Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2016 trường THCS - THPT Đông Du, Đắk Lắk (Lần 2)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Địa lý

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2016 trường THCS - THPT Đông Du, Đắk Lắk (Lần 2) gồm 4 câu hỏi tự luận môn Địa cùng đáp án tham khảo đi kèm, giúp các bạn học sinh luyện tập và củng cố kiến thức môn Địa hiệu quả, từ đó, chuẩn bị tốt nhất cho kì thi THPT Quốc gia, xét tuyển Đại học, Cao đẳng 2016 sắp tới.

Tuyển tập 10 đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Địa lý trường THPT Thuận Thành 1, Bắc Ninh

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2016 trường THPT Ngọc Tảo, Hà Nội

SỞ GD & ĐT ĐẮK LẮK

TRƯỜNG THCS & THPT ĐÔNG DU

KIỂM TRA NĂNG LỰC THPT QUỐC GIA LẦN II

MÔN: ĐỊA LÍ

Thời gian: 180 phút

Câu I (2,0 điểm)

1. Phân tích ảnh hưởng của biển Đông đến thiên nhiên nước ta.

2. Trình bày phương hướng giải quyết việc làm ở nước ta.

Câu II (2,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam hãy:

1. Kể tên các sản phẩm chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp ở Tây Nguyên Với vùng Trung du miền núi Bắc Bộ.

2. Giải thích sự khác nhau về điều kiện tự nhiên để phát triển cây công nghiệp ở hai vùng trên.

Câu III (3,0 điểm) Cho bảng số liệu sau:

Diện tích gieo trồng cây công nghiệp nước ta giai đoạn 2003 - 2012
(đơn vị: nghìn ha)

NămCây công nghiệp hàng nămCây công nghiệp lâu năm
2003835,01510,8
2005861,51633,6
2008806,11885,8
2010797,62010,5
2012729,92222,8

1. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng cây công nghiệp nước ta giai đoạn 2003 – 2012.

2. Nhận xét và giải thích về cơ cấu diện tích gieo trồng cây công nghiệp nước ta giai đoạn trên.

Câu IV (3,0 điểm)

1. Phân tích thuận lợi và khó khăn về mặt tự nhiên để phát triển ngành thủy sản ở nước ta. Giải thích tại sao hiện nay phải tăng cường đánh bắt xa bờ ?

2. Cần phải giải quyết những vấn đề nào để sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long ? Tại sao ?

3. Chứng minh vùng biển nước ta có nhiều điều kiện để phát triển hoạt động giao thông hàng hải và du lịch biển – đảo.

Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam phát hành từ 2009 đến 2015

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia 2016 môn Địa lý

Câu I (2,0 điểm)

1. Phân tích ảnh hưởng của biển Đông đến thiên nhiên nước ta (1,0 điểm)

  • Khí hậu: nhờ có biển Đông mà khí hậu nước ta mang tính chất hải dương ôn hòa.
  • Địa hình và hệ sinh thái:
  • Tài nguyên thiên nhiên vùng biển:
  • Thiên tai:

2. Phương hướng giải quyết việc làm và biện pháp nâng cao chất lượng nguồn lao động (1,0 điểm)

Phương hướng giải quyết việc làm:

  • Phân bố lại dân cư và nguồn lao động.
  • Thực hiện tốt chinh sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.
  • Đa dạng hóa các hoạt động sản xuất, chú ý đến hoạt động của các ngành dịch vụ.
  • Tăng cường hợp tác, liên kết để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu.
  • Mở rộng và đa dạng hóa các loại hình đào tạo lao động.
  • Đẩy mạnh xuát khẩu lao động.

Câu II (2,0 điểm)

1. Kể tên các sản phâm chuyên môn hóa nông nghiệp của Tây Nguyên và Trung du miền núi Bắc Bộ.

  • Trung du miền núi Bắc Bộ: Cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới; Đậu tương, lạc thuốc lá, cây ăn quả, cây dược liệu và trâu, bò lấy thịt, sữa lợn.
  • Tây Nguyên: Cà phê, cao su, chè, hồ tiêu, dâu tằm và Bò thịt, bò sữa.

2. Sự khác nhau về điều kiện tự nhiên để phát triển cây công nghiệp ở hai vùng trên là: Đất đai, khí hậu, địa hình,...

Câu III (3,0 điểm)

Xử lí số liệu (0,25 điểm):

Cơ cấu diện tích gieo trồng cây công nghiệp nước ta giai đoạn 2003 - 2012

NămCây công nghiệp hàng nămCây công nghiệp lâu năm
200335,664,4
200534,565,5
200830,070,0
201028,471,6
201232,867,2
  • Vẽ biểu đồ miền (vẽ biểu đồ khác không tính điểm) (1,5 điểm)
  • Có tên biểu đồ, chú giải. (Thiếu 1 yếu tốt trừ 0,25 đ).

2. Nhận xét và giải thích về cơ cấu diện tích gieo trồng cây công nghiệp (1,0 điểm)

  • Nhận xét (0,5 điểm)
  • Nhìn chung cơ cấu diện tích gieo trồng cây công nghiệp nước ta giai đọan 2003 – 2012 có sự thay đổi.
    • Tỉ trọng cơ cấu diện tích cây công nghiệp hàng năm có sự thay đổi (dân chứng).
    • Tỉ trọng cơ diện tích cây công nghiệp lâu năm chiến tỉ trọng cao hơn cây công nghiệp hàng năm và có sự thay đổi (dẫn chứng).
  • Giải thích: (0,5 điểm)
    • Do nước ta có điều kiện phát triển nên diện tích liên tục tăng.
    • Cây công nghiệp lâu năm tăng và chiếm tỉ trọng cao là do nhu cầu của thị trường và giá trị kinh tế cao.

Câu IV (3,0 điểm)

1. Điều kiện thuận lợi và khó khăn về mặt tự nhiên để phát triển ngành thủy sản nước ta (1,0 điểm)

Thuận lợi:

  • Nước ta có đường bờ biển dài (3260 km) và vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn.
  • Nguồn lợi hải sản khá phong phú, tổng trữ lượng khoảng 3,9 – 4,0 triệu tấn, cho phép khai thác hàng năm khoảng 1,9 triệu tấn.
  • Có nhiều ngư trường, trong đó có 4 ngư trường trọng điểm: Ngư trường Quảng Ninh – Hải Phòng; Hoàng Sa – Trường Sa; Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu và ngư trường Cà Mau – Kiên Giang.
  • Có nhiều hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, ao hồ, rừng ngập mặt, bãi triều, đầm phá, thuận lợi để phát triển nuôi trồng nước lợ và nước ngọt.

Khó khăn:

  • Thiên tai như bão, gió mùa đông bắc, ảnh hưởng đến hoạt động đánh bắt trên biên của ngư dân.
  • Một số vùng ven biển môi trường bị ô nhiễm, suy thoái nguồn lợi hải sản.

* Hiện nay phải tăng cường đánh bắt xa bờ là do:

  • Đánh bắt xa bờ sẽ nâng cao hiệu quả khai thác nguồn lợi hải sản.
  • Giảm áp lực cho nguồn lợi ven biển.
  • Bảo vệ an ninh quốc phòng vùng biển và khẳng định chủ quyền vùng biển, vùng trời và thềm lục địa.

2. Những vấn đề cần giải quyết để sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở ĐBSCL là (1,0 điểm)

  • Vấn đề quan trọng hàng đầu là thủy lợi (giải thích).
  • Cần phải duy trì và bảo vệ tài nguyên rừng (giải thích).
  • Chuyển đổi cơ cấu kinh tế (giải thích).
  • Trong việc khai thác kinh tế biển, cần kết hợp mặt biển với đảo, quần đảo với đất liên tạo nên thế kinh tế liên hoàn.
  • Chủ động sóng chung với lũ, đồng thời khai thác các nguồn lợi về kinh tế do lũ mang lại.

3. Vùng biển nước ta có nhiều điều kiện để phát triển hoạt động giao thông hàng hải và du lịch biển – đảo (1,0 điểm)

  • Điều kiện phát triển ngành giao thông hàng hải:
  • Đường bờ biển dài, có nhiều vũng vịnh kín, nước sâu thuận lợi để xây dựng các hệ thống cảng biển.
  • Nằm gần các tuyến đường hàng hải quốc tế đi qua biển Đông.

Điều kiện phát triển du lịch biển – đảo

  • Dọc theo bờ biển có nhiều bãi biển có phong cảnh đẹp, khí hậu ổn định có khả năng phát triển du lịch.
  • Có các hệ thống đảo ven bờ có khả năng khai thác phát triển loại hình du lịch biển – đảo.
Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Địa lý lớp 12

    Xem thêm