Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Lịch sử trường THPT Bến Cát, Bình Dương

Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Lịch sử

Nhằm giúp các bạn học sinh hệ thống lại kiến thức môn học và làm quen với cách thức ra đề, thư viện đề thi VnDoc xin giới thiệu đến các bạn: Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Lịch sử trường THPT Bến Cát, Bình Dương

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Lịch sử trường THPT Thực hành Cao Nguyên, Đăk Lăk (Lần 3)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Lịch sử trường THPT Quế Võ số 1, Bắc Ninh (Lần 2)

SỞ GD&ĐT BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG THPT BẾN CÁT
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2016 - 2017
MÔN: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài: 50 phút
Ngày thi 6/6/2017

Câu 1. Thực tiễn cách mạng Việt Nam từ sau ngày 2-9-1945 đến ngày 19-12-1946 phản ánh quy luật nào của lịch sử dân tộc Việt Nam?

A. Dựng nước đi đôi với giữ nước.
B. Luôn giữ vững chủ quyền dân tộc.
C. Kiên quyết chống giặc ngoại xâm.
D. Mềm dẻo trong quan hệ đối ngoại.

Câu 2. Biện pháp căn bản và lâu dài để giải quyết nạn đói ở Việt Nam sau ngày Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công là

A. tổ chức điều hòa thóc gạo giữa các địa phương.
B. thực hiện lời kêu gọi cứu đói của Hồ Chí Minh.
C. nghiêm trị những người đầu cơ tích trữ lúa gạo.
D. thực hiện phong trào thi đua tăng gia sản xuất.

Câu 3. Tại sao Hiến chương Liên hợp quốc là văn kiện quan trọng nhất?

A. Là cơ sở để các nước căn cứ tham gia vào tổ chức Liên hợp quốc.
B. Hiến chương là cơ sở để qui định bộ máy của tổ chức Liên hợp quốc.
C. Đã đề ra những nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc.
D. Đã nêu rõ mục đích của tổ chức Liên hợp quốc là duy trì hòa bình, an ninh thế giới.

Câu 4. Tổ chức quốc tế nào ra đời tháng 3 năm 1919 với mục đích thúc đẩy sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới?

A. Hội Quốc liên. B. Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa.
C. Quốc tế Cộng sản. D. Liên Hợp Quốc.

Câu 5. Đặc điểm mang tính khách quan, quyết định sứ mệnh lãnh đạo cách mạng Việt Nam của giai cấp công nhân?

A. Sống tập trung ở các nhà máy, xí nghiệp, đồn điền.
B. Có ý thức tổ chức, tinh thần kỉ luật cao.
C. Đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến.
D. Có quan hệ gắn bó tự nhiên với giai cấp nông dân.

Câu 6. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhân dân các nước Đông Nam Á có cơ hội thuận lợi nào trong cuộc đấu tranh giành độc lập?

A. Quân Đồng minh chiếm đóng nước Nhật Bản.
B. Liên Xô giúp đở nhân dân các nước Đông Nam Á.
C. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc hoàn toàn.
D. Quân phiệt Nhật Bản đầu hàng quân Đồng minh.

Câu 7. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng ta được thể hiện trong các văn kiện

A. Tuyên ngôn độ lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và Chỉ thị Toàn dân kháng chiến.
B. Chỉ thị Toàn dân kháng chiến, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và Kháng chiến nhất định thắng lợi.
C. Quân lệnh số 1, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và Kháng chiến nhất định thắng lợi.
D. Quân lệnh số 1, Chỉ thị Toàn dân kháng chiến và Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

Câu 8. Một trong những hoàn cảnh lịch sử dẫn đến sự thành lập tổ chức ASEAN là

A. do vừa giành được độc lập, đòi hỏi các nước Đông Nam Á phải tăng cường hợp tác với nhau.
B. do sự lớn mạnh của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa đã ảnh hưởng đến khu vực.
C. cần phải tăng cường hợp tác, nhằm hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài.
D. do các nước đế quốc tiến hành bao vây về kinh tế và cô lập về chính trị đối với khu vực.

Câu 9. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định nhiệm vụ trước mắt của kế hoạch 5 năm 1986- 1990 là

A. đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước.
B. xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội.
C. đổi mới toàn diện, đồng bộ về kinh tế và chính trị.
D. thực hiện mục tiêu của Ba chương trình kinh tế lớn.

Câu 10. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ có âm mưu gì đối với khu vực Mĩ La Tinh?

A. Khống chế, chi phối và lôi kéo các nước Mĩ La Tinh đi theo Mỹ.
B. Biến Mĩ La Tinh thành "sân sau" của mìnhvà xây dựng chế độ độc tài thân Mỹ.
C. Khống chế các nước Mĩ La Tinh không cho quan hệ với các nước khác.
D. Tiến hành đảo chính nhằm lật đổ chính quyền ở các nước Mĩ La Tinh.

Câu 11. Sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian đúng

1. Trung ương Đảng và Chính phủ rút về Việt Bắc.
2. Bác Hồ thông qua Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến.
3. Đường biên giới Việt - Trung được giải phóng.
4. Pháp mở cuộc tấn công lên Việt Bắc lần thứ I.

A. 2, 1, 4, 3. B. 2, 1, 3, 4. C. 2, 3, 1, 4. D. 2, 3, 4, 1.

Câu 12. Ngay sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Chính phủ lâm thời đã

A. công bố tổng tuyển cử trong cả nước.
B. đàm phán với Trung Hoa dân quốc.
C. chuẩn bị thành lập chính phủ mới.
D. lập ra Ban dự thảo Hiến pháp.

Câu 13. Nội dung nào không được thông qua tại phiên họp đầu tiên Quốc hội khóa I (3 - 1946)?

A. Thông qua danh sách Chính phủ liên hiệp kháng chiến.
B. Bầu Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Đảng.
C. Xác nhận thành tích của Chính phủ cách mạng lâm thời.
D. Lập ra Ban dự thảo hiến pháp.

Câu 14. Tình hình Liên bang Nga từ năm 2000 trở đi là

A. vẫn phải đương đầu với nạn khủng bố trong nước và bên ngoài.
B. kinh tế dần hồi phục và phát triển, chính trị, xã hội tương đối ổn định.
C. kinh tế chậm phục hồi, chính trị, xã hội vẫn chưa ổn định.
D. tiến hành chạy đua vũ trang cùng với Mỹ để khẳng định vị thế.

Câu 15. Sau khi kí Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước (14/9/1946) Pháp đã

A. thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định và Tạm ước.
B. ngang nhiên "xé bỏ" Hiệp định và Tạm ước.
C. chỉ thi hành Tạm ước, không thi hành Hiệp định.
D. chỉ thi hành Hiệp định, không thi hành Tạm ước.

Câu 16. Thực tiễn lịch sử nào là yếu tố quyết định Việt Nam phải tiến hành sự nghiệp đổi mới đất nước (từ năm 1986)?

A. Cuộc khủng hoảng kinh tế-xã hội ở Việt Nam diễn ra trầm trọng.
B. Liên Xô và các nước Đông Âu tiến hành công cuộc cải tổ, cải cách.
C. Xu thế quốc tế hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ trên thế giới.
D. Các nước công nghiệp mới đạt nhiều thành tựu sau cải cách.

Câu 17. Chủ tịch Hồ Chí Minh trước khi sang Pháp (1946) đã dặn dò Huỳnh Thúc Kháng: "Dĩ bất biến, ứng vạn biến". Vậy cái "bất biến" của dân tộc ta trong thời điểm này là gì?

A. Tự do. B. Độc lập. C. Tự chủ. D. Hòa bình.

Câu 18. Xu thế chung của thế giới ngày nay là

A. hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển.
B. cùng tồn tại trong hòa bình, các bên cùng có lợi.
C. xu thế hòa hoãn và hòa dịu trong quan hệ quốc tế.
D. hòa nhập nhưng không hòa tan.

Câu 19. Một trong những nguyên nhân làm cho chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ là

A. không áp dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật tiên tiến, không tiến hành cải tổ đất nước.
B. do đường lối lãnh đạo chủ quan, duy ý chí, cơ chế tập trung quan liêu bao cấp.
C. hoạt động chống phá của các đảng phái chính trị trong nước và các nước đế quốc.
D. do đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí, đời sống nhân dân khó khăn.

Câu 20. Cho bảng dữ liệu sau:

(I) Thời gian

(II) Sự kiện

1) 6 / 3 / 1946

a) Chính phủ Pháp đề ra kế hoạch Rơ ve.

2) 12 / 12 / 1946

b) Ta tấn công Đông Khê, mở đầu chiến dịch biên giới.

3) 13 / 5 / 1949

c) Hiệp định Sơ bộ được kí kết.

4) 16 / 9 / 1950

d) Chỉ thị Toàn dân kháng chiến ra đời.

Hãy lựa chọn đáp án đúng về mối quan hệ giữa thời gian ở cột I với sự kiện ở cột II

A. 1 - a; 2 - d; 3 - b; 4 - c.
B. 1 - b; 2 - d; 3 - c; 4 - a.
C. 1 - d; 2 - b; 3 - a; 4 - c.
D. 1 - c; 2 - d; 3 - a; 4 -b.

Câu 21. Một trong ba phương châm của công cuộc cải cách giáo dục phổ thông ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa những năm 1950-1953 là

A. phục vụ dân sinh.
B. củng cố hậu phương.
C. phát triển xã hội.
D. đại chúng hóa.

Câu 22. Thắng lợi nào của quân đội và nhân dân Việt Nam đã làm phá sản âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương (1945-1954)?

A. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
B. Chiến dịch Việt Bắc thu-đông năm 1947.
C. Chiến dịch Biên giới thu-đông năm 1950.
D. Cuộc chiến đấu trong các đô thị năm 1946.

Câu 23. Điểm giống nhau cơ bản về mặt nội dung giữa Hiệp định Pari với Hiệp định Giơ ne vơ là

A. các nước đế quốc rút hết quân đội của mình và nhân dân Việt Nam tự quyết.
B. tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
C. các nước đế quốc không can thiệp vào công việc nội bộ của nhân dân Việt Nam.
D. các nước đế quốc rút hết quân về nước và phải phá bỏ các căn cứ quân sự.

Câu 24. Tại Quốc hội Mĩ (12-3-1947), Tổng thống Truman đề nghị

A. thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
B. giúp đỡ nước Pháp kéo dài cuộc chiến tranh Đông Dương.
C. viện trợ khẩn cấp 400 triệu USD cho Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì.
D. thực hiện Kế hoạch Mácsan, giúp Tây Âu phục hồi kinh tế.

Câu 25. Để góp phần xây dựng hậu phương trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, năm 1952, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

A. mở cuộc vận động lao động sản xuất và thực hành tiết kiệm.
B. họp Hội nghị thành lập Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào.
C. chủ trương thành lập Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam.
D. quyết định phát động phong trào toàn dân xóa nạn mù chữ.

Câu 26. Sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc thắng lợi (4/ 1975), nhân dân Campuchia đã tiến hành nhiệm vụ

A. tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc.
B. tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
C. tiếp tục cuộc đấu tranh chống Khơme đỏ.
D. tiếp tục chống lại các thế lực từ bên ngoài.

Câu 27. Qua câu thơ: "Ở đâu u ám quân thù. Nhìn lên Việt Bắc: cụ Hồ sáng soi" của nhà thơ Tố Hữu nhằm xác định vai trò của chiến khu Việt Bắc là

A. trung tâm gần thủ đô Hà Nội.
B. chiến trường chính giữa ta và Pháp.
C. căn cứ địa của ba nước Đông Dương.
D. trung tâm đầu não của cuộc kháng chiến.

Câu 28. Ý nào sau đây không phải là biện pháp bước đầu xây dựng và củng cố chế độ mới của Đảng và Chính phủ ta sau Cách mạng tháng Tám 1945?

A. Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trong cả nước vào năm 1946.
B. Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân ba thứ quân.
C. Thành lập chính quyền cách mạng ở Trung ương và địa phương.
D. Giải quyết nạn đói, nạn dốt và những khó khăn về tài chính.

Câu 29. Một trong những điểm nổi bật của tình hình kinh tế Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ hai là

A. Kinh tế Mỹ ngày càng giảm sút do đất nước bị chiến tranh tàn phá.
B. Kinh tế Mỹ phát triển chậm lại do chính sách chạy đua vũ trang.
C. Mỹ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.
D. Mỹ trở thành nước tư bản giàu mạnh, đứng thứ 2 trên thế giới.

Câu 30. Từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 6-3-1946, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương

A. hòa hoãn với quân Trung Hoa Dân quốc và kháng chiến chống Pháp.
B. đấu tranh vũ trang chống quân Trung Hoa Dân quốc và quân Pháp.
C. đấu tranh vũ trang với quân Trung Hoa Dân quốc và hòa với Pháp.
D. hòa hoãn, nhân nhượng với thực dân Pháp và Trung Hoa Dân quốc.

Câu 31. Quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam lần đầu tiên được một hiệp định quốc tế công nhận là:

A. Hiệp định Giơnevơ 1954.
B. Hiệp định Sơ bộ 1946.
C. Hiệp định Ianta 1945.
D. Hiệp định Paris năm 1973.

Câu 32. Ngày 2 / 12 / 1975, ở Lào diễn ra sự kiện lịch sử là

A. Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào thành lập.
B. việc giành chính quyền trong cả nước đã hoàn thành.
C. Thủ đô Viêng Chăn được giải phóng hoàn toàn.
D. đế quốc Mỹ và tay sai kí Hiệp định Viêng Chăn.

Câu 33. Luận cương chính trị (10-1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng là

A. đánh đổ đế quốc và phong kiến phản động.
B. lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp.
C. đánh đổ phong kiến và đánh đổ đế quốc.
D. lật đổ ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc.

Câu 34. Chọn từ ngữ đúng nhất điền vào chỗ trống của câu nói sau: "Đường lối chiến lược cách mạng của Đảng ta là tiến hành tư sản dân quyền cách mạng và ....... cách mạng để đi tới xã hội.......".

A. Thổ địa, chủ nghĩa.
B. Vô sản, cộng sản.
C. Thổ địa, cộng sản.
D. Vô sản, chủ nghĩa.

Câu 35. Qua câu; "Nhớ sao lớp học i tờ. Đồng khuya thắp sáng những giờ liên hoan..." của nhà thơ Tố Hữu đã gợi lại kỉ niệm gì ở chiến khu Việt Bắc?

A. Sự phát triển của giáo dục thường xuyên.
B. Phong trào bình dân học vụ.
C. Cuộc vận động cải cách giáo dục.
D. Sự phát triển của giáo dục phổ thông.

Câu 36. Những nước nào sau đây ở Đông Nam Á đã giành được độc lập trong tháng 8 năm 1945?

A. Lào và Inđônêxia.
B. Việt Nam và Campuchia.
C. Việt Nam và Lào.
D. Việt Nam và Inđônêxia.

Câu 37. "Hỡi đồng bào toàn quốc. Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!" là nội dung mở đầu của

A. Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ II của Đảng (1951).
B. Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945).
C. Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam (1951).
D. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946).

Câu 38. Chiến dịch Việt Bắc thu- đông 1947 và chiến dịch Biên Giới 1950 đều có liên quan đến

A. hậu phương của ta.
B. chiến trường Đông Dương.
C. mở đường khai thông sang Trung Quốc.
D. căn cứ địa Việt Bắc.

Câu 39. Sau bầu cử Quốc hội khóa I, ở các địa phương đã làm gì để xây dựng chính quyền cách mạng?

A. Thành lập chính quyền ở các địa phương.
B. Thành lập tòa án nhân dân các cấp.
C. Thành lập quân đội ở các địa phương.
D. Bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp.

Câu 40. Ý nào sau đây không phải là nhiệm vụ của cách mạng miền Bắc (1954 - 1965)?

A. Hàn gắn vết thương chiến tranh.
B. Xây dựng chủ nghĩa xã hội.
C. Đấu tranh chống Mĩ - Diệm.
D. Khôi phục kinh tế - xã hội.

Đánh giá bài viết
1 1.812
Sắp xếp theo

Môn Lịch Sử khối C

Xem thêm