Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử lần 2 năm 2016 trường THPT Liễn Sơn, Vĩnh Phúc
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử lần 2 năm 2016 trường THPT Liễn Sơn, Vĩnh Phúc là đề kiểm tra chuyên đề lớp 12 nhằm đánh giá chất lượng học tập cũng như chất lượng ôn thi đại học, ôn thi THPT Quốc gia năm 2016 môn Lịch sử. Đề thi môn Sử có đáp án đi kèm, hi vọng sẽ giúp các bạn củng cố kiến thức hiệu quả nhất. Mời các bạn tham khảo.
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử lần 1 năm 2016 trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử lần 1 năm 2016 trường THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh
SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN
| ĐỀ KIỂM TRA CHUYÊN ĐỀ LẦN 2 NĂM 2015-2016 Môn: LỊCH SỬ 12 Thời gian làm bài: 60 phút không kể thời gian phát đề (Đề thi gồm có 01 trang) |
Câu 1 (3,5 điểm)
Trình bày những sự kiện chứng tỏ xu thế hòa hoãn giữa 2 siêu cường Liên Xô và Mĩ, giữa 2 phe XHCN và TBCN. Vì sao Liên Xô và Mĩ lại quyết định chấm dứt "Chiến tranh lạnh"?
Câu 2 (3,5 điểm)
Toàn cầu hóa là gì? Nêu những biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa ngày nay và tác động của nó đối với các nước.
Câu 3 (3,0 điểm)
Trình bày sự phân hóa, thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp trong xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới lần 1.
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử
Câu 1 (3,5 điểm) Trình bày những sự kiện chứng tỏ xu thế hòa hoãn giữa 2 siêu cường Liên Xô và Mĩ, giữa 2 phe XHCN và TBCN. Vì sao Liên Xô và Mĩ lại quyết định chấm dứt "Chiến tranh lạnh"?
* Các sự kiện:
- Đầu những năm 70 của thế kỉ XX xu thế hòa hoãn Đông - Tây xuất hiện với những cuộc thương lượng Xô- Mĩ. (0,5đ)
- Ngày 9-11-1972, hai nước Đức kí kết tại Bon hiệp định về những cơ sở quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức, làm cho tình hình ở Tây Âu bớt căng thẳng. (0,5đ)
- Năm 1972 Xô - Mỹ thỏa thuận hạn chế vũ khí chiến lược, kí hiệp ước ABM, SALT-1, đánh dấu sự hình thành thế cân bằng về quân sự và vũ khí hạt nhân chiến lược giữa hai cường quốc. (0,5đ)
- Tháng 8- 1975, 35 nước châu Âu và Mỹ, Canađa đã kí hiệp ước Hen-xin-ki khẳng định quan hệ giữa các quốc gia và sự hợp tác giữa các nước, tạo nên một cơ chế giải quyết các vấn đề liên quan tới hòa bình an ninh ở châu lục này. (0,5đ)
* Nguyên nhân:
- Cả hai nước đều quá tốn kém và suy giảm "thế mạnh" nhiều mặt. (0,5đ)
- Đức, Nhật Bản, Tây Âu vươn lên mạnh trở thành đối thủ cạnh tranh gay gắt với Mĩ. (0,5đ)
- Liên Xô lâm vào tình trạng khủng hoảng trì trệ... Do đó Xô- Mỹ muốn thoát khỏi thế đối đầu để ổn định và củng cố vị thế của mình. (0,5đ)
Câu 2 (3,5 điểm) Toàn cầu hóa là gỉ? Nêu những biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa ngày nay và tác động của nó đối với các nước.
- Toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ... (0,5đ)
- Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế... (0,5đ)
- Sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia... (0,5đ)
- Sự sáp nhập và hợp nhất các công ti thành tập đoàn lớn, nhất là các công ty khoa học kĩ thuật nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước... (0,5đ)
- Sự ra đời các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực. Các tổ chức này ngày càng quan trọng trong việc giải quyết các vần đề kinh tế chung của thế giới và khu vực... (0,5đ)
- Tác động tích cực: (0,5đ)
- Tác động tiêu cực: (0,5đ)
Câu 3 (3,0 điểm) Trình bày sự phân hóa, thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp trong xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới lần 1.
- Giai cấp địa chủ phong kiến: Là giai cấp thống trị cũ đã đầu hàng, được đế quốc nuôi dưỡng làm tay sai là chỗ dựa của Pháp, là kẻ thù là đối tượng của cách mạng. Tuy nhiên sau cuộc khai thác thuộc địa lần 2 của thực dân Pháp ... đã phân hóa làm 3 bộ phận... (0,5đ)
- Giai cấp tư sản: Hình thành sau chiến tranh thế giới lần 1, trong quá trình phát triển đã phân hóa làm hai bộ phận:
- Tư sản mại bản: Có quyền lợi gắn liền với chủ nghĩa đế quốc nên đi với đế quốc phản bội quyền lợi dân tộc, là đối tượng của cách mạng (0,5đ)
- Tư sản dân tộc: Có khuynh hướng kinh doanh độc lập: Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Hữu Thu, Trương Văn Bền,... Có tinh thần yêu nước nhưng do lực lượng kinh tế nhỏ yếu, không kiên định, dễ thỏa hiệp (0,5đ)
- Giai cấp nông dân: Chiểm 90% dân số, là lực lượng chính sản xuất ra của cải vật chất nuôi sống xã hội. Nhưng họ lại bị áp bức bóc lột nặng nề, bị bần cùng hóa... Vì vậy họ căm thù đế quốc, phong kiến, giàu lòng yêu nước... Là động lực quan trọng của cách mạng. (0,5đ)
- Giai cấp công nhân: Ra đời trong quá trình khai thác thuộc địa của Pháp, trước chiến tranh thế giới lần 1 có 10 vạn. Sau chiến tranh lên tới 22 vạn. Đây là giai cấp có đủ điều kiện nắm quyền lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc. Vì giai cấp công nhân ngoài 3 đặc điểm của công nhân thế giới họ còn có 5 đặc điểm riêng của công nhân Việt Nam... (0,5đ)
- Do tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp và do sự phát triển của xã hội Việt Nam dẫn tới sự phân hóa xã hội sâu sắc, mỗi giai cấp có địa vị chính trị khác nhau nên có thái độ cách mạng khác nhau (0,5đ)