Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2016 trường THPT Chuyên Nguyễn Quang Diêu, Đồng Tháp (Lần 1)

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa năm 2016

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2016 trường THPT Chuyên Nguyễn Quang Diêu, Đồng Tháp (Lần 1) gồm 4 câu hỏi tự luận cùng đáp án đi kèm. Đây là đề luyện thi THPT Quốc gia môn Địa hữu ích dành cho các bạn học sinh, những bạn chuẩn bị bước vào kì thi THPT Quốc gia lựa chọn môn Địa là môn thi và xét tuyển Đại học khối C.

Đề cương ôn thi THPT Quốc gia năm 2016 môn Địa lý

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Địa lý

Chinh phục môn Địa lý thi THPT Quốc gia

TRƯỜNG THPT CHUYÊN

NGUYỄN QUANG DIÊU

Đề chính thức

KỲ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 1

NĂM HỌC 2015 - 2016

ĐỀ THI MÔN: ĐỊA LÝ

Ngày thi: 26/3/2016

Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian phát đề)

(Đề thi gồm có: 02 trang)

Câu 1: (2,0 điểm)

1. Phân tích những nhân tố chủ yếu gây ra sự phân hóa của khí hậu Việt Nam?

2. Dựa vào At lát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã có trình bày đặc điểm phân bố dân cư của nước ta. Hậu quả của việc phân bố dân cư không đều.

Câu 2: (2,0 điểm)

1. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích điều kiện tự nhiên để phát triển giao thông đường biển. Tại sao vị thế của giao thông đường biển nước ta ngày càng được nâng cao?

2. Giải thích vì sao Hà Nội trở thành một trong hai đầu mối giao thông quan trọng nhất của cả nước.

Câu 3: (3,0 điểm)

Giá trị sản xuất công nghiệp (giá thực tế) của Việt Nam phân theo ngành (tỉ đồng)

NămCông nghiệp
khai thác
Công nghiệp chế biếnSản xuất, phân phối điện, khí đốt và nướcTổng cộng
199620 688119 4389 306149 432
199936 219195 57914 030245 828
200053 035264 45918 606336 100
2004103 815657 11548 028808 958
2005110 949824 71855 382991 9

1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị của sản xuất công nghiệp phân theo ngành của Việt Nam trong giai đoạn 1996 - 2005.

2. Nhận xét và giải thích sự chuyển dịch đó.

Câu 4: (3,0 điểm)

1. Các đảo và quần đảo nước ta có ý nghĩa gì trong phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh vùng biển. Trình bày biện pháp phát triển kinh tế của vùng biển Việt Nam.

2. Để sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long, cần phải giải quyết những vấn đề chủ yếu nào? Tại sao?

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia 2016 môn Địa

Câu 1: (2,0 điểm)

1. Phân tích những nhân tố chủ yếu gây ra sự phân hóa của khí hậu Việt Nam.

  • Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm nhưng bị phân hóa đa dạng, phức tạp theo không gian và thời gian và do tác động của nhiều nhân tố.
  • Vị trí và hình dạng lãnh thổ: lãnh thổ kéo dài, nằm trong khu vực hoạt động của gió mùa châu Á.
  • Sự hoạt động của hoàn lưu gió mùa: chủ yếu gây ra sự phân hóa theo mùa và phân hóa không gian theo chiều Bắc - Nam.
  • Ảnh hưởng của địa hình: gây ra sự phân hóa theo hướng sườn, theo độ cao và phân hóa địa phương.

2. Đặc điểm phân bố dân cư của nước ta

Mật độ dân số khá cao (Khoảng từ 201 – 500 người/ km2) so với mức trung bình của thế giới và một số nước. Tuy nhiên phân bố dân cư của nước ta chưa hợp lý, phân bố không đồng đều trên lãnh thổ:

  • Dân cư đông đúc ở đồng bằng, thưa thớt ở trung du, miền núi (dẫn chứng)
  • Phân bố không đều giữa các đồng bằng(dẫn chứng) .Phân bố không đều giữa đồi núi với đồi núi.(dẫn chứng
  • Dân cư phân bố không đều giữa nông thôn và thành thị (dẫn chứng)

Hậu quả: Thiếu việc làm ở nông thôn, năng suất lao động thấp.Thất nghiệp ở thành thị

Câu 2: (2,0 điểm)

1. Phân tích điều kiện tự nhiên để phát triển giao thông đường biển. Tại sao vị thế của giao thông đường biển nước ta ngày càng được nâng cao?

  • Nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế trên Biển Đông.
  • Vùng biển rộng, có nhiều đảo và quần đảo, tiếp giáp với vùng biển của nhiều nước.
  • Đường bờ biển dài; nhiều vũng, vịnh rộng kín gió; cửa sông.
  • Khí hậu thuận lợi cho hoạt động quanh năm.

Vị thế của giao thông đường biển nước ta ngày càng được nâng cao

  • Đảm nhiệm chủ yếu việc giao thông vận tải trên các tuyến đường quốc tế.
  • Nước ta hội nhập kinh tế toàn cầu, ngày càng mở rộng quan hệ buôn bán với thế giới.

2. Hà Nội trở thành một trong hai đầu mối giao thông quan trọng nhất của cả nước.

  • Trung tâm Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng. Trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, một khu vực có nền kinh tế phát triển năng động và là một đỉnh của tam giác tăng trưởng kinh tế .Thủ đô của cả nước.
  • Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học - kĩ thuật hàng đầu của cả nước.
  • Hà Nội là nơi tập trung hầu hết các loại hình vận tải: Đường ôtô, đường sắt, đường hàng không, đường sông.
  • Tập trung các tuyến giao thông huyết mạch.

(Còn tiếp)

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Địa lý lớp 12

    Xem thêm