Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý năm 2016 trường THPT Hồng Quang, Hải Dương (Lần 2)
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý năm 2016
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý năm 2016 trường THPT Hồng Quang, Hải Dương (Lần 2) được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải, gồm mã đề, mỗi mã đề có 50 câu hỏi trắc nghiệm với đáp án đi kèm, là tài liệu ôn tập môn Lý hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 12, giúp các bạn chuẩn bị tốt nhất cho kì thi THPT Quốc gia hiệu quả.
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Toán trường THPT Hồng Quang, Hải Dương (Lần 2)
Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Vật Lý - Số 1
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Vật lý trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên, Hà Nội (Lần 2)
SỞ GD & ĐT HẢI DƯƠNG TRƯỜNG THPT HỒNG QUANG NĂM HỌC 2015- 2016 | ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 2 MÔN: VẬT LÝ Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề. |
Mã đề 149
Cho biết: hằng số Plăng h = 6,625.10-34 Js; độ lớn điện tích nguyên tố là 1,6.10-19 C; tốc độ ánh sáng trong chân không c = 3.108 m/s; khối lượng êlectron là 9,1.10-31 kg.
Câu 1. Trên mặt nước có hai nguồn sóng nước giống nhau cách nhau AB = 8cm. Sóng truyền trên mặt nước có bước sóng 1,2cm. Số vân cực đại đi qua đoạn thẳng nối hai nguồn là
A. 14 B. 13 C. 11 D. 12
Câu 2. Một sợi dây AB dài 100 cm căng ngang, đầu B cố định, đầu A gắn với một nhánh của âm thoa dao động điều hòa với tần số 40 Hz. Trên dây AB có một sóng dừng ổn định, A được coi là nút sóng. Tốc độ truyền sóng trên dây là 20 m/s. Kể cả A và B, trên dây có
A. 3 nút và 2 bụng. B. 9 nút và 8 bụng. C. 5 nút và 4 bụng. D. 7 nút và 6 bụng.
Câu 3. Đơn vị đo cường độ âm là
Câu 4. Chọn câu sai khi nói về dao động tắt dần.
A. Lực cản môi trường hay lực ma sát luôn sinh công âm.
B. Biên độ hay năng lượng dao động giảm dần theo thời gian.
C. Dao động tắt dần càng chậm nếu như năng lượng ban đầu truyền cho hệ dao động càng lớn và hệ số lực cản môi trường càng nhỏ.
D. Dao động tắt dần luôn luôn có hại nên người ta phải tìm mọi cách để khắc phục dao động này.
Câu 5. Một kim loại có công thoát êlectron là 2,5eV. Giới hạn quang điện của kim loại đó là
A. 0,4969 μm B. 0,229 μm C. 0,325 μm D. 0,649 μm
Câu 6. Thông tin về một sự kiện có thể truyền từ Mỹ về Việt Nam thông qua sóng điện từ nhờ
A. hiện tượng khúc xạ. B. hiện tượng phản xạ.
C. sóng điện từ truyền thẳng. D. vệ tinh.
Câu 7. Khi nói về sóng cơ học, nhận xét nào sau đây chưa chính xác?
A. Vận tốc dao động của các phần tử biến thiên tuần hoàn.
B. Tốc độ truyền pha dao động biến thiên tuần hoàn.
C. Có tính tuần hoàn theo không gian.
D. Có tính tuần hoàn theo thời gian.
Câu 8. Một laze khí phát ra ánh sáng có bước sóng 632,8nm và có công suất phát là 2,3 mW. Số phô tôn phát ra bởi laze đó trong một phút là
A. 43,93.1014 B. 43,93.1016 C. 73,23.1016 D. 73,23.1014
Câu 9. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Tia hồng ngoại có khả năng đâm xuyên rất mạnh.
B. Tia hồng ngoại chỉ được phát ra từ các vật bị nung nóng có nhiệt độ trên 5000C.
C. Mắt người không nhìn thấy được tia hồng ngoại.
D. Tia hồng ngoại có thể kích thích cho một số chất phát quang.
Câu 10. Dòng điện xoay chiều i = 2√2cos(100πt - π/2) (A) chạy qua một ampe kế nhiệt. Số chỉ của ampe kế là
A. 1,0A B. 2,8 A C. 1,4 A D. 2,0A
Câu 11. Một con lắc lò xo dao động điều hoà có chu kì tỉ lệ với
A. căn bậc 2 của khối lượng vật. B. độ cứng lò xo.
C. khối lượng vật. D. căn bậc 2 của độ cứng lò xo.
Câu 12. Một con lắc đơn dao động điều hòa có chu kỳ dao động T = 2s. Lấy g = 10m/s2, π2 = 10. Viết phương trình dao động của con lắc biết rằng tại thời điểm ban đầu vật có li độ góc α = 0,05 (rad) và vận tốc v = -15,7 (cm/s).
Câu 13. Trong mạch dao động lý tưởng có dao động điện từ tự do với điện tích cực đại của một bản tụ là và cường độ dòng điện cực đại qua cuộn cảm là Io. Khi dòng điện qua cuộn cảm bằng Io/n với n > 1 thì điện tích của tụ có độ lớn
Câu 14. Một con lắc đơn dao động điều hòa với biên độ góc α0 = 50. Động năng của con lắc gấp hai lần thế năng tại vị trí con lắc có li độ góc là
A. α = ±5,780. B. α = ±1,670. C. α = ±3,590. D.α = ±2,890.
Câu 15. Chọn phát biểu đúng. Hiện tượng quang điện trong là hiện tượng
A. êlectron liên kết được giải phóng thành êlectron dẫn khi chất bán dẫn được chiếu bằng bức xạ thích hợp.
B. bứt êlectron ra khỏi bề mặt kim loại khi chiếu vào kim loại ánh sáng có bước sóng thích hợp.
C. điện trở của vật dẫn kim loại tăng lên khi chiếu ánh sáng vào kim loại.
D. êlectron bị bắn ra khỏi kim loại khi kim loại bị đốt nóng.
(Còn tiếp)
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý năm 2016
Đáp án mã đề thi 149
1. B | 11. A | 21. D | 31. B | 41. B |
2. C | 12. B | 22. A | 32. B | 42. C |
3. D | 13. D | 23. A | 33. A | 43. C |
4. D | 14. D | 24. A | 34. B | 44. A |
5. A | 15. A | 25. C | 35. C | 45. C |
6. D | 16. B | 26. B | 36. B | 46. A |
7. B | 17. C | 27. B | 37. A | 47. D |
8. B | 18. C | 28. A | 38. D | 48. A |
9. C | 19. A | 29. B | 39. A | 49. C |
10. D | 20. A | 30. C | 40. B | 50. D |