Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử Quốc gia lần 1 năm 2015 môn Hóa học trường THPT Nguyễn Khuyến

Đề thi thử Quốc gia lần 1 năm 2015 môn Hóa học trường THPT Nguyễn Khuyến có kèm theo đáp án là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các bạn học sinh muốn thử sức trước kì thi THPT Quốc gia, kì thi tuyển sinh đại học - cao đẳng. Mời các bạn cùng tham khảo.

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học

Trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến
(Đề thi có 05 trang)

ÐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN I NĂM 2015
Môn: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 90 phút
(Số câu TN: 50)

Mã đề thi 093

Họ, tên học sinh:..........................................................................

Lớp:.............................................................................................

Cho nguyên tử khối của các nguyên tố:

H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; S = 32; Cl = 35,5; Br = 80; P = 31; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba = 137; Pb = 207; Ni = 59.

Câu 1) Chất nào sau đây vừa phản ứng với dung dịch NaOH loãng, vừa phản ứng với dung dịch HCl?

A. Zn(OH)2 B. Cr2O3 C. CrCl3 D. NaCrO2

Câu 2) Tiến hành các thí nghiệm sau

1. Cho Zn vào dung dịch AgNO3 2. Cho Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3

3. Cho Na vào dung dịch CuSO4 4. Dẫn khí CO (dư) qua bột CuO nóng

5. Đun nóng hỗn hợp rắn gồm Fe và Mg(NO3)2.

Các thí nghiệm xảy ra sự oxi hóa kim loại là

A. 2 B. 4 C. 3 D. 5

Câu 3) Cho phản ứng hóa học: NaOH + HCl → NaCl + H2O. Phản ứng hóa học nào sau đây có cùng phương trình ion thu gọn với phản ứng trên?

A. NaOH + NaHCO3 → Na2CO3 + H2O B. 2KOH + FeCl2 → Fe(OH)2 + 2KCl

C. KOH + HNO3 → KNO3 + H2O D. NaOH + NH4Cl → NaCl + NH3 + H2O.

Câu 4) Đốt cháy hoàn toàn anđehit X, thu được thể tích khí CO2 bằng thể tích hơi nước (trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Khi cho 0,01 mol X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì thu được 0,04 mol Ag. X là

A. anđehit axetic. B. anđehit fomic.

C. anđehit no, mạch hở, hai chức. D. anđehit không no, mạch hở, hai chức.

Câu 5) Hóa hơi 8,64 gam hỗn hợp gồm một axit no, đơn chức, mạch hở X và một axit no, đa chức Y (có mạch cacbon hở, không phân nhánh) thu được một thể tích hơi bằng thể tích của 2,8 gam N2 (đo trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Đốt cháy hoàn toàn 8,64 gam hỗn hợp hai axit trên thu được 11,44 gam CO2. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp ban đầu là

A. 35,25%. B. 65,15%. C. 27,78%. D. 72,22%.

Câu 6) Thực hiện các phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp gồm m gam Al và 4,56 gam Cr2O3 (trong điều kiện không có O2), sau khi phản ứng kết thúc, thu được hỗn hợp X. Cho toàn bộ X vào một lượng dư dung dịch HCl (loãng, nóng), sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 2,688 lít H2 (đktc). Còn nếu cho toàn bộ X vào một lượng dư dung dịch NaOH (đặc, nóng), sau khi phản ứng kết thúc thì số mol NaOH đã phản ứng là:

A. 0,16 mol B. 0,06 mol C. 0,08 mol D. 0,10 mol

Câu 7) Dãy gồm các chất vừa tan trong dung dịch HCl, vừa tan trong dung dịch NaOH là:

A. Mg(OH)2, Al2O3, Ca(HCO3)2 B. NaCl, NaHCO3, Al2O3

C. NaHCO3, ZnO, Mg(OH)2 D. NaHCO3, MgO, Ca(HCO3)2

Câu 8) Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Trong hợp chất, tất cả các kim loại kiềm đều có số oxi hóa +1.

B. Tất cả các kim loại nhóm IIA đều có mạng tinh thể lập phương tâm khối.

C. Tất cả các hiđroxit của kim loại nhóm IIA đều dễ tan trong nước.

D. Trong nhóm 1A, tính khử của các kim loại giảm dần từ Li đến C.

Đánh giá bài viết
3 2.040
Sắp xếp theo

    Luyện thi đại học khối A

    Xem thêm