Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2016 trường THPT Con Cuông, Nghệ An

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2016

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2016 trường THPT Con Cuông, Nghệ An là đề kiểm tra chuyên đề lớp 12 nhằm đánh giá chất lượng học tập cũng như chất lượng ôn thi đại học, ôn thi THPT Quốc gia năm 2016 môn Địa lý. Đề thi môn Địa có đáp án đi kèm, hi vọng sẽ giúp các bạn củng cố kiến thức hiệu quả nhất. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2016 trường THPT Ngọc Tảo, Hà Nội

SỞ GD & ĐT NGHỆ AN

TRƯỜNG THPT CON CUÔNG

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2016

Môn thi: ĐỊA LÍ

Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề.


Câu 1: (1.75 điểm)

  1. Nêu ý nghĩa của vị trí và lãnh thổ nước ta đổi với kinh tế, văn hoá và quốc phòng, an ninh.
  2. Trình bày đặc điểm địa hình vùng núi Tây Bắc.

Câu II (2.25 điểm)

  1. Chứng minh rằng: Trong những thập niên gần đây tỉ lệ gia tăng dân số nước ta giảm nhưng dân số vấn tiếp tục tăng nhanh. Giải thích nguyên nhân.
  2. Kể tên các trung tâm kinh tế lớn và rất lớn của nước ta hiện nay.

Câu III (3 điểm)

Cho bảng số liệu về giá trị sản xuất ngành nông lâm thuỷ sản nước ta (theo giá thực tế) qua các năm sau: (Đơn vị: Tỉ đống)

Năm

2000

2005

2007

Tổng số

163313.3

256387.7

338553

Thuỷ sản

26498

63549

89377.9

Nông nghiệp

129140

183342

236978

  1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông lâm thuỷ sản nước ta qua các năm.
  2. Qua biểu đồ hãy rút ra nhận xét và giải thích nguyên nhân.

Câu IV. (4.5 điểm)

  1. Phân tích điều kiện tự nhiên để phát triển ngành thuỷ sản ở nước ta. Vì sao ngành nuôi trồng có vai trò ngày càng lớn trong cơ cấu ngành thuỷ sản.
  2. Chứng minh rằng cơ cấu công nghiệp theo ngành ở nước ta đa dạng. Vì sao nước ta phải thay đổi cơ cấu ngành công nghiệp.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2016

Câu 1: (1.75 điểm)

a. (0.75)

  • Về kinh tế: Có nhiều thuận lợi giao lưu hợp tác với các nước bằng nhiều loại hình giao thông. Phát triển các ngành kinh tế và vùng lãnh thổ, thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới.
  • Về văn hóa - xã hội: thuận lợi cho nước ta chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á.
  • Về chính trị và quốc phòng: vị trí quân sự đặc biệt quan trọng của vùng Đông Nam á. Biển Đông là một hướng chiến lược trong công cuộc xd, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước.

b. (1.0)

  • Giới hạn: Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.
  • Địa hình núi cao nhất nước ta, dãy Hoàng Liên Sơn (Phanxipăng 3143 m).
  • Các dãy núi và thung lũng sông chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam
  • Phía đông và tây là các dãy núi, xen giữa là các cao nguyên đá vôi (Cao nguyên Sơn La, Mộc Châu) và thung lũng sông chạy sát bờ biển.

Câu II (2.25 điểm)

a. (1.25)

  • Tỉ lệ gia tăng dân số giảm: Nước ta xảy ra bùng nổ dân số vào những năm 50 của thế kỉ XX, với tỉ lệ gia tăng trên 3%, đến năm 2005 tỉ lệ gia tăng dân số chỉ còn 1,32%; Giảm khoảng 2,7%.
  • Dân số tiếp tục tăng nhanh: + 2007 với dân số 85,17 triệu người, tỉ lệ gia tăng 1,3 %, số người tăng thêm tb mỗi năm 1,1 triệu người xấp xỉ với sô người tăng thêm giai đoạn trước.
  • Nguyên nhân:
    • Tỉ lệ gia tăng giảm do nước ta thực hiện tốt chính sách kế hoạch hoá gia đình.
    • Dân số tiếp tục tăng nhanh do tăng tuổi thọ, tỉ lệ gia tăng còn cao, hậu quả gia tăng dân số giai đoạn trước, cơ cấu dân số vẫn còn trẻ.

b. (1.0) Theo atlat 2007: Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Bình Dương, Hải Phòng, Biên Hoà.

Câu III (3 điểm)

  • Xử lí số liệu đúng:
    • Tính tỉ trọng (%), lập bảng đúng.
    • Tính R.
  • Vẽ biểu đồ: đúng, có chủ giải, tên biểu đồ, số liêu...
  • Nhận xét:
    • Giá trị sản xuất khu vực I tăng liên nhanh liên tục, Cơ cấu có sự thay đổi tích cực: Giảm tỉ trọng giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp, nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành thuỷ sản. Trong đó nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn nhất, lâm nghiêp nhỏ nhất.. (dẫn chứng)
  • Nguyên nhân:
    • Tác động của đường lối đối mới, nước ta đang phát triển nền nông nghiệp hàng hoá, áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất.
    • Nước ta có nhiều tiềm năng phát triển, do nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước
    • Cơ cấu thay đổi do tốc độ tăng trưởng khác nhau

Câu IV. (4.5 điểm)

a. Thuận lợi:

  • Biển rộng với nguồn hải sản phong phú cả về thành phần loài, trữ lượng và tập trung một số ngư trường thuận lợi cho đánh bắt hải sản. (dẫn chứng)
  • Có diện tích mặt nước lớn thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, lợ, ngọt. như bờ biển dài nhiều vũng vịnh, đầm phá, bãi triều, của sông, rừng ngập mặn, các đảo, rạn san hô, mạng lưới sông ngòi, kênh rạch, vùng ô trũng, hồ, đầm...). Tập trung chủ yếu ở ĐBSLong.
  • Khí hậu nhiệt đới khá thuận lợi cho nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản

Khó khăn:

  • Thiên tai: Bão, gió mùa Đông bắc...
  • Môi trường suy thoái, nguồn lợi suy giảm.

Ngành nuôi trồng có vai trò ngày càng lớn trong cơ cấu ngành thuỷ sản vì:

  • Tiềm năng phát triển còn lớn nhờ mở rộng diện tích và chuyển hình thức nuôi trồng.
  • Nhu cầu thị trường lớn nên giá trị thuỷ sản nuôi trồng nhìn chung có giá trị cao hơn
  • Phát triển nuôi trồng có nhiều ý nghĩa như tạo hành xuất khẩu, tạo nguồn nguyên liệu ổn đinh cho CN chế biến, giảm áp lực khai thác... nên được chú trọng phát triển.
  • Việc tăng giá trị và sản lượng ngành khai thác gặp nhiều khó khăn.

b. Khái niệm về cơ cấu công nghiệp theo ngành.

Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng

  • Gồm 29 ngành chia thành 3 nhóm ....
  • Các ngành công nghiệp trọng điểm

Nước ta phải chuyển dịch cơ cấu ngành vì

  • Đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá và hội nhập quốc tế.
  • Đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.
  • Phù hợp với sự thay đổi của các nguồn lực phát triển công nghiệp trong quá trình CNH.
Đánh giá bài viết
1 375
Sắp xếp theo

Môn Địa lý khối C

Xem thêm