Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học trường THPT Đa Phúc, Hà Nội (Lần 3)
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học
Nhằm giúp các bạn học sinh tự ôn luyện kiến thức nhằm chuẩn bị tốt cho kì thi tốt nghiệp THPT, thi THPT Quốc gia 2016, VnDoc.com xin giới thiệu Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học trường THPT Đa Phúc, Hà Nội (Lần 3). Đề thi có đáp án đi kèm, mời các bạn cùng tham khảo để đạt kết quả tốt trong kì thi quan trọng sắp tới.
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học trường THPT Đa Phúc, Hà Nội (Lần 2)
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2016 tỉnh Bình Thuận
SỞ GD VÀ ĐT HÀ NỘI TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC ---- & ---- | ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 3 NĂM HỌC 2015 - 2016 MÔN: SINH HỌC Thời gian làm bài: 90 phút (50 câu trắc nghiệm) | |
| Mã đề 517 |
Câu 1: Mối quan hệ nào sau đây là quan hệ có lợi cho cả 2 loài?
(1). Kiến đỏ và rệp sống trên cây cam.
(2). Kiến và cây keo.
(3). Chim Chìa vôi và bò Bison.
(4). Cỏ dại và lúa sống trong ruộng lúa.
(5). Vi khuẩn cố định đạm và cây họ Đậu.
(6). Cá sấu và chim choi loi.
(7). Thủy tức xanh Chlorohydra viridissima và tảo đơn bào zoochlorellae.
A. (2), (3), (5), (6), (7). B. (1), (2), (5), (6). C. (1), (2), (4), (5), (6). D. (1), (3), (4), (6).
Câu 2: Một phân tử mARN chỉ chứa 3 loại ribonucleotit là Adenine, Uracine và Guanine. Nhóm các bộ ba nào sau đây có thể có trên mạch bổ sung của gen đã phiên mã ra mARN nói trên?
A. AAG, GTT, TXX, XAA. B. AAA, XXA, TAA, TXX.
C. TAG, GAA, AAT, ATG. D. ATX, TAG, GXA, GAA.
Câu 3: Dưới đây liệt kê một số hoạt động của con người trong thực tế sản xuất: (1) Bón phân, tưới nước, diệt cỏ dại đối với các hệ sinh thái nông nghiệp; (2) Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên không tái sinh; (3) Loại bỏ các loài tảo độc, cá dữ trong các hệ sinh thái ao hồ nuôi tôm, cá; (4) Xây dựng các hệ sinh thái nhân tạo một cách hợp lí; (5) Bảo vệ các loài thiên địch; (6) tăng cường sử dụng các chất hóa học để tiêu diệt các loài sâu hại. Trong các hoạt động trên, có bao nhiêu hoạt động giúp nâng cao hiệu quả sử dụng hệ sinh thái?
A. 5. B. 4. C. 6. D. 3.
Câu 4: Cho các trường hợp sau: 1. Gen tạo ra sau tái bản ADN bị mất 1 cặp nuclêôtit; 2. Gen tạo ra sau tái bản ADN bị thay thế ở 1 cặp nuclêôtit; 3. mARN tạo ra sau phiên mã bị mất 1 nuclêôtit; 4. mARN tạo ra sau phiên mã bị thay thế 1 nuclêôtit; 5. Chuỗi polipeptit tạo ra sau dịch mã bị mất 1 axit amin; 6. Chuỗi polipeptit tạo ra sau dịch mã bị thay thế 1 axit amin. Có bao nhiêu trường hợp được xếp vào đột biến gen?
A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.
Câu 5: Trong 1 lần nguyên phân của 1 tế bào ở thể lưỡng bội, một nhiễm sặc thể của cập số 3 và một nhiễm sắc thể của cặp số 6 không phân li, các nhiễm sắc thể khác phân li bình thường. Kết quả của quá trình này có thể tạo ra các tế bào con có bộ nhiễm sắc thể là:
A. (2n+2) và (2n-2) hoặc (2n+2+1) và (2n-2-1). B. (2n+1-1) và (2n-1-1) hoặc (2n+1+1) và (2n-1+1).
C. (2n+1+1) và (2n-2) hoặc (2n+2) và (2n-1-1). D. (2n+1+1) và (2n-1-1) hoặc (2n+1-1) và (2n-1+1).
Câu 6: Vì sao các gen liên kết với nhau:
A. Vì các tính trạng do chúng quy định cùng biểu hiện.
B. Vì chúng nằm trên cùng 1 chiếc NST.
C. Vì chúng có lôcut giống nhau.
D. Vì chúng cùng ở cặp NST tương đồng.
Câu 7: Ở bò, tính trạng lông đen (alen B quy định) là trội so với tính trạng lông vàng (alen b quy định). Một đàn bò ở trạng thái cân bằng có số bò lông đen chiếm 36%, tần số alen B và alen b trong đàn bò trên là:
A. 0,4B và 0,6b. B. 0,4b và 0,6 B. C. 0,2b và 0,8B. D. 0,2B và 0,8b.
Câu 8: Quy luật phân li độc lập thực chất nói về:
A. sự phân li độc lập của các tính trạng.
B. sự tổ hợp các alen trong quá trình thụ tinh.
C. sự phân li độc lập của các alen trong quá trình giảm phân.
D. sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ 9:3:3:1.
Câu 9: Lai hai cây cà chua thuần chủng (P) khác biệt nhau về các cặp tính trạng tương phản F1 thu được 100% cây thân cao, hoa đỏ, quả tròn. Cho F1 lai với cây khác, tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 là 4 cây thân cao, hoa đỏ, quả dài : 4 cây thân cao, hoa vàng, quả tròn : 4 cây thân thấp, hoa đỏ, quả dài : 4 cây thân thấp, hoa vàng, quả tròn : 1 cây thân cao, hoa đỏ, quả tròn : 1 cây thân cao, hoa vàng, quả dài : 1 cây thân thấp, hoa đỏ, quả tròn : 1 cây thân thấp, hoa vàng, quả dài. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, mọi quá trình sinh học diễn ra bình thường. Các nhận xét nào sau đây là đúng?
(1) Khi cho F1 tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu hình thân thấp, hoa vàng, quả dài ở đời con là 0,0025.
(2) Cặp tính trạng chiều cao thân di truyền liên kết với cặp tính trạng màu sắc hoa.
(3) Khi cho F1 tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu hình thân thấp, hoa đỏ, quả dài ở F2 là 0,05.
(4) Hai cặp gen quy định màu sắc hoa và hình dạng quả di truyền liên kết và có xảy ra hoán vị gen.
(5) Cặp gen quy định tính trạng chiều cao di truyền độc lập với hai cặp gen quy định màu sắc và hình dạng quả.
(6) Tần số hoán vị gen 20%.
A. (1), (2), (5), (6). B. (1), (3), (5), (6). C. (2), (3), (4), (6). D. (1), (4), (5), (6).
Câu 10: Một loài có bộ NST 2n=36. Một tế bào sinh dục chín của thể đột biến một nhiễm tiến hành giảm phân. Nếu các cặp NST đều phân li bình thường thì ở kì sau của giảm phân I, trong tế bào có bao nhiêu NST?
A. 38. B. 36. C. 35. D. 37.
Câu 11: Lai phân tích cơ thể chứa 2 cặp gen dị hợp cho tỷ lệ kiểu hình ở con lai bằng 45% : 45% : 5% : 5%. Tần số hoán vị gen bằng:
A. 15%. B. 5%. C. 22,5%. D. 10%.
Câu 12: Trong một chuỗi thức ăn, loài nào sau đây bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất khi quần thể thực vật trong quần xã bị nhiễm thuốc trừ sâu? Biết rằng loại thuốc trừ sâu đó khó phân giải và liều thuốc không đủ để gây ngộ độc cấp tính.
A. Sinh vật tiêu thụ bậc 1. B. Sinh vật sản xuất.
C. Sinh vật tiêu thụ bậc 3. D. Sinh vật tiêu thụ bậc 2.
Câu 13: Cho biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định. Cho cây thân cao, hoa đỏ giao phấn với cây thân thấp, hoa trắng được F1 gồm 100% cây thân cao, hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn đời F2 có tỉ lệ 56,25% cây thân cao, hoa đỏ: 18,75% cây thân cao, hoa trắng: 18,75% cây thân thấp, hoa đỏ: 6,25% cây thân thấp, hoa trắng. Ở F2, lấy ngẫu nhiên 3 cây thân cao, hoa đỏ, xác suất để thu được 1 cây thuần chủng là:
A. 64/243. B. 64/729. C. 1/9. D. 32/81.
Câu 14: Khi muốn bảo tồn các nguồn gen thực vật quý hiếm, người ta sử dụng phương pháp:
A. Chọn dòng tế bào xoma. B. Dung hợp tế bào trần.
C. Nuôi cấy tế bào thực vật in vitro tạo mô sẹo. D. Nuôi cấy hạt phấn.
Câu 15: Nếu kích thước của quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong. Xét các nguvên nhân sau đây:
(1) Số lượng cá thể quá ít nên sự giao phối gần thường xảy ra, đe dọa sự tồn tại của quần thể.
(2) Sự hỗ trợ giữa các cá thể bị giảm, quần thể không có khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường.
(3) Khả năng sinh sản giảm do cá thể đực ít có cơ hội gặp nhau với cá thể cái.
(4) Sự cạnh tranh cùng loài làm giảm số lượng cá thể của loài dẫn tới diệt vong.
Có bao nhiêu nguyên nhân đúng?
A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.
Câu 16: Hiện tượng nào sau đây là biểu hiện của mối quan hệ hỗ trợ cùng loài?
A. Những con công đực cùng tìm cách thu hút một con công cái.
B. Các cây thông mọc gần nhau có rễ nối liền nhau.
C. Tỉa thưa tự nhiên ở thực vật.
D. Cá mập con khi mới nở, sử dụng trứng chưa nở làm thức ăn.
(Còn tiếp)
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học
1. A 2. C 3. B 4. C 5. D 6. B 7. D 8. C 9. D 10. C
11. D 12. C 13. A 14. C 15. A 16. B 17. B 18. C 19. C 20. D
21. C 22. D 23. C 24. A 25. A 26. B 27. A 28. D 29. C 30. C
31. A 32. A 33. A 34. A 35. B 36. B 37. D 38. D 39. A 40. A
41. D 42. D 43. D 44. B 45. D 46. B 47. B 48. B 49. B 50. B