Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý lần 1 năm 2016 tỉnh Vĩnh Phúc

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý lần 1 năm 2016 tỉnh Vĩnh Phúc được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải, là tài liệu ôn tập môn Địa lý hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 12, những bạn đang ôn thi THPT Quốc gia môn Địa, luyện thi Đại học, Cao đẳng khối C. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn lần 1 năm 2016 tỉnh Vĩnh Phúc

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử lần 1 năm 2016 tỉnh Vĩnh Phúc

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC

ĐỀ KTCL ÔN THI THPT QUỐC GIA LẦN 1

NĂM HỌC 2015 - 2016

Môn: ĐỊA LÍ

Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề

Câu I (2,0 điểm)

  1. Nêu hệ tọa độ địa lí trên đất liền của Việt Nam.
  2. Nêu các đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam. Trong các đặc điểm chung đó, đặc điểm nào quan trọng nhất? Vì sao?

Câu II (2,0 điểm)

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 và trang 10, hãy:

  1. Kể tên các quốc gia ven Biển Đông.
  2. Kể tên và sắp xếp tỉ lệ diện tích lưu vực theo thứ tự giảm dần của 9 hệ thống sông lớn ở nước ta.

Câu III (3,0 điểm)

Cho bảng số liệu sau:

DÂN SỐ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1995 - 2013

(Đơn vị: Nghìn người)

Năm

Tổng số dân

Dân số thành thị

Dân số nông thôn

1995

71996

14938

57058

2000

77635

18772

58863

2005

82392

22332

60060

2010

86932

26516

60416

2013

89708

28874

60834

(Nguồn: Niên giám thống kê 2014)

  1. Vẽ biểu đồ miền thể hiện sự thay đổi cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn nước ta giai đoạn 1995 - 2013.
  2. Nhận xét và giải thích về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn nước ta giai đoạn trên.

Câu IV (3,0 điểm)

  1. Trình bày sự phân hóa đất theo độ cao ở nước ta. Tại sao ở phần lãnh thổ phía Nam không có đai ôn đới gió mùa trên núi?
  2. Trình bày hoạt động của lũ quét ở nước ta. Cho biết nguyên nhân, hậu quả và giải pháp để giảm thiệt hại do lũ quét gây ra.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý

Câu I (2,0 điểm)

1. Nêu tọa độ địa lí trên đất liền của Việt Nam.

  • Điểm cực Bắc: 23023'B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. (0,25đ)
  • Điểm cực Nam: 8034'B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. (0,25đ)
  • Điểm cực Tây: 102009'Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. (0,25đ)
  • Điểm cực Đông: 109024'Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. (0,25đ)

2. Nêu các đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam. Trong các đặc điểm chung đó, đặc điểm nào quan trọng nhất? Vì sao?

  • Đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam: (0,5đ)
    • Đất nước nhiều đồi núi.
    • Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.
    • Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.
    • Thiên nhiên phân hóa đa dạng.
    • (Kể đúng tên 2-3 đặc điểm cho 0,25 điểm, đúng 4 đặc điểm cho 0,5 điểm)
  • Đặc điểm quan trọng nhất: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa. (0,25đ)
  • Nguyên nhân: là đặc điểm cơ bản nhất của tự nhiên nước ta, chi phối và quy định đặc điểm, hướng phát triển của các thành phần tự nhiên. (0,25đ)

Câu II (2,0 điểm)

1. Kể tên các quốc gia ven Biển Đông

Việt Nam, Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Xingapo, Inđônêxia, Brunây, Philippin.

(Kể đúng tên 2-3 quốc gia cho 0,25 điểm; 4-5 quốc gia cho 0,5 điểm; 6-7 quốc gia cho 0,75 điểm; 8-9 quốc gia cho 1,0 điểm ).

2. Kể tên và sắp xếp tỉ lệ diện tích lưu vực theo thứ tự giảm dần của 9 hệ thống sông lớn ở nước ta.

Số thứ tự

Tên hệ thống sông

Tỉ lệ diện tích lưu vực (%)

1.

Hệ thống sông Hồng

21,91

2.

Hệ thống sông Mê Công (phần trên lãnh thổ Việt Nam)

21,40

3.

Hệ thống sông Đồng Nai

11,27

4.

Hệ thống sông Cả

5,34

5.

Hệ thống sông Mã

5,31

6.

Hệ thống sông Thái Bình

4,58

7.

Hệ thống sông Ba (Đà Rằng)

4,19

8.

Hệ thống sông Kì Cùng - Bằng Giang

3,38

9.

Hệ thống sông Thu Bồn

3,12

(Kể đủ 9 hệ thống: 0,5 điểm, sắp xếp thứ tự đúng: 0,5 điểm).

Câu III (3,0 điểm)

1. Vẽ biểu đồ miền thể hiện sự thay đổi cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn nước ta giai đoạn 1995 - 2013.

- Xử lí số liệu (0,5đ)

CƠ CẤU DÂN SỐ PHÂN THEO THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN
CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1995 - 2013 (Đơn vị: %)

Năm

Tổng dân số

Dân số thành thị

Dân số nông thôn

1995

100

20.7

79.3

2000

100

24.2

75.8

2005

100

27.1

72.9

2010

100

30.5

69.5

2013

100

32.2

67.8

(Nếu sai 1- 2 lỗi trừ 0,25 điểm; sai từ 3 lỗi trở lên không tính điểm nội dung xử lí số liệu).

- Vẽ biểu đồ: Miền, vẽ biểu đồ khác không cho điểm. (1,5đ)

- Yêu cầu: Chính xác, đầy đủ (tên biểu đồ, chú giải, đơn vị, số liệu), thẩm mỹ. (Nếu thiếu hoặc sai mỗi nội dung trừ 0,25 điểm).

2. Nhận xét và giải thích về cơ cấu và sự thay đổ cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn nước ta giai đoạn trên.

  • Nhận xét: (0,5đ)
    • Về cơ cấu: không đồng đều, dân số nông thôn chiếm tỉ trọng lớn, dân thành thị nhỏ (dẫn chứng). (0,25đ)
    • Về sự thay đổi cơ cấu: tăng tỉ trọng dân thành thị, giảm tỉ trọng dân nông thôn (dẫn chứng). (0,25đ)
  • Giải thích: (0,5đ)
    • Dân số nông thôn chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu dân số do nước ta có điểm xuất phát thấp là một nước nông nghiệp, trình độ phát triển kinh tế chưa cao. (0,25đ)
    • Thay đổi do: nước ta đang tiến hành công nghiệp hóa, thúc đẩy quá trình đô thị hóa; đồng thời đô thị là nơi tập trung nhiều cơ sở kinh tế, cơ sở hạ tầng phát triển, chất lượng cuộc sống cao nên thu hút dân cư từ nông thôn ra thành thị; sự thay đổi địa giới hành chính nên qui mô các đô thị mở rộng,... làm tỉ trọng dân thành thị tăng, tỉ trọng dân nông thôn giảm. (0,25đ)

Câu IV (3,0 điểm)

1. Trình bày sự phân hóa đất theo độ cao ở nước ta. Tại sao ở phần lãnh thổ phía Nam không có đai ôn đới gió mùa trên núi?

  • Đặc điểm sự phân hóa đất theo độ cao. (1,0đ)
    • Đai nhiệt đới gió mùa (ở miền Bắc có độ cao trung bình dưới 600 - 700m, ở miền Nam dưới 900 - 1000m). (0,5đ)
      • Nhóm đất phù sa: chiếm gần 24% diện tích đất tự nhiên cả nước, bao gồm: đất phù sa ngọt, đất phèn, đất mặn, đất cát,... (0,25đ)
      • Nhóm đất feralit vùng đồi núi thấp chiếm hơn 60% diện tích đất tự nhiên cả nước, phần lớn là đất feralit đỏ vàng, đất feralit nâu đỏ phát triển trên đá mẹ badan và đá vôi. (0,25đ)
    • Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi (giới hạn: ở miền Bắc từ 600 - 700m đến 2600m, ở miền Nam từ 900 - 1000m đến 2600m): Ở độ cao từ 600 - 700m đến 1600 - 1700m: đất feralit có mùn với đặc tính chua. Ở độ cao trên 1600 1700m: quá trình feralit ngừng trệ, hình thành đất mùn. (0,25đ)
    • Đai ôn đới gió mùa trên núi (có độ cao từ 2600m trở lên - chỉ có ở Hoàng Liên Sơn): chủ yếu là đất mùn thô. (0,25đ)
  • Ở phần lãnh thổ phía Nam không có đai ôn đới gió mùa trên núi vì: (0,5đ)
    • Đai ôn đới gió mùa trên núi có độ cao từ 2600m trở lên. (0,25đ)
    • Ở miền Nam không có núi ở độ cao này. (0,25đ)

2. Trình bày hoạt động của lũ quét ở nước ta. Cho biết nguyên nhân, hậu quả và giải pháp để giảm thiệt hại do lũ quét gây ra.

  • Hoạt động: (0,5đ)
    • Thời gian: ở vùng núi phía Bắc từ tháng VI-X, ở miền Trung từ tháng X-XII (0,25đ)
    • Nơi hay xảy ra: vùng núi của phía Bắc và miền Trung. (0,25đ)
  • Nguyên nhân: lưu vực sông suối miền núi, nơi có địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn, mất lớp phủ thực vật,... (0,25đ)
  • Hậu quả: thiệt hại về người và tài sản, mùa màng,... (0,25đ)
  • Giải pháp: (0,5đ)
    • Quy hoạch các điểm dân cư tránh vùng lũ quét nguy hiểm. (0,25đ)
    • Sử dụng đất đai hợp lý, thực hiện các biện pháp kĩ thuật thủy lợi, trồng rừng, kĩ thuật nông nghiệp trên đất dốc nhằm hạn chế dòng chảy mặt và chống xói mòn đất,... (0,25đ)
Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn Địa lý khối C

    Xem thêm