Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học trường THPT Đoàn Thượng, Hải Dương (Lần 1)
Đề thi thử THPT Quốc gia 2016 môn Hóa học
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học trường THPT Đoàn Thượng, Hải Dương (Lần 1) gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm có đáp án đi kèm. Đề thi giúp các bạn luyện tập và nâng cao kỹ năng làm bài môn Hóa hiệu quả, từ đấy sẵn sàng và chuẩn bị tốt nhất cho kì thi THPT Quốc gia, xét tuyển Đại học, Cao đẳng khối A, khối B sắp tới.
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Ngữ văn trường THPT Đoàn Thượng, Hải Dương (Lần 1)
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Tiếng Anh trường THPT Đoàn Thượng, Hải Dương (Lần 1)
SỞ GD&ĐT HẢI DƯƠNG TRƯỜNG THPT ĐOÀN THƯỢNG | ĐỀ THI THỬ THPTQG LẦN I NĂM HỌC 2015 - 2016 Môn: Hoá học Thời gian làm bài: 90 phút; (Đề thi gồm 04 trang, 50 câu trắc nghiệm) |
Cho nguyên tử khối: H = 1, C = 12, N = 14, O = 16, Na = 23, Mg = 24, Al = 27, S = 32, Cl = 35,5,
Ca = 40, Fe = 56, Cu = 64, Zn = 65, Ag = 108, Ba = 137.
Câu 1: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Thuỷ phân tinh bột thu được glucozơ và fructozơ.
B. Cả xenlulozơ và tinh bột đều có phản ứng tráng bạc.
C. Thuỷ phân xenlulozơ thu được glucozơ.
D. Fructozơ có phản ứng tráng bạc, chứng tỏ phân tử fructozơ có nhóm chức CHO.
Câu 2: Hợp chất thuộc loại đipeptit là
A. H2N-CH2CONH-CH(CH3)-COOH. B. H2N-CH2CONHCH2CH2COOH.
C. H2N-CH2CH2CONH-CH2CH2COOH. D. H2N-CH2CONH-CH2CONH-CH2COOH.
Câu 3: Cho m gam hỗn hợp X gồm 2 kim loại kiềm thuộc 2 chu kì liên tiếp tác dụng với 180 ml dung dịch Al2(SO4)3 1M thu được 15,6 gam kết tủa, khí H2 và dung dịch Y. Nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng với 240 gam dung dịch HCl 18,25% thu được dung dịch Z và H2. Cô cạn dung dịch Z thu được 83,704 gam chất rắn khan. Kim loại kiềm có khối lượng nguyên tử nhỏ là
A. Li. B. Na. C. K. D. Rb.
Câu 4: Ứng với công thức phân tử C4H9NO2 có số amino axit đồng phân cấu tạo của nhau là
A. 3. B. 5. C. 4. D. 6.
Câu 5: Cho một lượng Fe hoà tan hết vào dung dịch chứa 0,1 mol HNO3 và 0,15 mol AgNO3 sau phản ứng thu được dung dịch X chỉ chứa Fe(NO3)3, khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và chất rắn Y. Cho m gam bột Cu vào dung dịch X thu được dung dịch Z trong đó có khối lượng của Fe(NO3)3 là 7,986 gam. m có giá trị là
A. 25,984. B. 20,624. C. 19,104. D. 1,344.
Câu 6: Tơ tằm và nilon-6,6 đều
A. có cùng phân tử khối. B. thuộc loại tơ tổng hợp.
C. thuộc loại tơ tự nhiên. D. chứa các loại nguyên tố giống nhau ở trong phân tử.
Câu 7: Hỗn hợp X gồm một este no, đơn chức mạch hở và một axit no, đơn chức, mạch hở. Biết m gam hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 400 ml dung dịch KOH 0,1M. Mặt khác m gam hỗn hợp X đem đốt cháy hoàn toàn cần V lít khí O2 (đktc) và tạo ra 0,14 mol CO2. Giá trị của V là
A. 3,36. B. 2,464. C. 3,808. D. 4,48.
Câu 8: Polime nào sau đây được dùng làm chất dẻo?
A. Protein. B. Poli(vinyl clorua). C. Polisaccarit. D. Nilon-6,6.
Câu 9: Nhận xét nào sau đây sai?
A. Dung dịch Na2CO3 có môi trường bazơ.
B. Các kim loại kiềm đều tác dụng với H2O ở điều kiện thường.
C. Dung dịch HCl được dùng để làm mềm nước cứng.
D. Thạch cao sống có công thức CaSO4.2H2O.
Câu 10: X là tetrapeptit Ala-Gly-Val-Ala, Y là tripeptit Val-Gly-Val. Đun nóng m gam hỗn hợp X và Y có tỉ lệ số mol nX : nY = 1:3 với 780 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được 94,98 gam muối. m có giá trị là
A. 64,86. B. 68,10. C. 65,13. D. 77,04.
(Còn tiếp)
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2016
1. C 2. A 3. B 4. B 5. D 6. D 7. C 8. B 9. C 10. B | 11. D 12. B 13. C 14. A 15. C 16. A 17. A 18. B 19. A 20. C | 21. C 22. B 23. A 24. D 25. C 26. A 27. B 28. C 29. B 30. B | 31. C 32. C 33. D 34. C 35. D 36. A 37. D 38. D 39. D 40. D | 41. A 42. A 43. A 44. A 45. D 46. D 47. B 48. B 49. B 50. B |