Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 môn Vật Lý trường THPT Tiên Hưng, Thái Bình
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 môn Vật Lý trường THPT Tiên Hưng, Thái Bình có đáp án kèm theo là đề thi thử quốc gia môn Lý, tài liệu ôn tập môn Lý THPT hay mà VnDoc.com muốn được gửi tới các bạn đang luyện thi đại học, ôn thi tốt nghiệp môn Vật lý, nhằm chuẩn bị tốt nhất cho kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông sắp tới.
Đề thi thử Quốc gia môn Vật lý
Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Bình Trường THPT Tiên Hưng | Đề thi thử Quốc gia môn Vật Lý năm 2015 Thời gian làm bài: 90 phút (50 câu trắc nghiệm) |
Họ tên thí sinh:............................................................................................ Số báo danh:....................................................... Lớp ………………… | Mã đề: 136 |
Cho biết: me = 9,1.10-31kg; e = – 1,6.10-19C; h = 6,625.10-34Js; c = 3.108m/s; NA = 6,02.1023mol-1.
Câu 1. Nội dung chủ yếu của thuyết lượng tử trực tiếp nói về
A. sự tồn tại các trạng thái dừng của nguyên tử hiđrô
B. sự hình thành các vạch quang phổ của nguyên tử.
C. sự phát xạ và hấp thụ ánh sáng của nguyên tử, phân tử.
D. cấu tạo của các nguyên tử, phân tử.
Câu 2. Trong thí nghiệm giao thoa khe I-âng có khoảng vân là i. Khoảng cách từ vân sáng bậc 3 bên này vân trung tâm đến vân tối bậc 5 bên kia vân trung tâm là
A. 7,5i. B. 9,5i. C. 8,5i. D. 6,5i
Câu 3. Đầu A của một sợi dây đàn hồi dài nằm ngang dao động theo phương trình uA = 5cos(4πt + π/6) (cm). Biết vận tốc sóng trên dây là 1,2m/s. Bước sóng trên dây bằng:
A. 1,2m B. 0,6m C. 2,4m D. 4,8m
Câu 4. Đặt điện áp u = 100cos(6πt + π/6)(V) vào hai đầu một đoạn mạch có điện trở thuần, cuộn cảm thuần và tụ điện mắc nối tiếp thì dòng điện qua mạch là i = 2cos(ωt + π/3)(A). Công suất tiêu thụ của đoạn mạch là
A. 50√3 W. B. 100√3 W. C. 50 W. D. 100 W.
Câu 5. Cho mạch dao động lí tưởng với C = 1 nF, L = 1 mH, điện áp hiệu dụng của tụ điện là UC = 4 V. Lúc t = 0, uC = 2√2 V và tụ điện đang được nạp điện. Viết biểu thức cường độ dòng điện chạy trong mạch dao động.
A. 4√2. cos(106t + π/3)(A). B. 4.10-3 cos(106t - π/6)(A)
C. 4.10-3 cos(106t + π/6)(A). D. 4√2. cos(106t - π/3)(A).
Câu 6. Tìm kết luận sai. Để phát hiện ra tia X, người ta dùng
A. mạch dao động LC. B. màn huỳnh quang.
C. máy đo dùng hiện tượng iôn hoá. D. tế bào quang điện.
Câu 7. Đặt vào hai đầu đoạn mạch RLC không phân nhánh một hiệu điện thế xoay chiều u = U0sinωt thì dòng điện trong mạch là i = I0 sin(ωt + π/6). Đoạn mạch điện này luôn có
A. ZL < ZC. B. ZL = R. C. ZL > ZC. D. ZL = ZC
Câu 8. Tại một buổi thực hành tại phòng thí nghiệm bộ môn Vật lý Trường THPT Tiên Hưng. Một học sinh lớp 12A1, dùng đồng hồ bấm giây để đo chu kỳ dao động điều hòa T của một con lắc đơn bằng cách đo thời gian mỗi dao động. Ba lần đo cho kết quả thời gian của mỗi dao động lần lượt là 2,01s; 2,12s; 1,99s. Thang chia nhỏ nhất của đồng hồ là 0,01s. Kết quả của phép đo chu kỳ được biểu diễn bằng
A. T = (6,12 ± 0,05)s B. T = (2,04 ± 0,05)s C. T = (6,12 ± 0,06)s D. T = (2,04 ± 0,06)s
Câu 9. Một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng K=100N/m, vật nặng có khối lượng m=400g được treo thẳng đứng. Kích thích cho vật dao động với biên độ A0, nhưng do có sức cản của môi trường dao động là tắt dần. Để con lắc tiếp tục dao động người ta dùng một lực biến thiên tuần hoàn Fh có tần số dao động thay đổi được, tác dụng lên vật. Điều chỉnh tần số của ngoại lực fh qua 4 giá trị: f1=1Hz; f2=5Hz; f3=4Hz; f4=2Hz. Con lắc dao động với biên độ nhỏ nhất khi tần số của ngoại lực là
A. f1. B. f3. C. f4. D. f2.
Câu 10. Trong dao động của con lắc lò xo đặt nằm ngang, nhận định nào sau đây là đúng?
A. Li độ của vật bằng với độ biến dạng của lò xo. B. Tần số dao động phụ thuộc vào biên độ dao động.
C. Độ lớn lực đàn hồi bằng độ lớn lực kéo về. D. Lực đàn hồi có độ lớn luôn khác không.
Câu 12. Giới hạn quang điện của mỗi kim loại là
A. Bước sóng dài nhất của bức xạ chiếu vào kim loại đó mà gây ra được hiện tượng quang điện.
B. Công lớn nhất dùng để bứt electron ra khỏi bề mặt kim loại đó.
C. Bước sóng ngắn nhất của bức xạ chiếu vào kim loại đó mà gây ra được hiện tượng quang điện.
D. Công nhỏ nhất dùng để bứt electron ra khỏi bề mặt kim loại đó.
Câu 13. Phương trình nào dưới đây là phương trình dao động của một chất điểm dao động điều hòa có tần số dao động là 1Hz. Biết rằng tại thời điểm ban đầu vật qua li độ x0 = 5cm theo chiều dương với vận tốc v0 = 10π cm/s.
A. x = 5√2cos(2πt - π/6) (cm) B. x = 5√2cos(2πt + π/3) (cm)
C. x = 5√2cos(2πt - π/4) (cm) D. x = 5√2cos(2πt - π/3) (cm)
Câu 14. Một máy phát điện xoay chiều một pha có phần cảm là rôto gồm 10 cặp cực (10 cực nam và 10 cực bắc). Rôto quay với tốc độ 300 vòng/phút. Suất điện động do máy sinh ra có tần số bằng
A. 3000 Hz. B. 5 Hz. C. 50 Hz. D. 30 Hz.
Câu 15. Khi cường độ âm tăng gấp 1000 lần thì mức cường độ âm tăng:
A. 20dB B. 30dB C. 100dB D. 40dB
Câu 16. Trong bài hát "Tiếng đàn bầu" được ca sĩ Trọng Tấn hát có đoạn: "Tiếng đàn bầu của ta, cung thanh là tiếng mẹ ,cung trầm là giọng cha, ngân nga em vẫn hát, tích tịch tình tình tang, tích tịch tình tình tang........Tiếng đàn bầu Việt Nam, ngân tiếng vang trong gió...... Ôi ! cung thanh, cung trầm rung lòng người sâu thẳm, Việt Nam Hồ Chí Minh, Việt Nam Hồ Chí Minh". Vậy "thanh và trầm" trong câu hát này chỉ đại lượng nào liên quan đến âm:
A. Cường độ âm B. Độ to
C. Âm sắc D. Độ cao
Câu 17. Đài truyền hình Thái Bình (địa chỉ: phường Hoàng Diệu thành phố Thái Bình) có một anten parabol đặt tại điểm A trên mặt đất, phát ra sóng điện từ truyền theo phương làm với mặt phẳng nằm ngang một góc 300 hướng lên. Sóng này phản xạ trên tầng điện li rồi trở lại mặt đất ở điểm B. Xem mặt đất và tầng điện li là những mặt cầu đồng tâm có bán kính lần lượt là R1=6400km và R2=6500km. Bỏ qua sự tự quay của Trái đất. Cung AB có độ dài gần giá trị nào nhất:
A. 334km B. 346km C. 343km D. 360km
Câu 18. Trong động cơ không đồng bộ ba pha, nếu gọi T1 là chu kỳ của dòng điện ba pha, T2 là chu kỳ quay của từ trường và T3 là chu quay của roto. Biểu thức nào sau đây là đúng?
A. T1= T2 > T3. B. T1 = T2 < T3. C. T1 = T2 = T3. D. T1> T2 > T3.
Câu 19. Sự hình thành dao động điện từ tự do trong mạch dao động là do hiện tượng nào sau đây ?
A. Hiện tượng tự cảm. B. Hiện tượng cảm ứng điện từ.
C. Hiện tượng cộng hưởng điện. D. Hiện tượng từ hoá.
Câu 20. Trong thí nghiệm I-âng, vân tối thứ nhất xuất hiện ở trên màn tại các vị trí cách vân sáng trung tâm là
A. i B. 2i C. i/2 D. i/4
Đáp án đề thi thử Quốc gia môn Vật lý
Đáp án mã đề: 136
01. C; 02. A; 03. B; 04. A; 05. C; 06. A; 07. A; 08. D; 09. D; 10. C; 11. C; 12. A; 13. C; 14. C; 15. B;
16. D; 17. A; 18. B; 19. A; 20. C; 21. B; 22. B; 23. D; 24. D; 25. B; 26. C; 27. B; 28. D; 29. D; 30. C;
31. D; 32. A; 33. D; 34. B; 35. C; 36. B; 37. A; 38. A; 39. C; 40. D; 41. D; 42. B; 43. A; 44. B; 45. B;
46. C; 47. C; 48. A; 49. D; 50. B;