Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2016 trường THPT Quỳ Châu, Nghệ An (Lần 3)

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2016

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2016 trường THPT Quỳ Châu, Nghệ An (Lần 3) được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải, là tài liệu ôn tập môn Địa lý hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 12, những bạn đang ôn thi THPT Quốc gia môn Địa, luyện thi Đại học, Cao đẳng khối C. Mời các bạn tham khảo.

Đề cương ôn thi THPT Quốc gia năm 2016 môn Địa lý

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Địa lý trường THPT Quỳ Châu, Nghệ An (Lần 1)

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2016 trường THPT Quỳ Châu, Nghệ An (Lần 2)

SỞ GD&ĐT NGHỆ AN

TRƯỜNG THPT QUỲ CHÂU

Đề chính thức

THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2016 - LẦN 3

Môn thi: ĐỊA LÍ

Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề

Câu I (2,0 điểm)

  1. Trình bày hoạt động của gió mùa mùa hạ ở Việt Nam
  2. Nêu đặc điểm đô thị hóa ở nước ta. Tác động tích cực của quá trình đô thị hóa đối với vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta là gì?

Câu II (2,0 điểm)

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:

  1. Xác định các đô thị có quy mô dân số từ trên 10 vạn người trở lên ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.
  2. Xác định các sân bay ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu III (3,0 điểm)

Cho bảng số liệu sau :

GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP PHÂN THEO NGÀNH CỦA NƯỚC TA

(Đơn vị: Tỉ đồng)

Năm

Ngành

2000

2005

2010

2013

Công nghiệp khai thác mỏ

53 035

110 919

250 466

390 013

Công nghiệp chế biến, chế tạo

264 459

818 502

2563 031

4307 560

Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước

18 606

54 601

132 501

210 401

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2014, NXB Thống kê, 2015)

  1. Vẽ biểu đồ miền thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành của nước ta trong giai đoạn 2000 – 2013
  2. Nhận xét sự thay đổi đó từ biểu đồ đã vẽ và giải thích.

Câu IV (3,0 điểm)

  1. Chứng minh rằng nước ta có điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.
  2. Phân tích thế mạnh về tự nhiên để phát triển kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ. Tại sao hiện nay cần phải chú trọng đánh bắt thủy sản xa bờ ở vùng này.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2016

Câu I (2,0 điểm)

1 Trình bày hoạt động của gió mùa mùa hạ ở Việt Nam (1,00)

  • Vào đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương thổi vào nước ta theo hướng tây nam
  • Gió này gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên, tạo thành gió phơn Tây Nam ở Bắc Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc (khi vượt qua dãy Trường sơn và các dãy núi dọc biên giới Việt Lào).
  • Vào giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam (xuất phát từ cao áp cận chí tuyến bán cầu Nam) hoạt động mạnh.
  • Gió này gây mưa lớn và kéo dài ở Nam Bộ và Tây Nguyên, thổi vào Bắc Bộ theo hướng đông nam (do sức hút của áp thấp Bắc bộ).

2. Nêu đặc điểm đô thị hóa ở nước ta. Tác động tích cực của quá trình đô thị hóa đối với vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta là gì? (1,00)

  • Diễn ra chậm. Trình độ đô thị hóa thấp.
  • Tỉ lệ dân thành thị tăng.
  • Phân bố đô thị không đều giữa các vùng.
  • Các đô thị có khả năng tạo ra nhiều việc làm cho người lao động.Góp phần đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động, vấn đề việc làm sẽ được giải quyết tốt hơn.

Câu II (2,0 điểm)

1. Xác định các đô thị có quy mô dân số từ trên 10 vạn người trở lên ở Trung du và miền núi Bắc Bộ (Dựa vào trang 15 - Atlat Địa lí Việt Nam) (1,00)

  • Từ 10 đến 20 vạn người: Việt Trì, Cẩm Phả, Bắc Giang
  • Từ 20 đến 50 vạn người: Thái Nguyên

2. Xác định các sân bay ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (Dựa vào trang 23 của Atlat Địa lí Việt Nam (1,00)

  • Sân bay quốc tế: Đà Nẵng
  • Sân bay trong nước: Phù Cát, Đông Tác, Cam Ranh

Câu III (3,0 điểm)

1. Vẽ biểu đồ miền thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành của nước ta trong giai đoạn 2000 – 2013 (2,00)

- Xử lí số liệu:

CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP PHÂN THEO NGÀNH CỦA NƯỚC TA (%)

Năm

Ngành

2000

2005

2010

2013

Công nghiệp khai thác mỏ

15,8

11,3

8,5

7,9

Công nghiệp chế biến, chế tạo

78,7

83,2

87,0

87,8

Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước

5,5

5,5

4,5

4,3

Tổng

100

100

100

100

- Vẽ biểu đồ miền:

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2016 trường THPT Quỳ Châu, Nghệ An (Lần 3)

2. Nhận xét sự thay đổi đó từ biểu đồ đã vẽ và giải thích (1,00)

  • Nhận xét:
    • Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành có sự thay đổi
    • Tăng tỉ trọng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, giảm tỉ trọng ngành công nghiệp khai thác mỏ và ngành sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước.
  • Giải thích:
    • Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đêm lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và có tốc độ tăng trưởng nhanh nên tỉ trọng tăng.
    • Ngành CN khai thác mỏ và ngành SX, phân phối điện, khí đôt, nước tuy có tăng về giá trị sản xuất, nhưng lại chậm hơn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo nên tỉ trọng giảm.

Câu IV (3,0 điểm)

1. Chứng minh rằng nước ta có điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm. (1,50)

  • Nguồn nguyên liệu phong phú:
    • Từ ngành trồng trọt, chăn nuôi (dc)
    • Từ ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản (dc)
  • Thị trường tiêu thụ rộng lớn ở trong và ngoài nước
  • Nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm, truyền thống sản xuất
  • Cơ sở vật chất – kĩ thuật tương đối phát triển
  • Chính sách của Nhà nước quan tâm khuyến khích, vốn đầu tư,...

2. Phân tích thế mạnh về tự nhiên để phát triển kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ. Tại sao hiện nay cần phải chú trọng đánh bắt thủy sản xa bờ ở vùng này. (1,50)

  • Phân tích:
    • Nguồn lợi sinh vật biển phong phú với các bãi cá, bãi tôm; nhiều diện tích mặt nước thuận lợi cho đánh bắt và nuôi trồng thủy sản (dc)
    • Nhiều bãi biển nổi tiếng và các đảo, quần đảo tạo điều kiện cho phát triển du lịch biển (dc)
    • Đường bờ biển dài với nhiều vũng, vịnh có thể xây dựng được các cảng nước sâu phục vụ ngành giao thông vận tải biển (dc)
    • Khoáng sản đa dạng (muối, cát, titan, dầu khí...) để phát triển các ngành công nghiệp.
  • Giải thích:
    • Khai thác nguồn lợi thủy sản xa bờ giàu có, trữ lượng lớn trong khi nguồn lợi thủy sản gần bờ đang bị cạn kiệt
    • Vùng có 02 quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa nên việc đẩy mạnh đánh bắt thủy sản xa bờ góp phần khẳng định chủ quyền lãnh thổ và bảo vệ an ninh vùng biển của nước ta.
Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn Địa lý khối C

    Xem thêm