Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử lần 1 năm 2016 trường THPT Ngô Sĩ Liên, Bắc Giang

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử lần 1 năm 2016 trường THPT Ngô Sĩ Liên, Bắc Giang được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải nhằm kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức phần lịch sử thế giới hiện đại (1945-2000) của học sinh so với yêu cầu của chương trình, đánh giá quá trình học tập của học sinh và quá trình giảng dạy của giáo viên từ đó có biện pháp điều chỉnh cho phù hợp. Mời quý thầy cô và các bạn cùng tham khảo.

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử lần 1 năm 2016 trường THPT Yên Lạc 2, Vĩnh Phúc

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử lần 1 năm 2016 trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh

SỞ GD&ĐT BẮC GIANG

TRƯỜNG THPT NGÔ SĨ LIÊN

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1

Môn: LỊCH SỬ 12

Năm học 2015-2016

Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

Câu 1 (3.0 điểm)

Trình bày nội dung của Hội nghị Ianta (T2/1945). Qua đó đánh giá tác động của nó đối với tình hình thế giới.

Câu 2 (3.0 điểm)

Từ nội dung chiến lược phát triển kinh tế chung của năm nước sáng lập ASEAN sau khi giành độc lập đến năm 2000, em hãy rút ra bài học kinh nghiệm với sự phát triển của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Câu 3 (2.0 điểm)

Vì sao Mĩ là nơi khởi đầu cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần hai? Vai trò, tác dụng của khoa học - kĩ thuật đối với nền kinh tế Mĩ.

Câu 4 (2.0 điểm)

Trình bày hiểu biết của em về một tổ chức liên kết chính trị- kinh tế lớn nhất hành tinh. Là một học sinh, em cần làm gì để thúc đẩy mối quan hệ giữa Việt Nam và tổ chức đó?

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử

Câu 1 (3.0 điểm) Trình bày nội dung của Hội nghị Ianta (T2/1945). Qua đó đánh giá tác động của nó đối với tình hình thế giới.

  • Đầu năm 1945, chiến tranh thế giới 2 bước vào giai đoạn kết thúc, nhiều vấn đề đặt ra đòi hỏi các nước đồng minh cần giải quyết.
  • Từ ngày 4 đến ngày 11-2-1945, một hội nghị quốc tế đã được triệu tập tại Ianta (Liên xô) với sự tham gia của nguyên thủ ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh.
  • Nội dung:
    • Nhanh chóng tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật -> kết thúc chiến tranh
    • Thành lập tổ chức Liên hiệp quốc để duy trì hòa bình, an ninh thế giới
    • Thỏa thuận việc đóng quân, giải giáp quân đội phát xít và phân chia phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận ở châu Âu và Á.
  • Những quyết định của hội nghị I-an-ta đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới, thường được gọi là "Trật tự hai cực Ianta".
    • Biểu hiện (năm 1949 hai nước Đức ra đời; Châu Âu hình thành 2 chế độ KT, CT đối lập nhau; khu vực khác cũng phân chia thành hai hệ thống xã hội)

Câu 2 (3.0 điểm) Từ nội dung chiến lược phát triển kinh tế chung của năm nước sáng lập ASEAN sau khi giành độc lập đến năm 2000, em hãy rút ra bài học kinh nghiệm với sự phát triển của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Nhóm 5 nước sáng lập ASEAN (Gồm Thái Lan, Malaixia, Xingapo, Philippin và Inđônêxia). Chiến lược phát triển kinh tế chung của 5 nước sáng lập ASEAN gồm: chiến lược kinh tế hướng nội và chiến lược kinh tế hướng ngoại.

Nội dung

Chiến lược KT hướng nội

Chiến lược KT hướng ngoại

Thời gian

Từ những năm 50, 60 của thế kỉ XX

Từ những năm 60, 70 thế kỉ XX trở đi

Mục tiêu

Nhanh chóng xoá bỏ nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng nền kinh tế tự chủ.

Tiến hành công nghiệp hoá lấy xuất khẩu làm chủ đạo

Nội dung

- Tiến hành công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu

- Lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa để phát triển sản xuất

- Mở cửa nền kinh tế, thu hút vốn và công nghệ tiên tiến của nước ngoài, xuất khẩu hàng hoá.

Thành tựu

Đạt được một số thành tựu bước đầu về kinh tế - xã hội, sản xuất đã đáp ứng được nhu cầu cơ bản của nhân dân trong nước, phát triển một số ngành chế biến, chế tạo.

Tốc độ tăng trưởng của 5 nước này khá cao; trong những năm 70 của thế kỉ XX, tốc độ tăng trưởng của Inđônêxia là 7% - 7,5%, Malaixia là 7,8%, Xingapo là 12% (1966-1973) ...

Hạn chế

Thiếu vốn, nguyên liệu và công nghệ, chi phí cao dẫn đến thua lỗ, tệ tham nhũng, quan liêu phát triển...

Khủng hoảng, cạnh tranh.

Bài học kinh nghiệm với sự phát triển của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

  • Xây dựng kinh tế tự chủ.
  • Mở cửa thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
  • Xây dựng nền kinh tế mạnh, tăng cường quốc phòng, chống tệ quan liêu, tham nhũng.

Câu 3 (2.0 điểm) Vì sao Mĩ là nơi khởi đầu cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần hai? Vai trò, tác dụng của khoa học- kĩ thuật đối với nền kinh tế Mĩ.

  • Vì sao Mĩ là nơi khởi đầu cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần hai
    • Trong chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều nhà bác học lỗi lạc trên thế giới sang Mĩ, vì ở đây có điều kiện hòa bình và phương tiện đầy đủ để nghiên cứu.
    • Chính phủ Mĩ lại có chính sách thu hút các nhà khoa học đến làm việc. Chỉnh phủ đầu tư lớn cho giáo dục và khoa học kĩ thuật.
  • Vai trò, tác dụng của khoa học - kĩ thuật đối với nền kinh tế Mĩ.
    • Thúc đẩy kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng, đời sống vật chất và tinh thần của người dân Mĩ có nhiều thay đổi.
    • KHKT không chỉ thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển mà còn ảnh hưởng lớn trên toàn thế giới.

Câu 4 (2.0 điểm) Trình bày hiểu biết của em về một tổ chức liên kết chính trị - kinh tế lớn nhất hành tinh. Là một học sinh, em cần làm gì để thúc đẩy mối quan hệ giữa Việt Nam và tổ chức đó?

  • Tổ chức liên kết chính trị- kinh tế lớn nhất hành tinh là Liên minh châu Âu (EU)
    • Quá trình hình thành và phát triển:
      • Ngày 25-3-1957, sáu nước trên đã kí Hiệp ước Rôma, thành lập "Cộng đồng năng lượng nguyên tử Châu Âu" và "Cộng đồng kinh tế Châu Âu" (EEC).
      • Ngày 1-7-1967, ba tổ chức trên được hợp nhất thành "Cộng đồng Châu Âu" (EC).
      • Ngày 7-12-1991, các nước EC kí Hiệp ước Maxtrích (Hà Lan), có hiệu lực từ ngày 1-1-1993, đổi tên thành Liên minh Châu Âu (EU) với 15 nước thành viên.
      • Liên minh Châu Âu từng bước đi tới hợp nhất (nhất thể hoá) về chính trị và kinh tế như: thành lập Nghị viện Châu Âu (từ năm 1979); ngày 1-1-1999, phát hành đồng tiền chung Châu Âu (Euro) và chính thức được sử dụng ở nhiều nước EU từ ngày 1-1-2002 thay cho đồng bản tệ.
    • Mục tiêu: không chỉ nhằm hợp tác giữa các nước thành viên trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ mà cả trong lĩnh vực chính trị.
    • Vai trò: Ngày nay, Liên minh Châu Âu là tổ chức liên kết khu vực về kinh tế - chính trị lớn nhất hành tinh, chiếm1/4 GDP của thế giới, có trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến nhất.
  • Liên hệ: Tích cực học tập, trau dồi kiến thức về kinh tế, lịch sử, văn hóa Việt Nam để giới thiệu với bạn bè quốc tế. Tích cực tìm hiểu về Liên minh châu Âu ...
Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm

    Môn Lịch Sử khối C

    Xem thêm