Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2016 trường THPT Quỳ Châu, Nghệ An (Lần 2)
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2016
Để ôn tập tốt môn toán nhằm chuẩn bị cho kì thi đại học sắp tới, các bạn học sinh có thể thử sức với các đề thi thử của các trường THPT trên cả nước. VnDoc.com xin giới thiệu Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2016 trường THPT Quỳ Châu, Nghệ An (Lần 2). Tài liệu này bao gồm đề thi và đáp án, giúp các bạn luyện đề hiệu quả hơn. Mời các bạn cùng tham khảo.
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Địa lý trường THPT Quỳ Châu, Nghệ An (Lần 1)
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2016 trường THPT Quỳ Châu, Nghệ An (Lần 3)
SỞ GD&ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲ CHÂU Đề chính thức | THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2016 - LẦN 2 Môn thi: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề |
Câu I (2,0 điểm)
- Trình bày cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Bắc và phần lãnh thổ phía Nam nước ta.
- Nêu các đặc điểm dân số của nước ta
Câu II (2,0 điểm)
Dựa vào trang 23 và trang 24 của Atlat Địa lí Việt Nam, hãy:
- Xác định 05 tỉnh, thành có giá trị xuất khẩu lớn nhất nước ta năm 2007.
- Kể tên các cảng biển thuộc vùng Bắc Trung Bộ.
Câu III (3,0 điểm) Cho bảng số liệu sau:
TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC (GDP) PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA NƯỚC TA
(Đơn vị: nghìn tỉ đồng)
Năm | Tổng số | Chia ra | ||
Nông-lâm-ngư nghiệp | Công nghiệp và xây dựng | Dịch vụ | ||
2005 | 914,0 | 176,4 | 348,5 | 389,1 |
2013 | 3 584,3 | 658,8 | 1 373,0 | 1 552,5 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2014, NXB Thống kê, 2015)
- Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện quy mô và cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở nước ta năm 2005 và năm 2013.
- Nhận xét quy mô và cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở nước ta năm 2005 và năm 2013 từ biểu đồ đã vẽ và giải thích.
Câu IV (3,0 điểm)
- Phân tích các điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển ngành thủy sản và khai thác khoáng sản biển ở nước ta. Tại sao việc giải quyết các vấn đề về Biển Đông cần phải tăng cường sự hợp tác của các nước trong khu vực?
- Phân tích những thế mạnh về tự nhiên để phát triển kinh tế ở Đồng bằng sông Cửu Long. Để sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng này, vấn đề quan trọng hàng đầu cần phải quan tâm là gì?
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2016
Câu I (2,0 điểm)
1. Trình bày cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Bắc và phần lãnh thổ phía Nam nước ta.
- Phần lãnh thổ phía Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra)
- Đới rừng nhiệt đới gió mùa với thành phần loài nhiệt đới chiếm ưu thế (dc)
- Sự phân mùa nóng, lạnh làm thay đổi cảnh sắc thiên nhiên.
- Phần lãnh thổ phía Nam (từ dãy Bạch Mã trở vào)
- Đới rừng cận xích đạo gió mùa với thành phần loài phần lớn thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới chiếm ưu thế (dc)
- Trong rừng xuất hiện nhiều loài cây chịu hạn, cây rụng lá vào mùa khô.
2. Nêu các đặc điểm dân số của nước ta
- Dân số đông (84 156 nghìn người – 2006)
- Nhiều thành phần dân tộc (54 dân tộc)
- Dân số còn tăng nhanh
- Cơ cấu dân số đang có sự thay đổi nhanh chóng
Câu II (2,0 điểm)
1. Xác định 05 tỉnh, thành có giá trị xuất khẩu lớn nhất nước ta năm 2007.
Tp. Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Hà Nội
2. Kể tên các cảng biển thuộc vùng Bắc Trung Bộ.
Cảng Cửa Lò, cảng Vũng Áng, cảng Nhật Lệ, cảng Thuận An, Chân Mây
Câu III (3,0 điểm)
1. Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện quy mô và cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở nước ta năm 2005 và năm 2013
- Xử lí số liệu:
+ Tính cơ cấu: Đơn vị: %
Năm | Tổng số | Chia ra | ||
Nông – Lâm – Ngư nghiệp | Công nghiệp và xây dựng | Dịch vụ | ||
2005 | 100,0 | 19,3 | 38,1 | 42,6 |
2013 | 100,0 | 18,4 | 38,3 | 43,3 |
+ Tính bán kính: Đặt R2000 = 1 đvbk
BIỂU ĐỒ QUY MÔ VÀ CƠ CẤU TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC (GDP) PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA NƯỚC TA (%)
2. Nhận xét và giải thích
- Nhận xét:
- Quy mô GDP tăng (từ 914 nghìn tỉ đồng năm 2005 lên 3584,3 năm 2013)
- Cơ cấu GDP có sự thay đổi theo hướng giảm tỉ trọng nông, lâm, ngư nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ
- Giải thích:
- Quy mô GDP tăng nhanh là do kết quả của công cuộc Đổi mới và quá trình CNH, HĐH đất nước
- Có sự thay đổi cơ cấu là do theo xu hướng chung của thế giới và của nước ta trong quá trình đổi mới
Câu IV (3,0 điểm)
1. Phân tích các điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển ngành thủy sản và khai thác khoáng sản biển ở nước ta. Tại sao việc giải quyết các vấn đề về Biển Đông cần phải tăng cường sự hợp tác của các nước trong khu vực?
- Phân tích:
- Đối với ngành thủy sản:
- Nguồn lợi hải sản phong phú (trữ lượng khoảng 3,9 – 4,0 triệu tấn, hơn 2000 loài cá, hơn trăm loài tôm..)
- Nước ta có 4 ngư trường trọng điểm (dc); Có nhiều bãi triều, đầm phá thuận lợi nuôi trồng.
- Đối với ngành khai thác khoáng sản:
- Trữ lượng dầu mỏ, khí thiên nhiên lớn (vài tỉ tấn dầu, hàng trăm tỉ m3 khí)
- Các khoáng sản khác (Ti tan, muối,..)
- Giải thích:
- Biển Đông là biển chung của các nước trong vùng, việc hợp tác tạo ra môi trường hòa bình, ổn định giữa các nước
- Bảo vệ được lợi ích chính đáng và chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước.
2. Phân tích những thế mạnh về tự nhiên để phát triển kinh tế ở Đồng bằng sông Cửu Long. Để sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng này, vấn đề quan trọng hàng đầu cần phải quan tâm là gì?
- Các thế mạnh tự nhiên:
- Diện tích rộng lớn với nhiều loại đất (phù sa) thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp
- Khí hậu mang tính chất cận xích đạo, mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt để phát triển nông nghiệp, giao thông thủy...
- Tài nguyên sinh vật phong phú, nhất là rừng ngập mặn, cá, chim..
- Các thế mạnh khác: Nguồn lợi hải sản, khoáng sản (than bùn, dầu khí...)
- Vấn đề quan trọng hàng đầu:
- Thủy lợi, kênh thoát nước...
- Nước ngọt vào mùa khô