậu quả lớn nhất?

A. Thay thế 1 cặp nuclêôtit ở đoạn giữa. B. Thêm 3 cặp nuclêôtit trước mã kết thúc.

C. Mất cặp nuclêôtit sau bộ ba mở đầu. D. Mất 3 cặp nuclêôtit trước mã kết thúc.

0007: Đột biến gen có những tính chất là

A. phổ biến trong loài, di truyền, có lợi hoặc có hại.

B. biến đổi cấu trúc prôtêin làm prôtêin biến đổi.

C. riêng rẽ, không xác đinh, di truyền, đa số có hại, ít có lợi.

D. riêng rẽ, không xác định, chỉ di truyền nếu xảy ra trong giảm phân.

0008: Một gen có 1200 nuclêôtit và có 30% ađênin . Do đột biến chiều dài của gen giảm 10,2 ăngstrong và kém 7 liên kết hydrô so với gen ban đầu . Số nuclêôtit tự do từng loại mà môi trường phải cung cấp để cho gen đột biến tự nhân đôi liên tiếp hai lần là

A. A= T=1074 ; G=X=717. B. A= T =1080 ; G = X=720.

C. A= T=1432 ; G =X=956. D. A= T =1440 ; G =X =960.

0009: Những tế bào mang bộ NST lệch bội (dị bội) nào sau đây được hình thành trong nguyên phân?

A. 2n + 1 ; 2n – 1 ; 2n + 2 ; n – 2. B. 2n + 1 ; 2n – 1 ; 2n + 2 ; 2n – 2.

C. 2n + 1 ; 2n – 1 ; 2n + 2 ; n + 2. D. 2n + 1 ; 2n – 1 ; 2n + 2 ; n + 1.

0010: Gen A có 540 Guanin và gen a có 450 Guanin. Cho hai cá thể F1 đều có kiểu gen Aa lai với nhau, đời F2 thấy xuất hiện loại hợp tử chứa 1440 Xytôzin. Kiểu gen của loại hợp tử F2 nêu trên là

A. AAa. B. Aaa. C. AAaa. D. Aaaa.

0011: Phân tử mARN được tổng hợp từ một gen bị đột biến chứa 150 uraxin, 301 guanin, 449 ađênin, và 600 xytôzin. Biết rằng trước khi chưa bị đột biến, gen dài 0,51 micrômét và có A/G = 2/3. Dạng đột biến ở gen nói trên là

A. Thay thế một cặp G - X bằng một cặp A – T.

B. Thêm một cặp G – X.

C. Mất một cặp A – T.

D. Thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X .

0012: Một tế bào sinh dục sơ khai của người bình thường đang ở kì sau của giảm phân I. Số nhiễm sắc thể, số cromatit, số tâm động có trong tế bào đó lần lượt là

A. 46 NST đơn, 0 cromatit, 46 tâm động. B. 23 NST kép, 46 cromatit, 23 tâm động.

C. 0 NST kép, 46 cromatit, 46 tâm động. D. 0 NST đơn, 92 cromatit, 46 tâm động.

A. 16. B. 8. C. 4. D. 1.

0014: Trong một tế bào, xét 3 cặp gen dị hợp (Aa, Bb, Dd) nằm trên 2 cặp NST thường trong đó cặp gen Bb phân li độc lập với 2 cặp gen còn lại. Kiểu gen của tế bào được viết là

A. 16,5%. B. 16,75 %. C. 12,25%. D. 14,25%.

0016: Ở một loài thực vật, tính trạng hình dạng quả do hai gen không alen là A và B tương tác với nhau quy định. Nếu trong kiểu gen có cả hai gen trội A và B thì cho kiểu hình quả tròn, khi chỉ có một loại gen trội A hoặc B hay toàn bộ gen lặn thì cho kiểu hình quả dẹt. Tính trạng chiều cao cây do một gen gồm hai alen là D và d quy định, trong đó gen D quy định thân thấp trội hoàn toàn so với alen d quy định thân cao. Tính theo lí thuyết, phép lai AaBbDd × aabbDd cho đời con có kiểu hình thân cao, quả tròn chiếm tỉ lệ

A. 56,25%. B. 6,25%. C. 25%. D. 18,75%.

0017: Gen I và II lần lượt có 2, 3 alen. Các gen phân li độc lập. Biết gen I ở trên nhiễm sắc thể thường và gen II trên nhiễm sắc thể X ở đoạn không tương đồng với Y. Số kiểu gen tối đa có thể trong quần thể là

A. 9. B. 16. C. 18. D. 27.

0018: Ở một loài thực vật, chiều cao cây do 3 cặp gen PLĐL, tác động cộng gộp quy định. Sự có mặt mỗi alen trội trong tổ hợp gen làm tăng chiều cao cây lên 5cm. Cây thấp nhất có chiều cao = 150cm. Cho cây có 3 cặp gen dị hợp tự thụ. Khả năng có được một cây có chiều cao 165cm là

A. 6/64. B. 9/64. C. 15/64. D. 20/64.

0019: Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Cho giao phấn giữa hai cây cà chua tứ bội đều có kiểu gen AAaa. Trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường, tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con là

A. 35 quả đỏ : 1 quả vàng. B. 3 quả đỏ : 1 quả vàng.

C. 100% quả đỏ. D. 11 quả đỏ : 1 quả vàng.

0020: Trong tương tác của hai cặp gen nằm trên hai cặp NST thường khác nhau, gen B qui định lông xám, gen b qui định lông đen. Gen A át chế gen B tạo ra lông trắng còn gen a không át chế. Tỉ lệ kiểu hình ở con lai là 6 lông trắng: 1 lông đen: 1 lông xám được sinh ra từ phép lai nào?

A. AaBb x Aabb. B. AaBB x AaBb.

C. Aabb x aaBb. D. AaBb x aaBb.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học

1

C

11

D

21

B

31

D

41

B

2

A

12

D

22

C

32

A

42

D

3

A

13

B

23

D

33

B

43

C

4

B

14

B

24

D

34

B

44

D

5

C

15

A

25

D

35

D

45

B

6

C

16

B

26

A

36

D

46

C

7

C

17

D

27

A

37

C

47

C

8

A

18

D

28

C

38

A

48

A

9

B

19

A

29

B

39

C

49

D

10

B

20

A

30

D

40

C

50

A

Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn Sinh khối B

    Xem thêm