Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử Quốc gia lần 1 năm 2015 môn Sinh học trường THPT Chuyên Bến Tre

Đề thi thử Quốc gia lần 1 năm 2015 môn Sinh học trường THPT Chuyên Bến Tre là đề thi thử Quốc gia môn sinh có đáp án. Tài liệu này giúp các bạn thử sức trước các kì thi quan trọng sắp tới, tự ôn luyện lại kiến thức. Mời các bạn cùng tham khảo.

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẾN TRE
TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẾN TRE
(Đề thi có 7 trang)
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2015
Môn: SINH HỌC; Khối B (LẦN I)
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề

Mã đề: 169

Họ, tên thí sinh:...............................................................................

Số báo danh.....................................................................................

ĐỀ THI GỒM 50 CÂU (TỪ CÂU 1 ĐẾN CÂU 50) DÀNH CHO TẤT CẢ THÍ SINH.

Câu 1: Cách li địa lí có vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa vì

A. nếu không có cách li địa lí thì không dẫn đến hình thành loài mới.

B. cách li địa lí là nguyên nhân trực tiếp làm xuất hiện cách li sinh sản.

C. cách li địa lí duy trì sự khác biệt về vốn gen giữa các quần thể.

D. điều kiện địa lí khác nhau làm phát sinh các đột biến khác nhau dẫn đến hình thành loài mới.

Câu 2: Cho biết alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định quả vàng. Theo lí thuyết, trong các phép lai sau đây, có bao nhiêu phép lai có thể cho đời con có tỉ lệ kiểu hình 1 thân cao, quả vàng : 2 thân cao, quả đỏ : 1 thân thấp, quả đỏ?

A. 2. B. 4. C. 6. D. 8.

Câu 3: Một loài thực vật giao phấn, xét một gen có hai alen, alen A quy định hoa đỏ trội không hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng, thể dị hợp về cặp gen này cho hoa hồng. Quần thể nào sau đây của loài trên đang ở trạng thái cân bằng di truyền

A. Quần thể gồm toàn cây hoa trắng.

B. Quần thể gồm toàn cây hoa hồng.

C. Quần thể gồm cả cây hoa đỏ và cây hoa hồng.

D. Quần thể gồm cả cây hoa đỏ và cây hoa trắng.

Câu 4: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về phương pháp nuôi cấy mô ở thực vật?

(1) Giúp tiết kiệm được diện tích nhân giống.

(2) Tạo được nhiều biến dị tổ hợp.

(3) Có thể tạo ra số lượng cây trồng lớn trong một thời gian ngắn.

(4) Có thể bảo tồn được một số nguồn gen quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.

A 1. B. 2. C. 3. D. 4

Câu 5: Khi nói về đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Làm thay đổi số lượng gen xảy ra trong cùng một cặp nhiễm sắc thể.

B. Làm tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể.

C. Có thể xảy ra ở nhiễm sắc thể thường hoặc nhiễm sắc thể giới tính.

D. Làm cho gen từ nhóm liên kết này chuyển sang nhóm liên kết khác.

Câu 6: Ở một loài thực vật, cho cây thuần chủng hoa vàng giao phấn với cây thuần chủng hoa trắng (P) thu được F1 gồm toàn cây hoa trắng. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình là 9 cây hoa trắng : 6 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng. Cho cây F1 giao phấn với cây hoa vàng, biết rằng không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con của phép lai này là

A. 1 cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ : 2 cây hoa vàng.

B. 3 cây hoa trắng : 1 cây hoa vàng.

C. 2 cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng.

D. 1 cây hoa trắng : 2 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng.

Câu 7: Quần thể có cấu trúc di truyền nào sau đây đã đạt trạng thái cân bằng Hacdi – Vanbec?

A. 77,44% AA : 21,12% Aa : 1,44% aa.

B. 49% AA : 47% Aa : 4% aa.

C. 36% AA : 39% Aa : 25% aa.

D. 27,5625% AA : 58,375% Aa : 14,0625% aa.

Câu 8: Ở người, những bệnh, hội chứng nào sau đây liên quan đến đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể?

A. Hội chứng tiếng mèo kêu, bệnh mù màu.

B. Bệnh ung thư máu ác tính, hội chứng tiếng mèo kêu.

C. Bệnh máu khó đông, hội chứng Tơcnơ.

D. Bệnh bạch tạng, hội chứng Đao.

Câu 9: Kiểu gen của P là AB/ab x AB/ab. Biết mỗi gen qui định một tính trạng. Các gen A và B là trội hoàn toàn. Khoảng cách trên bản đồ di truyền của hai locut gen A và B là 8 cM. Tỉ lệ kiểu hình (A-B-) được mong đợi ở thế hệ F1 là bao nhiêu?

A.5 1,16%. B. 56,25%. C. 66,25%. D. 71,16%.

Câu 10: Khi nói về nhân tố tiến hóa, phát biểu nào sau đây không đúng

A. Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hoá khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể.

B. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình, qua đó làm thay đổi tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể.

C. Di – nhập gen là nhân tố duy nhất làm thay đổi tần số alen của quần thể ngay cả khi không xảy ra đột biến và không có chọn lọc tự nhiên.

D. Giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen mà chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.

Câu 11: Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao do một cặp gen quy định, tính trạng hình dạng quả do một cặp gen khác quy định. Cho cây thân cao, quả dài thuần chủng giao phấn với cây thân thấp, quả tròn thuần chủng (P), thu được F1 gồm 100% cây thân cao, quả tròn. Cho các cây F1 tự thụ phấn, thu được F2 gồm 4 loại kiểu hình, trong đó cây thân cao, quả tròn chiếm tỉ lệ 50,64%. Biết rằng trong quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái đều xảy ra hoán vị gen với tần số như nhau. Trong các kết luận sau, kết luận nào đúng với phép lai trên?

(1) F2 có 10 loại kiểu gen.

(2) F2 có 4 loại kiểu gen cùng quy định kiểu hình mang một tính trạng trội và một tính trạng lặn.

(3) Ở F2, số cá thể có kiểu gen khác với kiểu gen của F1 chiếm tỉ lệ 64,72%.

(4) F1 xảy ra hoán vị gen với tần số 8%.

(5) Ở F2, số cá thể có kiểu hình thân thấp, quả tròn chiếm tỉ lệ 24,84%

A. (1), (2) và (3). B. (1), (2) và (4). C. (1), (2) và (5). D. (2), (3) và (5).

Câu 12: Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Nuclêôtit hiếm có thể dẫn đến kết cặp sai trong quá trình nhân đôi ADN, gây đột biến thay thế một cặp nuclêôtit .

(2) Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.

(3) Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nuclêôtit.

(4) Đột biến gen tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu cho tiến hóa.

(5) Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường.

(6) Hóa chất 5 - Brôm Uraxin gây đột biến thay thế một cặp G-X thành một cặp A-T.

A. 2. B. 4. C. 5. D. 6.

Câu 13: Cho cây (P) lá nguyên, hoa đỏ tự thụ phấn, thu được F1 gồm: 56,25% cây lá nguyên, hoa đỏ; 18,75% cây lá nguyên, hoa hồng; 18,75% cây lá xẻ, hoa hồng; 6,25% cây lá xẻ, hoa trắng. Biết tính trạng về dạng lá do một cặp gen quy định, tính trạng màu sắc hoa do hai cặp gen khác quy định, không có hoán vị gen và không xảy ra đột biến. Nếu cho cây (P) giao phấn với cây lá nguyên, hoa trắng dị hợp tử thì tỉ lệ cây lá nguyên, hoa hồng ở đời con là

A. 25%. B. 37,5%. C. 50%. D. 18,75%.

Câu 14: Các phát biểu nào sau đây đúng với đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể?

(1) Làm thay đổi vị trí gen trên nhiễm sắc thể.

(2) Làm giảm hoặc tăng số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào.

(3) Có hai dạng là đột biến lệch bội và đột biến đa bội.

(4) Có thể có lợi cho thể đột biến.

A. (1), (4). B. (2), (4). C. (2), (3). D. (1), (2).

Câu 15: Ở sinh vật nhân thực, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Gen ngoài nhân có thể bị đột biến.

B. Gen ngoài nhân không được phân chia đều cho các tế bào con trong phân bào.

C. Gen ngoài nhân luôn tồn tại thành từng cặp alen.

D. Gen ngoài nhân được di truyền theo dòng mẹ.

Câu 16: Ở gà, gen quy định màu sắc lông nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X có hai alen: alen A quy định lông vằn, trội hoàn toàn so với alen a quy định lông đen. Cho gà trống lông vằn mang kiểu gen dị hợp tử giao phối với gà mái lông vằn thu được F1; cho F1 giao phối với nhau, thu được F2. Biết rằng không xảy ra đột biến, sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào điều kiện môi trường, dự đoán nào sau đây phù hợp với kết quả ở F2?

A. Tất cả các gà lông đen đều là gà trống.

B. Gà trống lông đen có tỉ lệ gấp đôi gà mái lông đen.

C. Gà lông vằn và gà lông đen có tỉ lệ tương ứng là 13 : 3.

D. Gà trống lông vằn có tỉ lệ gấp đôi gà mái lông đen.

D. Câu 17: Theo quan niệm của Đacuyn, tác động của chọn lọc tự nhiên là

A. tích lũy các đặc tính thu được trong đời cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh.

B. tích lũy các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại cho bản thân sinh vật.

C. tích lũy các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại cho con người.

D. đào thải các cá thể mang kiểu gen qui định kiểu hình kém thích nghi, tích lũy các cá thể mang kiểu gen qui định kiểu hình thích nghi, khả năng sinh sản tốt.

A. 12. B. 16. C. 24. D. 60.

Câu 19: Để tạo giống cây trồng có ưu thế lai cao, người ta sử dụng phương pháp nào sau đây?

A. Lai giữa các dòng thuần chủng kiểu gen khác nhau.

B. Công nghệ gen.

C. Nuôi cấy hạt phấn sau đó lưỡng bội hoá.

D. Lai tế bào xôma khác loài.

Câu 20: Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 12. Trên mỗi cặp nhiễm sắc thể, xét một gen có hai alen. Nếu đột biến lệch bội xảy ra, tính theo lí thuyết, các thể một thuộc loài này có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen về các gen đang xét?

A. 5832. B. 192. C. 24576. D. 2916.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học

1

C

11

A

21

B

31

D

41

B

2

B

12

B

22

A

32

C

42

D

3

A

13

B

23

D

33

A

43

A

4

C

14

A

24

C

34

D

44

A

5

D

15

C

25

C

35

C

45

C

6

D

16

C

26

A

36

C

46

C

7

A

17

B

27

B

37

A

47

B

8

B

18

D

28

C

38

A

48

A

9

D

19

A

29

D

39

D

49

A

10

C

20

D

30

A

40

B

50

B

Chia sẻ, đánh giá bài viết
7
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn Sinh khối B

    Xem thêm