Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học trường THPT Chuyên Bến Tre (Lần 2)
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học trường THPT Chuyên Bến Tre (Lần 2) có đáp án là đề thi thử đại học môn Sinh năm 2016, là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các bạn ôn thi tốt nghiệp môn Sinh, luyện thi đại học khối B. Mời các bạn cùng tham khảo.
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học trường THPT Chuyên Bến Tre (Lần 1)
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học trường THPT Chuyên Bến Tre (Lần 3)
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2016 trường THPT Ngọc Tảo, Hà Nội
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẾN TRE TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẾN TRE | ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2016 Môn: SINH HỌC (LẦN 2) Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề |
Mã đề thi 125
ĐỀ THI GỒM 50 CÂU (TỪ CÂU 1 ĐẾN CÂU 50) DÀNH CHO TẤT CẢ THÍ SINH.
Câu 1: Ưu thế nổi bật của tạo dòng thuần chủng từ hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh thành dòng đơn bội rồi xử lý bằng cônsixin để lưỡng bội hoá là:
A. Tạo ra cây đồng nhất về kiểu gen nên ưu thế cao.
B. Tạo ra cây có kiểu gen đồng hợp về nhiều gen quí.
C. Tạo ra cây có khả năng kháng bệnh tốt.
D. Tạo ra cây có kiểu gen đồng hợp về tất cả các gen.
Câu 2: Trong những điều kiện thích hợp nhất, lợn Ỉ 9 tháng tuổi đạt 50 kg, trong khi đó, lợn Đại Bạch ở 6 tháng tuổi đã đạt 90 kg. Kết quả này nói lên điều gì?
A. Kiểu gen đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định năng suất của giống.
B. Vai trò quan trọng của môi trường trong việc quyết định cân nặng của lợn.
C. Vai trò của kĩ thuật nuôi dưỡng trong việc quyết định cân nặng của lợn.
D. Tính trạng cân nặng ở lợn Đại Bạch do nhiều gen chi phối hơn ở lợn Ỉ.
Câu 3: Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có kiểu gen AaBb, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Bb phân li bình thường; giảm phân II diễn ra bình thường. Ở cơ thể cái có kiểu gen AABb, cặp gen Bb không phân li trong giảm phân I, cặp AA phân ly bình thường. Theo lí thuyết, phép lai: ♀AABb × ♂AaBb cho đời con có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen?
A. 8 B. 14 C. 16 D. 28
Câu 4: Trong phép lai phân tích điều nào sau đây là không đúng về quy luật hoán vị gen?
A. Tần số hoán vị gen được tính bằng tỉ lệ phần trăm số cá thể có tái tổ hợp gen.
B. Tần số hoán vị gen được tính bằng tỉ lệ phần trăm số cá thể có kiểu hình khác bố mẹ.
C. Tần số hoán vị giữa 2 gen không bao giờ vượt quá 50%.
D. Hai gen nằm càng gần nhau thì tần số trao đổi chéo càng thấp.
Câu 5: Các alen của một gen phải có các đặc tính là
A. giống nhau hoàn toàn về cấu trúc và vị trí trên NST.
B. khác lôcut, có thể khác nhau một hoặc vài cặp nuclêôtit.
C. cùng lôcut, có thể khác nhau một hoặc vài cặp nuclêôtit.
D. cùng lôcut nhưng cùng quy định một tính trạng.
Câu 6: Câu nào trong số các câu dưới đây nói về chọn lọc tự nhiên (CLTN) là đúng với quan điểm của di truyền học hiện đại?
A. CLTN thực chất là sự phân hóa về khả năng sống sót của các cá thể có các kiểu gen khác nhau.
B. CLTN thực chất là sự phân hóa về khả năng sinh sản của các cá thể khác nhau trong quần thể.
C. CLTN thực chất là sự phân hóa về mức độ thành đạt sinh sản của các cá thể có các kiểu gen khác nhau trong quần thể.
D. CLTN thực chất là sự phân hóa về khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể.
Câu 7: Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng thuyết tiến hoá hiện đại?
A. Các cá thể là đơn vị tiến hoá cơ bản.
B. Loài là đơn vị tiến hoá cơ bản.
C. Nếu quần thể không ở trạng thái cân bằng di truyền, tức là nó đang tiến hoá.
D. Nếu quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền, tức là nó đang tiến hoá một cách ổn định.
Câu 8: Điều nào sau đây đúng về tác nhân gây đột biến
- Tia UV làm cho hai bazơ nitơ Timin trên cùng một mạch liên kết với nhau.
- Nếu sử dụng 5BU, thì sau ba thế hệ một codon XXX sẽ bị đột biến thành codon GXX.
- Guanin dạng hiếm tạo nên đột biến thay thế G-X bằng A-T.
- Virut cũng là tác nhân gây nên đột biến gen.
- Để tạo đột biến tam bội người ta xử lý hợp tử 2n bằng cônxixin.
- Đột biến lặp đoạn làm cho 2 gen alen với nhau lại cùng ở 1 NST.
Có bao nhiêu ý đúng?
A. 3 B. 2 C. 5 D. 4
Câu 9: Một cá thể ở một loài động vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 40. Khi quan sát quá trình giảm phân của 1200 tế bào sinh tinh, người ta thấy có 60 tế bào có cặp NST số 3 không phân li trong giảm phân I, các sự kiện khác trong giảm phân diễn ra bình thường. Các tế bào còn lại đều giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, trong tổng số giao tử tạo ra, giao tử có 19 nhiễm sắc thể chiếm tỷ lệ
A. 0,5% B. 5% C. 2,5% D. 2%.
Câu 10. So sánh về quá trình sao chép của ADN ở sinh vật nhân thực và sinh vật nhân sơ, người ta rút ra một số nhận xét.
- Sự sao chép ADN ở sinh vật nhân thực diễn ra trên nhiều chạc ba sao chép (chạc chữ Y), còn sinh vật nhân sơ diễn ra trên một chạc ba sao chép.
- Ở sinh vật nhân thực, có nhiều điểm khởi đầu sao chép trên mỗi phân tử ADN, còn sinh vật nhân sơ chỉ có một điểm.
- Các đoạn Okazaki được hình thành trong quá trình sao chép ADN ở sinh vật nhân sơ và nhân thực đều theo chiều 5'- 3' .
- Sự sao chép ADN ở sinh vật nhân thực và nhân sơ đều theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn.
- Sự sao chép ADN ở sinh vật nhân thực diễn ra ở trong nhân, tại pha G1 của kỳ trung gian, sự sao chép ADN ở sinh vật nhân sơ diễn ra ở trong tế bào chất, tại pha S của kỳ trung gian.
Hãy cho biết có bao nhiêu nhận xét đúng?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 11. Điểm khác nhau cơ bản của hệ sinh thái nhân tạo so với hệ sinh thái tự nhiên là
A. hệ sinh thái nhân tạo là một hệ kín còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ mở.
B. hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng sinh học cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.
C. do có sự can thiệp của con người nên hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.
D. để duy trì trạng thái ổn định của hệ sinh thái nhân tạo, con người thường bổ sung năng lượng cho chúng.
Câu 12. Quá trình hình thành loài lúa mì (T.aestivum) được các nhà khoa học mô tả như sau: Loài lúa mì (T. monococcum) lai với loài cỏ dại (T. speltoides) đã tạo ra con lai. Con lai này được gấp đôi bộ nhiễm sắc thể tạo thành loài lúa mì hoang dại (A. squarrosa). Loài lúa mì hoang dại (A. squarrosa) lai với loài cỏ dại (T. tauschii) đã tạo ra con lai. Con lai này lại được gấp đôi bộ nhiễm sắc thể tạo thành loài lúa mì (T. aestivum). Loài lúa mì (T. aestivum) có bộ nhiễm sắc thể gồm
A. bốn bộ nhiễm sắc thể đơn bội của bốn loài khác nhau.
B. bốn bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của bốn loài khác nhau.
C. ba bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của ba loài khác nhau.
D. ba bộ nhiễm sắc thể đơn bội của ba loài khác nhau.
Câu 13. Biết hàm lượng ADN nhân trong một tế bào sinh tinh của thể lưỡng bội là x. Trong trường hợp phân chia bình thường, hàm lượng ADN nhân của mỗi tế bào khi đang ở kì sau của giảm phân II là
A. 1x. B. 0,5x. C. 4x. D. 2x.
Câu 14. Hiện tượng di truyền liên kết có những vai trò nào sau đây?
- Làm xuất hiện các biến dị tổ hợp.
- Tạo điều kiện cho các gen tốt tổ hợp lại với nhau.
- Sử dụng để lập bản đồ di truyền.
- Đảm bảo di truyền bền vững của nhóm gen liên kết.
- Tạo điều kiện cho các tính trạng tốt ứng với các gen trong nhóm liên kết đi kèm với nhau.
- Làm thay đổi cấu trúc NST về số lượng, thành phần các nhóm gen liên kết.
Phương án đúng là:
A. 1, 2, 3. B. 4, 5. C. 1, 2, 3, 4, 5. D. 1, 2, 3, 4, 5, 6.
Câu 15. Cho biết mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn; cơ thể tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh. Xét các phép lai sau:
(1) AaaaBBbb x aaaaBbbb. (2) AAaaBBbb x AaaaBbbb.
(3) AAaaBbbb x aaaaBBbb. (4) AaaaBBBb x AAaaBbbb.
(5) AaaaBBbb x AaBb. (6) AaaaBBbb x aabb.
Theo lí thuyết, trong 6 phép lai nói trên có bao nhiêu phép lai mà đời con có 12 kiểu gen, 4 kiểu hình?
A. 1 phép lai. B. 2 phép lai. C. 3 phép lai. D. 4 phép lai.
(Còn tiếp)
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học
1. D | 11. D | 21. B | 31. A | 41. A |
2. A | 12. C | 22. A | 32. D | 42. C |
3. C | 13. A | 23. B | 33. B | 43. A |
4. B | 14. C | 24. A | 34. C | 44. D |
5. C | 15. B | 25. B | 35. C | 45. D |
6. C | 16. B | 26. A | 36. A | 46. B |
7. C | 17. B | 27. C | 37. C | 47. A |
8. D | 18. B | 28. D | 38. D | 48. D |
9. C | 19. D | 29. A | 39. A | 49. B |
10. B | 20. D | 30. C | 40. B | 50. B |