Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Lịch sử trường THPT Đoàn Thượng, Hải Dương (Lần 1)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Lịch sử

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Lịch sử trường THPT Đoàn Thượng, Hải Dương (Lần 1) gồm 4 câu hỏi tự luận môn Sử có đáp án đi kèm, là tài liệu ôn tập môn Sử hữu ích dành cho các bạn học sinh, giúp các bạn luyện tập hiệu quả. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Toán trường THPT Đoàn Thượng, Hải Dương (Lần 1)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Ngữ văn trường THPT Đoàn Thượng, Hải Dương (Lần 1)

SỞ GD&ĐT HẢI DƯƠNG

TRƯỜNG THPT ĐOÀN THƯỢNG

ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1

NĂM HỌC 2015 - 2016

MÔN THI: LỊCH SỬ

Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề

Câu 1 (3,0 điểm)

Bằng hiểu biết về tổ chức Liên Hợp Quốc, hãy làm rõ:

a) Sự ra đời, mục đích, nguyên tắc hoạt động của Liên Hợp Quốc.

b) Vai trò của Liên Hợp Quốc trong việc giải quyết những vấn đề thế giới.

c) Những đóng góp của Việt Nam trong tổ chức này.

Câu 2 (2,5 điểm)

Trình bày quá trình phát triển của cách mạng Lào từ 1945 đến năm 1975. Trên cơ sở kiến thức đã học hãy chỉ ra những điểm giống nhau giữa cách mạng Lào và Cách mạng Việt Nam? Vì sao có sự giống nhau đó?

Câu 3 (3,0 điểm)

Những thành tựu tiêu biểu trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế của các nước ở khu vực Đông Nam Á sau khi giành được độc lập. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong công cuộc phát triển kinh tế trong thời kì hội nhập?

Câu 4 (1,5 điểm)

Trình bày những nét chính trong chính sách đối ngoại của Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến giữa những năm 70 của thế kỷ XX. Tác động của chính sách trên đối với quan hệ quốc tế thời kỳ này?

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Lịch sử

Câu 1. Bằng hiểu biết...

a. Trình bày... (1.5đ)

  • Sự ra đời... ...
    • Ngày 26/6/1945 đại diện của 50 nước họp tại Xan Phranxixcô (Mĩ) đã thông qua Hiến chương Liên Hợp Quốc. Ngày 24/10/1945 phiên họp đầu tiên được tổ chức tại Luân Đôn và ngày này được lấy làm ngày thành lập Liên Hợp Quốc. (0.25đ)
  • Mục đích:
    • Duy trì hoà bình và an ninh thế giới, thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các nước trên cơ sở tôn trọng quyền bình đẳng giữa các quốc gia và nguyên tắc dân tộc tự quyết. ... (0.25đ)
  • Nguyên tắc: Liên Hợp quốc hoạt động theo những nguyên tắc: (1,0đ)
    • Quyền bình đẳng giữa các quốc gia và quyền dân tộc tự quyết.
    • Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
    • Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hoà bình.
    • Nguyên tắc nhất trí giữa năm cường quốc: Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc.
    • Liên Hợp quốc không can thiệp vào công việc nội bộ của bất cứ nước nào.

b. Vai trò của Liên Hợp Quốc... (0.75đ)

  • Giải quyết những vấn đề tranh chấp, xung đột, chống chiến tranh hạt nhân bảo vệ hoà bình, an ninh thế giới: vấn đề Trung Đông, vấn đề hạt nhân Iran, Triều Tiên, chống khủng bố... (0.25đ)
  • Tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa các quốc gia trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, văn hoá, xã hội... (0.25đ)
  • Giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu: dân số, dịch bệnh, môi trường, lương thực... (0.25đ)

c. Những đóng góp của Việt Nam... (0.75đ)

  • Tháng 9/1977 Việt Nam trở thành thành viên của Liên Hợp Quốc. (0.25đ)
  • Việt Nam thực hiện nghiêm chỉnh những nguyên tắc, tôn trọng những quyết định của Liên Hợp Quốc và có nhiều đóng góp về vấn đề hoà bình: tích cực ủng hộ, góp phần vào việc giải quyết những tranh chấp, xung đột quốc tế bằng phương pháp hoà bình (rút quân khỏi Campuchia, làm trung gian để thúc đẩy việc giải quyết vấn đề hạt nhân của Triều Tiên...) (0.25đ)
  • Năm 2008 trở thành thành viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc, Việt Nam sẽ có cơ hội đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển của tổ chức này. (0.25đ)

Câu 2. Trình bày....

  • Quá trình phát triển của Cách mạng Lào từ 1945-1975
    • Kháng chiến chống Nhật (0.25đ)
      • 23-8-1945 nhân dân Lào nổi dậy giành chính quyền
      • 12-10-1945 chính phủ Lào tuyên bố thành lập
    • Kháng chiến chống Pháp (0.25đ)
      • 3-3946 Pháp quay lại xâm lược Lào lần hai
      • 1946-1954 Lào phối hợp với Việt Nam và Campuchia tiến hành kháng chiến chống Pháp
      • 7-1954 Pháp phải kí hiệp đỉnh Giơnevơ công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Lào
    • Kháng chiến chống Mĩ (0.5đ)
      • 22-3-1955 Đảng Nhân dân Cách mạng Lào được thành lập
      • 21-2-1973 Mĩ và bọn tay sai phải kí hiệp định Viêng Chăn lập lại hòa bình, thực hiện hòa giải, hòa hợp dân tộc ở Lào.
      • Từ tháng 5 đến tháng 12-1975 quân dân Lào nổi dậy giành chính quyền trong cả nước.
      • Ngày 2-12-1975 nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào chính thức được thành lập
  • Những điểm giống nhau giữa cách mạng Lào và Cách mạng Việt Nam
    • Hai nước cùng làm cách mạng tháng Tám 1945 và thành lập chính quyền Cách mạng. (0.25đ)
    • Từ 1946-1954 cả hai nước cùng kháng chiến chống Pháp xâm lược lần 2, đến tháng 7/1954 buộc Pháp phải kí hiệp định Giơnevơ công nhận độc lập của hai nước. (0.25đ)
    • Từ 1954-1975 cùng kháng chiến chống Mĩ thành công trong năm 1975 (0.25đ)
  • Có sự giống nhau đó là vì:
    • Hai nước cùng nằm trên bán đảo Đông Dương rất gần gũi nhau về mặt địa lí. (0.25đ)
    • Cả hai nước đều có chung kẻ thù dân tộc: Pháp, Nhật, Mĩ nên phải đoàn kết, gắn bó để chiến thắng. (0.25đ)
    • Giai đoạn đầu 1945-1954 cách mạng 2 nước đều diễn ra dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng cộng sản Đông Dương (0.25đ)

Câu 3: Những thành tựu tiêu biểu trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế của các nước ở khu vực Đông Nam Á sau khi giành được độc lập...

  • Những thành tựu...
    • Nhóm 5 nước sáng lập ASEAN (0.25đ)
      • Sau khi giành độc lập, các nước Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Philíppin, Thái Lan tiến hành công nghiệp hóa theo mô hình các nước tư bản chủ nghĩa. Trong khoảng những năm 50-60, các nước này đều tiến hành chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu (chiến lược kinh tế hướng nội) với nội dung chủ yếu là đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nội địa thay thế hàng nhập khẩu...
      • Thực hiện chiến lược kinh tế này, các nước đã đạt được một số thành tựu đáng kể, đáp ứng được nhu cầu của nhân dân, phát triển một số ngành chế biến, chế tạo...Xingapo xây dựng được cơ sở hạ tầng tốt nhất khu vực... Sau 11 năm phát triển, kinh tế Thái Lan có bước tiến dài... (0.5đ)
      • Từ thập kỷ 60-70 trở đi, các nước này chuyển sang chiến lược công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo (chiến lược kinh tế hướng ngoại), thực hiện "mở cửa" nền kinh tế, thu hút vốn và kỹ thuật của nước ngoài, tập trung sản xuất hàng hóa để xuất khẩu, phát triển ngoại thương... (0.25đ)
      • Sau khi thực hiện chiến lược kinh tế hướng ngoại, các nước trên đã thu được nhiều thành tựu. Tỷ trọng công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân đã lớn hơn nông nghiệp, mậu dịch đối ngoại tăng trưởng nhanh...Tốc độ tăng trưởng của Thái lan, Malaixia đạt mức cao... (0.5đ)
    • Nhóm ba nước Đông Dương
      • Những năm 80- 90 của thế kỷ XX, các nước Đông Dương từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường. (0.25đ)
      • Năm 1986, Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước... Từ cuối những năm 80 của thế kỷ XX, Lào thực hiện công cuộc đổi mới, nền kinh tế có bước phát triển khá nhanh, đời sống của nhân dân được cải thiện. Campuchia cũng đạt được một số thành tựu đáng kể... (0.5đ)
    • Các nước Đông Nam Á khác
      • Brunây, thực hiện đa dạng hoá nền kinh tế, tổng thu nhập bình quân theo đầu người cao.... Mianma tiến hành cải cách kinh tế với ba chính sách lớn kêu gọi đầu tư và mở cửa, giải phóng nền kinh tế tư nhân, xử lí có hiệu quả các doanh nghiệp nhà nước...mang lại sự khởi sắc cho nền kinh tế... (0.25đ)
  • Bài học...
    • Nhạy bén với tình hình, đề ra chiến lược phát triển kinh tế đúng đắn của nhà nước trong từng giai đoạn, tích cực hội nhập vào khu vực và thế giới, đầu tư cho yếu tố con người... (0.5đ)

Câu 4. Trình bày những nét chính trong chính sách đối ngoại của Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến giữa những năm 70 của thế kỷ XX. Tác động của chính sách trên đối với quan hệ quốc tế thời kỳ này?

  • Những nét chính trong chính sách đối ngoại của Mĩ...
    • Chính sách đối ngoại của Mĩ thể hiện tập trung trong chiến lược toàn cầu với tham vọng bá chủ thế giới. Chiến lược toàn cầu được của Mĩ được triển khai qua nhiều học thuyết cụ thể... (0.25đ)
    • Mặc dù các chiến lược cụ thể mang những tên gọi khác nhau nhưng chiến lược toàn cầu của Mĩ nhằm thực hiện ba mục tiêu chủ yếu... (0.25đ)
    • Để thực hiện các mục tiêu chiến lược trên đây chính sách cơ bản của Mĩ là dựa vào sức mạnh trước hết là sức mạnh về quân sự, kinh tế... (0.25đ)
    • Trong quá trình thực hiện chính sách đối ngoại, Mĩ đã thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam nhưng cũng đạt được một số kết quả bước đầu... (0.25đ)
  • Tác động của chính sách trên đối với quan hệ quốc tế thời kỳ này
    • Chính sách trên của Mỹ làm cho quan hệ Đồng minh giữa Mĩ và Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai không còn, từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1973 Mĩ và Liên Xô chuyển sang đối đầu. (0.25đ)
    • Dẫn đến tình trạng Chiến tranh lạnh giữa hai siêu cường Mĩ và Liên Xô, sự đối đầu Đông - Tây và các cuộc chiến tranh cục bộ... (0.25đ)
Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn Lịch Sử khối C

    Xem thêm