Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý lần 1 năm 2015 trường THPT Quỳnh Lưu 1, Nghệ An

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý lần 1 năm 2015 trường THPT Quỳnh Lưu 1, Nghệ An là tài liệu học tập môn Vật lý, đề thi thử đại học môn Vật lý giúp các bạn học sinh hệ thống kiến thức và ôn tập tốt Vật lý 12, luyện đề chuẩn bị sẵn sàng cho kì thi THPT Quốc gia môn Vật lý sắp tới.

Đề thi thử Quốc gia môn Toán lần 1 năm 2015 trường THPT Quỳnh Lưu 1, Nghệ An

Đề thi thử Quốc gia môn Hóa lần 1 năm 2015 trường THPT Quỳnh Lưu 1, Nghệ An

Đề thi thử Quốc gia môn Hóa lần 2 năm 2015 trường THPT Quỳnh Lưu 1, Nghệ An

Đề thi thử Quốc gia môn Vật lý

SƠ GD & ĐT NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 1
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ÔN THI THPT QUỐC GIA LẦN 1 - NĂM 2015
Môn: VẬT LÝ
Thời gian làm bài: 90 phút - 50 câu trắc nghiệm

Mã đề thi 132

Họ, tên thí sinh:.................................................................Số báo danh:..................

Câu 1: Một mạch RLC nối tiếp, cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L = 1/π, tụ có điện dung C biến thiên, được mắc vào một hiệu điện thế xoay chiều u = U0Cos100πt (V). Với các giá trị C lần lượt là 10-4/2π;10-4/π; 2.10-4/π thì cường độ dòng hiệu dụng qua mạch tương ứng là I1, I2, I3. Hệ thức nào dưới đây là đúng khi so sánh các giá trị cường độ dòng ở trên:

A. I1 < I2 < I3. B. I1 < I3 < I2. C. I1 = I3< I2. D. I2 < I1 < I3.

Câu 2: Dao động tổng hợp của hai dao động cùng phương, cùng tần số: x1 = A1cos(ωt + π/3); x2 = A2cos(ωt - π/2) là x = 5√3 cos(ωt + φ). Khi A2max thì A1 bằng:

A. 20cm. B. 15 cm. C. 15 cm. D. 10 cm.

Câu 3: Trong không gian vũ trụ ( không môi trường vật chất) hai sóng điện từ có tần số f1 = 10 MHz và f2 = 1 GHz, tốc độ truyền sóng của chúng lần lượt là v1 và v2 và ta có:

A. v1 = v2 < 3.108 m/s B. v1 < v2 C. v1 = v2 = 3.108 m/s D. v1 > v2

Câu 4: Chọn câu sai:

A. Mạch dao động LC (kín) trong máy thu thanh có tác dụng cộng hưởng điện từ biến điệu cao tần.
B. Ăng ten trong máy thu có tác dụng cộng hưởng điện từ biến điệu cao tần.
C. Ăng ten trong máy phát thực chất là mạch dao động LC hở và có tác dụng bức xạ sóng điện từ.
D. Mạch LC (kín) trong máy phát có tác dụng tạo ra dao động điện từ cao tần.

Câu 5: Nếu mạch điện xoay chiều có 3 phần tử: điện trở R, cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L, tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp thì ta luôn có:

A. tổng trở của đoạn mạch Z ≥ ZL. B. tổng trở của đoạn mạch Z ≤ ZC.
C. tổng trở của đoạn mạch Z = R + ZL + ZC. D. tổng trở của đoạn mạch Z ≥ R.

Câu 6: Đặt vào hai đầu đoạn mạch RLC nối tiếp một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng và tần số không đổi. Tại thời điểm t1 các giá trị tức thời uL(t1) = -10V, uR(t1) = 60V. Tại thời điểm t2 các giá trị tức thời uL(t2) = 20V, uC(t2) = - 60V, uR(t2) = 0V. Tính biên độ điện áp đặt vào 2 đầu mạch?

A. 60 V. B. 80 V. C. 50V. D. 40 V.

Câu 7: Một chất điểm khối lượng m = 200g, thực hiện đồng thời 2 dao động điều hòa cùng phương ,cùng tần số có phương trình: x1 = 2cos10t (cm,s); x2 = 2cos(10t - π/2) (cm,s). Năng lượng dao động của chất điểm này là:

A. 80mJ. B. 8J. C. 8mJ. D. 80J.

Câu 8: Ba điểm O, A, B cùng nằm trên một nửa đường thẳng xuất phát từ O. Tại O đặt một nguồn điểm phát sóng âm đẳng hướng ra không gian, môi trường không hấp thụ âm. Mức cường độ âm tại A là 60 dB, tại B là 20 dB. Mức cường độ âm tại điểm M thuộc đoạn AB với AM = 1/5.AB là:

A. 33,5 dB. B. 40 dB. C. 33,6 dB. D. 26 dB.

Câu 9: Sóng truyền theo một phương với bước sóng 0,8 cm. Phương trình dao động tại nguồn O là u0 = 10cos(ωt) mm. Coi biên độ sóng thay đổi không đáng kể khi truyền đi. Phương trình dao động tại điểm M cách O một đoạn 2,4 cm theo phương truyền sóng là:

A. uM = 10cos (ωt - π) (mm) B. uM = 10cos (ωt + 2π/3) (mm)
C. uM = 10cos (ωt - π/2) (mm) D. uM = 10cos (ωt) (mm)

Câu 10: Hai con lắc có cùng biên độ, có chu kỳ T1 = 0,25 (s); T2 = 1 (s), tại thời điểm ban đầu chúng đi qua VTCB theo cùng một chiều. Khoảng thời gian ngắn nhất sau đó để dao động của hai con lắc trở nên vuông pha là:

A. 1/6 (s). B. 1/12 (s). C. 0,25 (s). D. 1/3 (s).

Câu 11: Đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp RLC nối tiếp một hiệu điện thế xoay chiều biểu thức u = U√2cos(ωt),ω U không đổi, C thay đổi được. Khi C = C1 và C = C2 thì UC1 = UC2 và khi C = Co thì UCmax tương ứng với độ lệch pha của điện áp hai đầu đoạn mạch với dòng điện là φ1; φ2 ; φ0. Tìm biểu thức đúng

A. φ1 + φ2 = φo B. φ1 + φ2 = 2φo C. φ1 = φ2 = φo D. φ1 - φ2 = 2φo

Câu 12: Một con lắc lò xo thẳng đứng gồm vật nặng có khối lượng 100g và một lò xo nhẹ có độ cứng k = 100N/m. Kéo vật xuống dưới theo phương thẳng đứng đến vị trí lò xo dãn 2cm rồi truyền cho nó một vận tốc 10π cm/s theo phương thẳng đứng hướng xuống. Coi vật dao động điều hoà theo phương thẳng đứng. Lấy g = 10 (m/s2), π² = 10. Tốc độ trung bình khi vật chuyển động từ vị trí thấp nhất đến vị trí lò xo không bị biến dạng lần thứ nhất là:

A. 28,3cm/s. B. 48,3m/s. C. 32,2cm/s. D. 19,3cm/s.

Câu 13: Một vật dao động điều hoà với biên độ A và chu kì T. Chọn câu sai khi nói về dao động của vật:

A. Tỉ số giữa gia tốc và li độ của vật là một hằng số.
B. Tốc độ trung bình của vật trong mỗi chu kì là .
C. Gia tốc của vật luôn hướng về vị trí cân bằng.
D. Chiều dài quỹ đạo của vật là 2A.

Câu 14: Một con lắc đơn đang dao động điều hoà với chu kỳ T, biên độ góc αo. Khi qua vị trí cân bằng vật treo va chạm với vật nặng khác có cùng khối lượng và đang nằm yên ở đó. Sau va chạm hai vật dính vào nhau và cùng dao động điều hoà. Điều nào sau đây là đúng khi nói về dao động của con lắc mới?

A. Con lắc vẫn tiếp tục dao động với chu kì T và biên độ αo.
B. Con lắc vẫn tiếp tục dao động với chu kỳ 2T và biên độ αo.
C. Con lắc vẫn tiếp tục dao động với chu kì T và biên độ αo/2.
D. Con lắc dao động với chu kì 2T và biên độ αo/2.

Câu 15: Một dây đàn hồi một đầu cố định, một đầu gắn âm thoa dao động với tần số f (xem như nút). Dây dài 1m và tốc độ sóng truyền trên dây là 10m/s. Để trên dây có sóng dừng thì f phải là nguyên lần giá trị:

A. 5Hz B. 9Hz C. 3Hz D. 7Hz

Câu 16: Đặt điện áp u = Uocosωt ( Uo và ω không đổi) vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm có biến trở R, tụ điện có dung kháng 80√3 Ω, cuộn cảm có điện trở thuần 30 Ω và cảm kháng 50√3 Ω. Khi điều chỉnh trị số của biến trở R để công suất tiêu thụ trên biến trở cực đại thì hệ số công suất của đoạn mạch bằng:

A.3/√7. B.√3/3. C.1/√2. D.√3/2.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
10
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn Lý khối A

    Xem thêm