Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý lần 1 năm 2016 trường THPT Ngô Sĩ Liên, Bắc Giang

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý lần 1 năm 2016 trường THPT Ngô Sĩ Liên, Bắc Giang là đề thi thử đại học môn Địa lý có đáp án dành cho các bạn tham khảo, luyện thi đại học môn Địa lý, chuẩn bị tốt cho kì thi THPT Quốc gia năm 2016 môn Địa lý sắp tới.

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý lần 1 năm 2016 trường THPT Yên Lạc 2, Vĩnh Phúc

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn lần 2 năm 2016 trường THPT Ngô Sĩ Liên, Bắc Giang

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử lần 1 năm 2016 trường THPT Ngô Sĩ Liên, Bắc Giang

SỞ GD&ĐT BẮC GIANG

TRƯỜNG THPT NGÔ SĨ LIÊN

ĐỀ THI THỬ KỲ THI THPT QUỐC GIA LẦN 1

Năm học 2015 - 2016

Môn: ĐỊA LÍ LỚP 12

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

Câu 1 (3.5 điểm).

  1. Nêu phạm vi lãnh thổ nuớc ta.
  2. Là công dân Việt Nam, anh (chị) hãy liên hệ trách nhiệm của mình đối với vấn đề bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế của nước ta trên Biển Đông.
  3. Tại sao nước ta không có khí hậu nhiệt đới khô hạn như một số nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và Bắc Phi?

Câu 2. (3.5 điểm).

  1. Trình bày những thế mạnh và hạn chế của thiên nhiên khu vực đồi núi đối với phát triển kinh tế - xã hội của nước ta.
  2. Cho bảng số liệu sau:

Diện tích, dân số của một số huyện và tỉnh Bắc Giang năm 2011.

Tỉnh, Huyện

Diện tích (km²)

Dân số (nghìn người)

Tỉnh Bắc Giang

3844,0

1574,3

Huyện Lạng Giang

239,8

191,0

Huyện Hiệp Hòa

201,0

214,0

Huyện Sơn Động

845,7

73,1

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Tính: Mật độ dân số của các huyện và tỉnh Bắc Giang. Rút ra nhận xét về sự phân bố dân cư của các huyện so với mức trung bình của cả tỉnh.

Câu 3 (3.0 điểm). Cho bảng số liệu sau:

Giá trị hàng xuất khẩu Việt Nam phân theo nhóm hàng năm 2000 và 2005.

(Đơn vị: Triệu USD)

Nhóm hàng xuất khẩu

2000

2005

Công nghiệp nặng và khoáng sản

5382,1

14398,2

Công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp

4903,1

16321,5

Nông,lâm,thủy sản

4197,5

9106,5

Tổng số

14482,7

39826,2

  1. Vẽ biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu giá trị hàng xuất khẩu phân theo nhóm hàng của nước ta năm 2000 và năm 2005.
  2. Qua bảng số liệu và biểu đồ hãy rút ra nhận xét.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý

Câu 1 (3.5 điểm).

1.1. Nêu phạm vi lãnh thổ nuớc ta.

  • Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất toàn vẹn, bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời.
  • Vùng đất:
    • Diện tích là 313 212 km2 (Niêm giám thống kê 2006; Có hơn 4600 km đường biên giới trên đất liền...; Đường bờ biển dài 3260 km... (dẫn chứng)
    • Có hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là các đảo ven bờ và 2 quần đảo trên biển Đông là quần đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng) và quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa).
  • Vùng biển:
    • Có diện tích khoảng 1 triệu km2 ở Biển Đông. Vùng biển của nước ta tiếp giáp với vùng biển của 7 quốc gia... (dẫn chứng)
    • Vùng biển của nước ta bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa.
  • Vùng trời:
    • Vùng trời là khoảng không gian bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta; trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới, trên biển là ranh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian các đảo.

1.2. Là công dân Việt Nam, anh (chị) hãy liên hệ trách nhiệm của mình đối với vấn đề bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế của nước ta trên Biển Đông.

  • Tích cực học tập, lao động sản xuất để góp phần đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế tạo ra sức mạnh về kinh tế, từ đó củng cố sức mạnh về quốc phòng
  • Bằng kiến thức đã học được, tích cực tuyên truyền cho nhân dân, gia đình, bạn bè quốc tế về chủ quyền biển, đảo của Việt Nam

1.3. Tại sao nước ta không có khí hậu nhiệt đới khô hạn như một số nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và Bắc Phi?

  • Vị trí địa lý đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta là mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
    • Nước ta nằm hoàn toàn trong vành đai nội chí tuyến có nền nhiệt độ cao ...; Nước ta nằm trong khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng cuả gió Mậu dịch (Tín phong) và gió mùa châu Á... nên khí hậu có 2 mùa rõ rệt.
    • Tác động của các khối khí di chuyển qua biển kết hợp với vai trò của Biển Đông... đã làm cho thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển...

Câu 2. (3.5 điểm).

2.1. Thế mạnh và hạn chế của thiên nhiên khu vực đồi núi đối với phát triển kinh tế - xã hội của nước ta:

  • Thế mạnh:
    • Khoáng sản: Khu vực đồi núi tập trung nhiều loại khoáng sản có nguồn gốc nội sinh như đồng, chì, thiếc, sắt, pyrit, niken, crôm, vàng, vonfram...và các khoáng sản có nguồn gốc ngoại sinh như bôxit, apatit, đá vôi, than đá, vật liệu xây dựng. Đó là nguyên liệu, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp.
    • Rừng và đất trồng: Tạo cơ sở phát triển nền lâm-nông nghiệp nhiệt đới. Rừng giàu có về thành phần loài động, thực vật; trong đó nhiều loài quý hiếm tiêu biểu cho sinh vật rừng nhiệt đới.
      • Miền núi nước ta còn có các cao nguyên và các thung lũng, tạo thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi đại gia súc.Ngoài các cây trồng, vật nuôi nhiệt đới, ở vùng cao còn có thể trồng được các loài động, thực vật cận nhiệt và ôn đới. Đất đai vùng bán bình nguyên và đồi trung du thích hợp để trồng các cây công nghiệp, cây ăn quả và cả cây lương thực.
    • Nguồn thủy năng: Các con sông ở miền núi nước ta có tiềm năng thủy điện lớn.
    • Tiềm năng du lịch: Có nhiều điều kiện để phát triển các loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng.... nhất là du lịch sinh thái.
  • Hạn chế:
    • Ở nhiều vùng núi, địa hình chia cắt mạnh, lắm sông suối, hẻm vực, sườn dốc, gây trở ngại cho giao thông, cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng.
    • Do mưa nhiều, độ dốc lớn, miền núi còn là nơi xảy ra các thiên tai như lũ nguồn, lũ quét, xói mòn, trượt lở đất. Tại các đứt gãy sâu còn có nguy cơ phát sinh động đất.
    • Các thiên tai khác như lốc, mưa đá, sương muối, rét hại.... thường gây tác hại lớn cho sản xuất và đời sống dân cư.

2.2. Tính mật độ dân số:

Tỉnh, Huyện

Diện tích (km²)

Dân số (nghìn người)

Mật độ dân số (người/km2)

Tỉnh Bắc Giang

3844,0

1574,3

409

Huyện Lạng Giang

239,8

191,0

796

Huyện Hiệp Hòa

201,0

214,0

1064

Huyện Sơn Động

845,7

73,1

86

Nhận xét: Mật độ dân số không đều và có sự chệnh lệch.. (d/c)

Câu 3 (3.0 điểm).

* Xử lý số liệu:

CƠ CẤU HÀNG XUẤT KHẨU VIỆT NAM PHÂN THEO NHÓM HÀNG NĂM 2000 VÀ NĂM 2005

Đơn vị: %

Hàng xuất khẩu

2000

2005

Công nghiệp nặng và khoáng sản

37,2

36,1

Công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp

33,8

41,0

Nông,lâm,thủy sản

29,0

22,9

Tổng số

100,0

100,0

Tính quy mô: R2000 = 1đvbk; R2005 = 1,66 đvbk

* Vẽ biểu đồ hình tròn có bán kính khác nhau

Lưu ý:

  • Chính xác, trực quan, thẩm mĩ
  • Vẽ các loại biểu đồ khác ngoài hình tròn thì không cho điểm.

Nhận xét:

  • Giá trị hàng xuất khẩu:
    • Từ năm 2000 đến 2005 có sự thay đổi
    • Tổng giá trị hàng xuất khẩu tăng nhanh (dẫn chứng)
    • Giá trị các nhóm hàng xuất khẩu đều tăng, nhưng có sự khác nhau giữa các nhóm hàng (dẫn chứng)
  • Cơ cấu hàng xuất khẩu:
    • Từ năm 2000 đến 2005 có sự thay đổi
    • Tỉ trọng hàng công nghiệp và khoáng sản; nông, lâm, thủy sản giảm dần (dẫn chứng)
    • Tỉ trọng hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp tăng (dẫn chứng)
Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn Địa lý khối C

    Xem thêm