Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Địa lý trường THPT Đoàn Thượng, Hải Dương (Lần 1)
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Địa lý
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Địa lý trường THPT Đoàn Thượng, Hải Dương (Lần 1) là đề thi thử đại học môn Địa có đáp án đi kèm, được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải. Đây là đề luyện thi hữu ích dành cho các bạn thí sinh chuẩn bị bước vào kì thi THPT Quốc gia 2016, xét tuyển Đại học, Cao đẳng sắp tới. Mời các bạn tham khảo.
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Lịch sử trường THPT Đoàn Thượng, Hải Dương (Lần 1)
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Ngữ văn trường THPT Đoàn Thượng, Hải Dương (Lần 1)
SỞ GD&ĐT HẢI DƯƠNG TRƯỜNG THPT ĐOÀN THƯỢNG Đề chính thức (gồm 01 trang) | ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM 2016 MÔN THI: ĐỊA LÝ Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) |
Câu I (2,0 điểm)
- Trình bày đặc điểm chủ yếu của thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc nước ta (từ dãy Bạch Mã trở ra).
- Phân tích tác động của đô thị hóa đối với sự phát triển kinh tế- xã hội nước ta.
Câu II (3,0 điểm)
- Trình bày và giải thích sự phân hóa công nghiệp của đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận.
- Phân tích các đặc điểm cơ bản của vùng nông nghiệp Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Câu III (2,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
- Trình bày cơ cấu ngành công nghiệp của các trung tâm công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Thủ Dầu Một.
- Giải thích vì sao thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước?
Câu IV (3,0 điểm)
Cho bảng số liệu sau:
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế của nước ta giai đoạn 2000- 2012 (đơn vị: tỉ đồng)
Năm | 2000 | 2005 | 2010 | 2012 |
Nông-lâm-ngư nghiệp | 108356 | 176402 | 407647 | 638368 |
Công nghiệp- xây dựng | 162220 | 348519 | 824904 | 1253572 |
Dịch vụ | 171070 | 389080 | 925277 | 1353479 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2012, Nhà xuất bản Thống kê 2013)
- Vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của nước ta giai đoạn 2000- 2012.
- Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của nước ta giai đoạn 2000- 2012.
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Địa lý
Câu I (2,0 điểm)
1. Trình bày đặc điểm chủ yếu của thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc nước ta (từ dãy Bạch Mã trở ra). (1,0đ)
- Khí hậu:
- Kiểu khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa có 1 mùa đông lạnh kéo dài.
- Nhiệt độ TB năm trên 20oC
- Số tháng nhỏ hơn 18oC có từ 2-3 tháng.
- Biên độ nhiệt TB năm lớn.
- Có 2 mùa nóng- lạnh rõ rệt
- - Cảnh quan:
- + Kiểu rừng nhiệt đới gió mùa
- + Thực vật chiếm ưu thế là rừng nhiệt đới ngoài ra còn có các loài thực vật á nhiệt đới và ôn đới. Vùng đồng bằng có rau ôn đới.
- + Động vật có các loài thú có lông dày.
2. Phân tích tác động của đô thị hóa đối với sự phát triển kinh tế- xã hội nước ta. (1,0đ)
- Tích cực:
- Tác động mạnh tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế (dẫn chứng)
- Tác động rất lớn đến sự phát triển KT-XH của các địa phương, các vùng trong cả nước (dẫn chứng)
- Tạo động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế; giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động (dẫn chứng)
- Tiêu cực:
- ĐTH không xuất phát từ quá trình CNH sẽ dẫn đến các hậu quả về kinh tế, xã hội, môi trường cho nước ta (dẫn chứng).
Câu II (3,0 điểm)
1. Trình bày và giải thích sự phân hóa công nghiệp của đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận. (1,75đ)
- Trình bày sự phân hóa công nghiệp của đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận
- ĐBSH và phụ cận có mức độ tập trung CN cao nhất cả nước với trung tâm CN quan trọng nhất là Hà Nội.
- Từ Hà Nội hoạt động SXCN tỏa đi theo 6 hướng với các ngành chuyên môn hóa khác nhau, gắn liền với các tuyến giao thông huyết mạch: Hải Phòng- Hạ Long- Cẩm Phả (đóng tàu, khai thác than, nhiệt điện); Đông Anh- Thái Nguyên (cơ khí, luyện kim); Đáp Cầu- Bắc Giang (phân đạm, VLXD); Việt Trì- Phú Thọ (giấy, hoá chất); Hòa Bình- Sơn La (thủy điện); Nam Định- Ninh Bình- Thanh Hóa (VLXD, dệt may, nhiệt điện)
- Giải thích sự phân hóa công nghiệp của Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận.
- Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có vị trí địa lý thuận lợi
- Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú
- Có nguồn lao động dồi dào, trình độ tay nghề cao
- Có hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại đặc biệt là hệ thống giao thông.
- Có nhiều chính sách hấp dẫn đầu tư, các địa phương phát triển năng động.
- Lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời...
2. Phân tích các đặc điểm cơ bản của vùng nông nghiệp TDMN Bắc Bộ. (1,25đ)
- Điều kiện sinh thái nông nghiệp: gồm núi, cao nguyên đồi thấp. Đất feralit đỏ vàng, đất phù sa cổ bạc màu. Khí hậu cận nhiệt đới, ôn đới trên núi, có 1 mùa đông lạnh.
- Điều kiện KTXH: Mật độ dân số tương đối thấp, dân số có kinh nghiệm trong SX cây CN, lâm nghiệp. Ở các vùng trung du có các cơ sở CN chế biến, điều kiện giao thông khá thuận lợi. Còn ở các vùng núi các điều kiện còn gặp nhiều khó khăn.
- Trình độ thâm canh: Nhìn chung trình độ thâm canh thấp, sản xuất theo kiểu quảng canh, đầu tư ít lao động và vật tư nông nghiệp. Ở vùng trung du trình độ thâm canh đang được nâng cao hơn.
- CMHSX: cây CN có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới. Cây CN ngắn ngày (đậu tương, lạc, thuốc lá). Cây ăn quả, cây dược liệu. Chăn nuôi trâu, bò...
Câu III (2,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
1. Trình bày cơ cấu ngành công nghiệp của các trung tâm công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Thủ Dầu Một.
2. Giải thích vì sao thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước?
- Trình bày cơ cấu ngành công nghiệp của các trung tâm công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Thủ Dầu Một.
- TP Hồ Chí Minh...
- Biên Hòa....
- Thủ Dầu Một....
- Giải thích vì sao thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước?
- Có vị trí địa lý thuận lợi, có nguồn tài nguyên phong phú
- Có nguồn lao động dồi dào, trình độ tay nghề cao
- Có thị trường tiêu thụ rộng lớn, sức mua của người dân lớn
- Có hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ và hiện đại đặc biệt là hệ thống giao thông.
- Các địa phương có nhiều chính sách hấp dẫn đầu tư và phát triển năng động
Câu IV (3,0 điểm)
1. Vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của nước ta giai đoạn 2000- 2012. (2,0đ)
a. Tính cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của nước ta giai đoạn 2000- 2012 (%).
Năm | 2000 | 2005 | 2010 | 2012 |
Nông-lâm-ngư nghiệp | 24,5 | 19,3 | 19,0 | 19,7 |
Công nghiệp - xây dựng | 36,7 | 38,1 | 38,2 | 38,6 |
Dịch vụ | 38,8 | 42,6 | 42,8 | 41,7 |
b. Vẽ biểu đồ miền
- Yêu cầu: đúng dạng, chính xác, đảm bảo khoảng cách năm, có tên biểu đồ, chú giải (nếu thiếu 1 chi tiết bị trừ 0,25đ)
- Nếu vẽ dạng biểu đồ khác không chấm điểm
2. Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của nước ta giai đoạn 2000 - 2012. (1,0đ)
- Nhận xét:
- Cơ cấu GDP phân theo KV kinh tế của nước ta giai đoạn 2000- 2012 đang có sự thay đổi:
- Giảm dần tỉ trọng nông-lâm-ngư nghiệp (dẫn chứng)
- Tăng dần tỉ trọng công nghiệp- xây dựng và dịch vụ (dẫn chứng)
- Giải thích:
- Để phù hợp với xu thế của khu vực và thế giới tăng tự nhiên có giảm nhưng vẫn còn cao
- Do tác động của quá trình CNH, HĐH đất nước