Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Lịch sử trường THPT Yên Thế, Bắc Giang (Lần 2)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Lịch sử

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Lịch sử trường THPT Yên Thế, Bắc Giang (Lần 2) là đề thi thử đại học môn Sử có đáp án dành cho các bạn tham khảo, ôn tập, hệ thống kiến thức, ôn thi THPT Quốc gia môn Lịch sử được chắc chắn. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Lịch sử trường THPT Yên Thế, Bắc Giang (Lần 3)

70 Câu hỏi ôn tập Lịch sử

TRƯỜNG THPT YÊN THẾ

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC KHỐI 12 LẦN 2

MÔN: LỊCH SỬ 12

Thời gian làm bài: 180 phút

Câu 1 (3.0 điểm): Trình bày nguồn gốc, đặc điểm, tác động của cuộc Cách mạng khoa học công nghệ. Vai trò của khoa học công nghệ đối với công cuộc CNH-HĐH nền kinh tế nước ta hiện nay?

Câu 2 (2.0 điểm): Nhiệm vụ trung tâm của thời kì cách mạng 1939-1945 là gì? Nêu nội dung sự kiện đã đánh dấu sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn này?

Câu 3 (1.0 điểm): Nhận xét về hình thức phát triển, hình thái và thời cơ của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Câu 4 (2.0 điểm): Qua bảng dữ liệu dưới đây và kiến thức đã học, hãy nhận xét những nhiệm vụ mà Đảng, chính phủ và nhân dân Việt Nam đã giải quyết từ sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công đến trước ngày 19/12/1946. Nêu ý nghĩa của việc giải quyết những nhiệm vụ đó.

Thời gian

Nội dung

Ngày 3/9/1945

Trong phiên họp đầu tiên, Chính phủ xác định giải quyết nạn đói là một trong những nhiệm vụ cấp bách.

Ngày 8/9/1945

Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh thành lập Nha bình dân học vụ để chống "giặc dốt"

Ngày 23/9/1945

Quân dân Nam bộ đứng lên kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược

Ngày 6/1/1946

Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa I của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa

Ngày 2/3/1946

Quốc hội họp phiên đầu tiên, thông qua danh sách Chính phủ liên hiệp kháng chiến

Ngày 6/3/1946

Đại diện chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa kí với chính phủ Pháp Hiệp định sơ bộ

Ngày 25/5/1946

Vệ quốc đoàn được đổi thành Quân đội quốc gia Việt Nam

Ngày 14/9/1946

Chủ tịch Hồ Chí Minh kí với Mute- Bộ trưởng thuộc địa Pháp Tạm ước 14/9

Ngày 9/11/1946

Quốc hội thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa

Ngày 11/11/1946

Đảng cộng sản Đông Dương tuyên bố “tự giải tán”

Ngày 23/11/1946

Quốc hội tuyên bố cho lưu hành tiền Việt trong cả nước

Câu 5 (2.0 điểm): Trình bày ý nghĩa lịch sử của những thắng lợi quân sự tiêu biểu mà quân dân ta đã giành được trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược (1946-1954)?

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Lịch sử

Câu 1 (3.0 điểm): Trình bày nguồn gốc, đặc điểm, tác động của cuộc Cách mạng khoa học công nghệ. Vai trò của cách mạng khoa học công nghệ đối với công cuộc CNH-HĐH nền kinh tế nước ta hiện nay?

1. Nguồn gốc và đặc điểm

a. Nguồn gốc:

  • Do đòi hỏi của cuộc sống nhằm đáp ứng những nhu cầu về vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người.
  • Sự bùng nổ về dân số và sự cạn kiệt của tài nguyên thiên nhiên
  • Thành tựu KHKT đầu tk XX tạo tiền đề.....

b. Đặc điểm:

  • Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
  • Mọi phát minh đều bắt nguồn từ kết quả nghiên cứu khoa học.

c. Tác động:

  • Tích cực:
    • Tăng năng suất lao động, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người.Thay đổi cơ cấu sản xuất...
    • Làm thay đổi cơ cấu dân cư giữa thành thị và nông thôn, hình thành xu thế toàn cầu hóa,...
  • Tiêu cực:
    • Ô nhiễm môi trường, trái Đất nóng lên làm băng ở Bắc cực tan ra và nước biển dâng cao, xuất hiện nhiều loại bệnh dịch mới, vũ khí hạt nhân,...

d. Vai trò của khoa học kĩ thuật đối với công cuộc CNH-HĐH nền kinh tế nước ta hiện nay

  • Trong công cuộc CNH-HĐH nền kinh tế nước ta hiện nay, cách mạng khoa học công nghệ có vai trò hết sức quan trọng và quyết định, bởi vì:
    • Việc áp dụng thành tựu KHKT vào SX sẽ cho phép nâng cao NSLĐ, hạ giá thành sản phẩm và điều chỉnh cơ cấu SX hợp lí....
    • Đồng thời chúng ta có thể đi tắt đón đầu, rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước....

Câu 2 (2.0 điểm): Nhiệm vụ trung tâm của thời kì cách mạng 1939-1945 là gì? Nêu nội dung sự kiện đã đánh dấu sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn này?

a. Nhiệm vụ trung tâm của thời kì cách mạng 1939-1945 là đấu tranh giải phóng dân tộc.

b. Sự kiện đã đánh dấu sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn này là Hội nghị BCH TƯ Đảng cộng sản Đông Dương tháng 11/1939, được tổ chức tại Bà Điểm – Hóc Môn (Gia Định), do đồng chí Nguyễn Văn Cừ chủ trì.

  • Nội dung
    • Xác định nhiệm vụ, mục tiêu trước mắt là đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc Đông Dương làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập.
    • Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, đề ra khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc và bọn địa chủ phản bội quyền lợi dân tộc chống địa tô cao, lãi nặng.
    • Thành lập chính quyền dân chủ cộng hoà thay cho chính quyền xô viết công, nông, binh.
    • Chuyển từ đấu tranh đòi quyền lợi dân sinh dân chủ sang đòi lật đổ chính quyền đế quốc và tay sai, từ đấu tranh công khai, hợp pháp, nửa hợp pháp sang đấu tranh bí mật, bất hợp pháp.
    • Thành lập Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
  • Ý nghĩa: đánh dấu bước chuyển hướng quan trọng, đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, mọi nhiệm vụ khác phải phục vụ cho nhiệm vụ giải phóng dân tộc.

Câu 3 (1.0 điểm): Nhận xét về hình thức phát triển, hình thái và thời cơ của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945.

a. Hình thức phát triển

  • Đi từ khởi nghĩa từng phần giành chính quyền bộ phận ở những nơi có điều kiện, tiến lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, qua Cao trào kháng Nhật cứu nước.....

b. Hình thái cách mạng

  • Kết hợp hài hòa giữa khởi nghĩa ở nông thôn và thành thị. Trong đó khởi nghĩa ở thành thị nhằm vào cơ quan đầu não của kẻ thù có tác dụng quyết định tới thắng lợi của Tổng khởi nghĩa.

c. Thời cơ cách mạng

  • Có sự chuẩn bị chu đáo và nổ ra đúng thời cơ (Nhật đã đầu hàng, quân đồng minh chưa kéo vào Đông Dương- kẻ thù cũ đã ngã gục, kẻ thù mới chưa kịp đến, so sánh lực lượng có lợi nhất cho cách mạng...) nên cách mạng nổ ra giành thắng lợi nhanh chóng, ít đổ máu.

Câu 4 (2.0 điểm) Qua bảng dữ liệu dưới đây và kiến thức đã học, hãy nhận xét những nhiệm vụ mà Đảng, chính phủ và nhân dân Việt Nam đã giải quyết từ sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công đến trước ngày 19/12/1946. Nêu ý nghĩa của việc giải quyết những nhiệm vụ đó.

a. Nhận xét những nhiệm vụ đã giải quyết

  • Những nhiệm vụ xây dựng chế độ dân chủ cộng hòa được tiến hành một cách toàn diện, trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế- tài chính; văn hóa- xã hội và an ninh – quốc phòng.
  • Những nhiệm vụ bảo vệ chế độ mới được tiến hành song song với nhiệm vụ xây dựng chế độ dân chủ cộng hòa bằng những sách lược mềm dẻo, linh hoạt, khi thì hòa hoãn với Trung Hoa dân Quốc và tiến hành k/c chống thực dân Pháp, khi thì hòa với Pháp để đẩy quân THDQ về nước nhằm tránh cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù.
  • Việc thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ trên đây phản ánh đúng qui luật của lịch sử dân tộc Việt Nam- dựng nước đi đôi với giữ nước, đồng thời cũng phản ánh qui luật của đấu tranh cách mạng- xây dựng chế độ mới phải gắn liền với bảo vệ chế độ mới.

b. Ý nghĩa

  • Tránh được tình thế phải chiến đấu với nhiều kẻ thù cùng một lúc khi so sánh lực lượng chưa có lợi cho cách mạng VN.
  • Giữ vững và phát triển thành quả của cách mạng tháng Tám năm 1945, đặc biệt là giữ vững chính quyền cách mạng.
  • Từng bước ổn định và cải thiện đời sống nhân dân, thể hiện tính ưu việt của chế độ mới.
  • Tạo ra sức mạnh vật chất và tinh thần cho dân tộc Việt Nam để sẵn sàng và chủ động bước vào cuộc kháng chiến lâu dài.

Câu 5 (2.0 điểm): Trình bày ý nghĩa lịch sử những thắng lợi quân sự tiêu biểu mà quân dân ta đã giành được trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược (1946-1954)?

1. Cuộc chiến đấu 60 ngày đêm tại các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16

  • Giữ được chân địch ở các đô thị để cơ quan đầu não và bộ đội chủ lực của ta rút lên căn cứ Việt Bắc an toàn. Chiến lược "đánh nhanh thắng nhanh" của Pháp bước đầu bị phá sản. Tạo điều kiện cả nước bước vào cuộc kháng chiến lâu dài.

2. Chiến dich Việt bắc Thu – Đông 1947

  • Là chiến dịch phản công lớn đầu tiên của quân dân ta trong cuộc k/c chống Pháp giành thắng lợi. So sánh lực lượng thay đổi theo chiều hướng có lợi cho cách mạng.
  • Làm phá sản âm mưu "đánh nhanh thắng nhanh" của Pháp, buộc chúng chuyển sang "đánh lâu dài" với chính sách "dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh" → Chứng minh đường lối lãnh đạo của Đảng là hoàn toàn đúng đắn.

3. Chiến dich Việt Bắc Thu – Đông 1950

  • Là chiến dịch tiến công qui mô lớn đầu tiên của quân dân ta trong cuộc k/c chống Pháp giành thắng lợi. Mục tiêu chiến dịch đã đạt được, con đường liên lạc giữa nước ta với các nước XHCN được khai thông, quân đội ta trưởng thành vượt bậc.
  • Cuộc kháng chiến của nhân dân ta bước sang giai đoạn mới: giành thế chủ động trên chiến trường chính ở Bắc Bộ.

4.Cuộc Tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953-1954

  • Bước đầu làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava, chuẩn bị về vật chất, tinh thần cho chiến dịch ĐBP. Ta giữ vững thế chủ động trên chiến trừơng chính Bắc Bộ và toàn Đông Dương

5. Chiến dịch Điện Biên Phủ

  • Là thắng lợi oanh liệt nhất, tiêu biểu cho tinh thần anh dũng, kiên cường ... của dân tộc VN trong cuộc k/c chống thực dân Pháp và can thiệp Mĩ, kết thúc chiến tranh.
  • Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava. Tạo điều kiện thuận lợi cho ta trên bàn đàm phán ở Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương. Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới...
Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn Lịch Sử khối C

    Xem thêm