Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý lần 4 năm 2014 trường THPT Chuyên Khoa học tự nhiên, Hà Nội

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý lần 4 năm 2014 trường THPT Chuyên Khoa học tự nhiên, Hà Nội là đề thi thử đại học có đáp án dành cho các bạn tham khảo, luyện thi đại học môn Vật lý, ôn thi tốt nghiệp THPT, vượt qua kì thi THPT Quốc gia môn Vật lý một cách suôn sẻ. Chúc các bạn đạt kết quả tốt trong các kì thi quan trọng sắp tới.

Đề thi thử đại học môn Vật lý

TRƯỜNG ĐHKH TỰ NHIÊN
TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHTN
.............o0o.............
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 4
Môn: VẬT LÝ - Năm 2014
Thời gian làm bài: 90 phút; không kể giao đề
(50 câu trắc nghiệm)

Mã đề 357

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)

Họ và tên thí sinh:....................................................................... SBD:.........................

Câu 1: Một khung dây dẫn phẳng có diện tích 20 cm² gồm 1000 vòng quay đều với tần số góc 3000 vong/phút quanh một trục cố định nằm trong mặt phẳng khung dây, trong một từ trường đều B = 1 T, vectơ cảm ứng từ vuông góc với trục quay của khung. Ban đầu vectơ pháp tuyến của mặt phẳng khung dây hợp với vectơ cảm ưng từ một góc π/3. Suất điện động cảm ứng trong khung có biểu thức

A. e = 200π cos(100πt - π/6) V. B. e = 100π cos(100πt + π/3) V.
C. e = 200π cos(100πt + π/6) V. D. e = 100π cos(100πt - π/3) V.

Câu 2: Một vật dao động điều hòa với tần số f = 5 Hz. Tại thời điểm t1 vật có động năng bằng 3 lần thế năng. Tại thời điểm t2 = t1 + 1/30s thì động năng của vật:
A. bằng 1/3 lần thế năng hoặc bằng cơ năng. B. bằng 3 lần thế năng hoặc bằng cơ năng.
C. bằng 3 lần thế năng hoặc bằng không. D. bằng 1/3 lần thế năng hoặc bằng không

Câu 3: Cho mạch điện như hình vẽ, nguồn có suất điện động E = 12V, điện trở trong r = 1Ω, tụ có điện dung C = 100μF, cuộn dây có hệ số tự cảm L = 0,2H và điện trở R0 = 5Ω; điện trở R = 18Ω. Ban đầu K đóng, khi trạng thái trong mạch đã ổn định người ta ngắt khóa K. Tính nhiệt lượng tỏa ra trên điện trở R trong thời gian từ khi ngắt K đến khi dao động trong mạch tắt hoàn toàn? (Bỏ qua mất mát năng lượng do bức xạ điện từ).

A. 28,45 mJ. B. 5,175 mJ.
C. 25 mJ. D. 24,74 mJ.

Câu 4: Khi nói về sóng âm, điều nào sau đây là Sai?

A. Trong chất rắn, sóng âm có thể là sóng ngang hoặc sóng dọc.
B. Có thể chuyển dao động âm thành dao động điện và dùng dao động kí điện tử để khảo sát dao động âm.
C. Độ to của âm tỉ lệ thuận với cường độ âm.
D. Khi một nhạc cụ phát ra âm cơ bản có tần số fo thì sẽ đồng thời phát ra các họa âm có tần số bằng số nguyên lần fo.

Câu 5: Đoạn mạch AB gồm hai hộp đen X, Y mắc nối tiếp, trong mỗi hộp chỉ chứa một linh kiện thuộc loại điện trở thuần, cuộn dây hoặc tụ điện. Đặt vào 2 đầu đoạn mạch AB một điện áp u=100√2 cos2πft (V) với f thay đổi được. Khi điều chỉnh tần số đến giá trị f0 thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu hộp X và Y lần lượt là UX = 200V và UY = 1003V. Sau đó bắt đầu tăng f thì công suất của mạch tăng. Hệ số công suất của đoạn mạch AB lúc có tần số có giá trị fo là:

A. 1/2. B. 0,5. C. 3/2 . D. 1

Câu 6: Khi nói về một vật đang dao động điều hòa, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Vectơ vận tốc và vectơ gia tốc của vật cùng chiều nhau khi vật chuyển động về phía vị trí cân bằng.
B. Vectơ gia tốc của vật luôn hướng ra xa vị trí cân bằng.
C. Vectơ vận tốc và vectơ gia tốc của vật cùng chiều nhau khi vật chuyển động ra xa vị trí cân bằng.
D. Vectơ gia tốc của vật đổi chiều khi vật có li độ cực đại.

Câu 7: Một con lắc lò xo được đặt nằm ngang gồm lò xo có độ cứng k = 40 N/m và vật nặng khối lượng m = 400 g. Từ vị trí cân bằng kéo vật ra một đoạn 8 cm rồi thả nhẹ cho vật dao động điều hòa. Sau khi thả vật 7π/30 s thì đột ngột điểm chính giữa của lò xo. Biên độ dao động của vật sau khi giữ lò xo là:

A. 27 cm. B. 26 cm. C. 42 cm. D. 25cm.

Câu 8: Hai tấm kim loại A, B hình tròn được đặt gần nhau, đối diện và cách điện nhau. A được nối với cực âm và B được nối với cực dương của một nguồn điện một chiều. Để làm bứt các e từ mặt trong của tấm A, người ta chiếu chùm bức xạ đơn sắc công suất 4,9mW mà mỗi photon có năng lượng 9,8.10-19 J vào mặt trong của tấm A này. Biết rằng cứ 100 photon chiếu vào A thì có 1 e quang điện bị bứt ra. Một số e này chuyển động đến B để tạo ra dòng điện qua nguồn có cường độ 1,6μA. Phần trăm e quang điện bứt ra khỏi A không đến được B là:

A. 30%. B. 20%. C. 70%. D. 80%.

Câu 9: Chiết suất của môi trường trong suốt đối với các bức xạ điện từ

A. đối với tia hồng ngoại lớn hơn chiết suất của nó đối với tia tử ngoại.
B. giảm dần từ màu tím đến màu đỏ.
C. giảm dần từ màu đỏ đến màu tím.
D. có bước sóng khác nhau đi qua có cùng một giá trị.

Câu 10: Sự phóng xạ và phản ứng nhiệt hạch giống nhau ở những điểm nào sau đây?

A. Tổng độ hụt khối của các hạt sau phản ứng lớn hơn tổng độ hụt khối của các hạt trước phản ứng.
B. Tổng khối lượng của các hạt sau phản ứng lớn hơn tổng khối lượng của các hạt trước phản ứng.
C. Đều là các phản ứng hạt nhân xảy ra một cách tự phát không chịu tác động bên ngoài.
D. Để các phản ứng đó xảy ra thì đều phải cần nhiệt độ rất cao.

Câu 11: Một con lắc đơn gồm vật nặng có khối lượng m, dây treo có chiều dài ℓ = 2m, lấy g=10m/s². Con lắc dao động điều hòa dưới tác dụng của ngoại lực có biểu thức F=Focos(ωt + π/2) (N). Nếu chu kỳ T của ngoại lực tăng từ 2s lên 4s thì biên độ dao động của vật sẽ:

A. giảm rồi tăng. B. tăng rồi giảm. C. chỉ tăng. D. chỉ giảm.

Câu 12: Cho một con lắc đơn có vật nặng 100 g, tích điện 0,5 mC, dao động tại nơi có gia tốc g=10m/s². Đặt con lắc trong điện trường đều có vectơ điện trường nằm ngang, độ lớn 2000/3V/m. Đưa con lắc về vị trí thấp nhất rồi thả nhẹ. Tìm lực căng dây treo khi gia tốc vật nặng cực tiểu:

A. 2,19 N. B. 1,46 N. C. 2 N. D. 1,5 N.

Câu 13: Mạch dao động điện từ tự do LC; một nửa năng lượng điện trường cực đại trong tụ chuyển thành năng lượng từ trường trong cuộn cảm mất thời gian ngắn nhất là t0. Chu kì dao động điện từ trong mạch là:

A. 2to. B. 8to. C. 0,5to. D. 4to.

Câu 14: Nếu đặt điện áp u1 = U2 cos(ωt) (V) vào hai đầu đoạn mạch gồm tụ điện và điện trở thuần nối tiếp thì công suất tiêu thụ của mạch là P1 và hệ số công suất là 0,5. Nếu đặt điện áp u2 = Ucos(3ωt) (V) vào hai đầu đoạn mạch trên thì công suất tiêu thụ của mạch là P2. Hệ thức liên hệ giữa P1 và P2 là?

A. P1 = 3 P2. B. P1 = 2P2. C. P1 = P2. D. P1 = 2 P2.

Câu 15: Hiện tượng đảo sắc của vạch quang phổ (đảo vạch quang phổ) cho phép kết luận rằng

A. trong cùng một điều kiện về nhiệt độ và áp suất, mọi chất đều hấp thụ và bức xạ các ánh sáng có cùng bước sóng.
B. trong cùng một điều kiện, một chất chỉ hấp thụ hoặc chỉ bức xạ ánh sáng.
C. ở nhiệt độ xác định, một chất chỉ hấp thụ những bức xạ nào mà nó có khả năng phát xạ và ngược lại, nó chỉ phát những bức xạ mà nó có khả năng hấp thụ.
D. các vạch tối xuất hiện trên nền quang phổ liên tục là do giao thoa ánh sáng.

Câu 16: Trong một thí nghiệm về hiện tượng quang điện, vận tốc ban đầu của các electron quang điện bị bứt ra khỏi bề mặt kim loại:

A. có giá trị phụ thuộc vào cường độ của ánh sáng chiếu vào kim loại đó.
B. có giá trị không phụ thuộc vào bước sóng của ánh sáng chiếu vào kim loại đó.
C. có giá trị từ 0 đến một giá trị cực đại xác định.
D. có hướng luôn vuông góc với bề mặt kim loại.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý

ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC (MÃ ĐỀ 357)

1 A 11 B 21 C 31 D 41 B
2 C 12 B 22 B 32 D 42 C
3 D 13 B 23 D 33 A 43 A
4 C 14 C 24 B 34 D 44 B
5 C 15 C 25 A 35 D 45 B
6 A 16 C 26 D 36 D 46 A
7 A 17 A 27 A 37 B 47 C
8 D 18 B 28 B 38 B 48 C
9 B 19 D 29 B 39 A 49 C
10 A 20 D 30 C 40 C 50 D

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn Lý khối A

    Xem thêm