Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử lần 1 năm 2016 trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2016

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử lần 1 năm 2016 trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh là một trong những đề thi thử đại học môn lịch sử hay VnDoc muốn gửi tới các bạn và giáo viên, đặc biệt là các bạn đang luyện thi đại học môn Sử, ôn thi THPT Quốc gia 2016 tham khảo ôn luyện.

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn lần 1 năm 2016 trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh

Đề thi thử quốc gia môn Lịch sử lần 1 năm 2015 trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh

SỞ GD&ĐT BẮC NINH
TRƯỜNG THPT HÀN THUYÊN

(Đề thi có 01 trang)
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN I
NĂM HỌC 2015-2016
MÔN: LỊCH SỬ; LỚP: 12
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề

Câu 1 (3,0 điểm)

Tại sao nói: sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1973, Mỹ trở thành trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất thế giới? Nêu những nguyên nhân đưa đến sự phát triển của kinh tế Mỹ và rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước hiện nay.

Câu 2 (3,0 điểm)

Chứng minh rằng: Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo là một cương lĩnh đúng đắn, khoa học và sáng tạo. Nêu những điểm khác giữa cương lĩnh chính trị với luận cương chính trị tháng 10.1930.

Câu 3 (2,0 điểm)

Nêu nội dung đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng ta và tên các văn kiện thể hiện nội dung đường lối đó. Tại sao cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta diễn ra đầu tiên trong các đô thị?

Câu 4 (2,0 điểm)

Tại sao Pháp chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược với ta? Đánh giá vai trò của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và quyết định chuyển từ phương châm "đánh nhanh thắng nhanh" sang "đánh chắc tiến chắc" của Đại tướng trong chiến dịch Điện Biên Phủ đối với cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta?

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2016

Câu 1 (3,0 điểm)

1. Tại sao nói: sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1973, Mỹ trở thành trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất thế giới? (1,25đ)

* Khẳng định: sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1973, Mỹ trở thành trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất thế giới

* Giải thích:

  • Thông qua những con số thể hiện sự phát triển nhanh, mạnh của nền kinh tế Mỹ sau chiến tranh thế giới 2: sản lượng công nghiệp; nông nghiệp; số tàu bè trên biển; dự trữ vàng; đóng góp của kinh tế Mỹ với tổng sản phẩm kinh tế thê giới
  • Khẳng định trong 20 năm đầu sau chiến tranh, Mỹ là trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất thế giới

2. Nêu những nguyên nhân đưa đến sự phát triển của kinh tế Mỹ (1,25đ)

Nêu đủ các nguyên nhân:

  • Lãnh thổ..., tài nguyên...
  • Lợi dụng chiến tranh...
  • Thành tựu KHKT...
  • Các tổ hợp công nghiệp....
  • Các chính sách và biện pháp của Nhà nước....

3. Rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước hiện nay (0,5đ)

Từ những nguyên nhân đưa đến sự phát triển của nền kinh tế Mỹ, học sinh đưa ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam: coi trọng phát triển nguồn nhân lực có trình độ, có đạo đức; áp dụng thành tựu KHKT, phát huy vai trò Nhà nước trong việc điều tiết nền kinh tế....

Câu 2 (3,0 điểm)

1. Chứng minh rằng: Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo là một cương lĩnh đúng đắn, khoa học và sáng tạo. (2,0đ)

  • Khẳng định cương lĩnh do NAQ soạn thảo được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng đầu năm 1930; đây là một cương lĩnh đúng đắn, khoa học, sáng tạo....
  • Phân tích nội dung cương lĩnh
    • Tính chất, phương hướng phát triển của cách mạng...
    • Nhiệm vụ cách mạng...
    • Lực lượng cách mạng...
    • Lãnh đạo cách mạng...
    • Vị trí cách mạng....
  • Nhận xét nội dung cương lĩnh, khẳng định tính đúng đắn, khoa học, sáng tạo, thấm nhuần tư tưởng giai cấp, tính dân tộc.....
    • Đúng đắn: đúng với quan điểm của chủ nghĩa Mác, thực tiễn cách mạng Việt Nam, vạch ra con đường đấu tranh đáp ứng yêu cầu cách mạng....
    • Sáng tạo: vận dụng chủ nghĩa Mác phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam...(đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu...)

2. Nêu những điểm khác giữa cương lĩnh chính trị với luận cương chính trị tháng 10.1930 (1,0đ)

  • Khi đề ra nhiệm vụ cách mạng:
    • Cương lĩnh chính trị: đề cao nhiệm vụ dân tộc, thấy được mâu thuẫn cơ bản của một xã hội thuộc địa...
    • Luận cương: đề cao vấn đề giai cấp, coi vấn đề ruộng đất là vấn đề cơ bản của cuộc CMTS dân quyền -> chưa thấy được mâu thuẫn cơ bản trong xã hội thuộc địa là mâu thuẫn dân tộc....
  • Khi chỉ ra lực lượng cách mạng:
    • Cương lĩnh chính trị: thấy được khả năng cách mạng của các giai cấp, tầng lớp...
    • Luận cương: không thấy được vai trò của các giai cấp, tầng lớp khác ngoài công nhân và nông dân...

Câu 3 (2,0 điểm)

1. Nêu nội dung đường lối kháng chiến chống Pháp ... và tên các văn kiện thể hiện nội dung đường ... (0,75đ)

  • Nêu nội dung đường lối kháng chiến...: kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế.
  • Nêu tên các văn kiện thể hiện nội dung đường lối kháng chiến của đảng
    • Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (12/1946)
    • Chỉ thị toàn dân kháng chiến của TW Đảng (12/1946)
    • Tác phẩm "kháng chiến nhất định thắng lợi" của đ/c Trường Chinh

2. Tại sao cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta diễn ra đầu tiên trong các đô thị? (1,25 đ)

  • Nêu âm mưu của Pháp dẫn đến cuộc chiến đấu trong các đô thị của ta: Pháp thực hiện kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh, tấn công ta ở các đô thị lớn nhằm đánh úp cơ quan đầu não kháng chiến của ta, tiêu diệt lực lượng của ta ở các đô thị nên cuộc kháng chiến của ta diễn ra đầu tiên ở các đô thị
  • Nêu mục đích cuộc chiến đấu trong các đô thị của ta:....

Câu 4 (2,0 điểm)

1. Tại sao Pháp chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược với ta? (0,5đ)

- Làm nổi bật được: Pháp đang sa lầy ở Đông Dương, được Mỹ giúp đề ra kế hoạch Nava nhằm chuyển bại thành thắng.... Pháp nhận thấy ĐBP là nơi có vị trí chiến lược quan trọng nên cố nắm giữ và quyết định xây dựng ĐBP thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đ.D, chọn ĐBP là nơi quyết chiến chiến lược với ta.

2. Đánh giá vai trò của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và quyết định chuyển từ phương châm "đánh nhanh thắng nhanh" sang "đánh chắc tiến chắc" của Đại tướng trong chiến dịch Điện Biên Phủ đối với cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta? (1,5đ)

  • Đánh giá vai trò của Đại tướng: tùy vào cách diễn đạt của HS, nêu bật được Đại tướng là vị tổng chỉ huy quân đội tài năng, sáng suốt và nhạy bén; đề ra đường lối chính trị, quân sự đúng đắn; phương pháp cách mạng khoa học, biết tạo thời cơ và tận dụng thời cơ để chiến đấu và chiến thắng kẻ thù.
  • Đánh giá quyết định chuyển từ phương châm "đánh nhanh thắng nhanh" sang "đánh chắc tiến chắc": tùy cách diễn đạt của học sinh nhưng cần làm nổi bật: đây là quyết định lịch sử, đúng đắn, phù hợp với thực tế chiến trường; đảm bảo cho ta phát huy thế mạnh,khắc phục hạn chế để giành thắng lợi trong chiến dịch ĐBP, kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta....
Đánh giá bài viết
1 1.317
Sắp xếp theo

    Môn Lịch Sử khối C

    Xem thêm