Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn trường THPT Krông Ana, Đăk Lăk
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn
VnDoc hiểu được rằng trong quá trình ôn thi tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Ngữ văn quý thầy cô cùng các bạn học sinh rất cần có những tài liệu hay để tham khảo. Chính vì vậy chúng tôi đã sưu tầm và xin gửi tới bạn: Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn trường THPT Krông Ana, Đăk Lăk.
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn Sở GD&ĐT Quảng Ninh
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn trường THPT Cù Huy Cận, Hà Tĩnh (Lần 1)
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn trường THPT Thuận Thành số 2, Bắc Ninh (Lần 1)
Mời làm: Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn trường THPT Krông Ana, Đăk Lăk Online
TRƯỜNG THPT KRÔNG ANA | ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2017 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút |
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu ở dưới
F. Nietzsches, một nhà triết học người Đức, đã viết rằng: "Đánh mất mục tiêu chính là bạn đang mất đi hướng đi của mình". Vì vậy, bạn nên xác định rõ ràng mình là ai và cái đích mà bạn đang hướng tới là gì. Từ đó hãy làm hết sức mình để hoàn thiện bản thân. Bạn đừng nên bằng lòng với việc chỉ chống chọi cuộc sống này một cách đơn thuần. Bạn cần tập trung vào những thành quả cần đạt chứ không phải là sự ngợi khen bình thường của người khác. Để ngày càng tiến bộ hơn thì bạn nên chắc chắn bản thân phải có sự thay đổi nào đó. T.S.Eliot - một nhà thơ Mĩ - nói với chúng ta rằng: "Chỉ có ai mạo hiểm đi xa mới phát hiện họ có thể đi được bao xa". Cũng tương tự như vậy, nhà văn W.Irving viết: "Những bộ óc vĩ đại có mục tiêu của họ, còn những kẻ khác thì chỉ có ước muốn mà thôi"
(Trích Đắc nhân tâm - Dale Carnegie)
Câu hỏi 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên.
Câu hỏi 2: Đoạn trích trên đã sử dụng thao tác lập luận gì?
Câu hỏi 3: Vấn đề mà đoạn trích trên đề cập là gì?
Câu hỏi 4: Nêu biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu: "Chỉ có ai mạo hiểm đi xa mới phát hiện ra được họ có thể đi được bao xa"
Câu hởi 5: Trong câu nói của W. Irving thì sự khác nhau giữa "những bộ óc vĩ đại có mục tiêu" và "những kẻ khác" là gì?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ đoạn trích trong phần I, anh (chị) hãy viết một đoạn văn khoảng 200 từ trình bày suy nghĩ của mình về sự cần thiết phải đặt ra những mục tiêu trong cuộc sống.
Câu 2 (5,0 điểm)
Phân tích tính dân tộc trong tám câu thơ đầu bài thơ "Việt Bắc'' của Tố Hữu.
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn
I. ĐỌC HIỂU
1. Đoạn trích được viết theo phương thức biểu đạt Nghị luận (0,5đ)
2. Thao tác lập luận Bình luận (0,5đ)
3. Ý nghĩa của việc đặt ra mục tiêu trong cuộc sống của chúng ta (1,0đ)
4. Sử dụng biện pháp nghệ thuật Ẩn dụ (0,5đ)
5. Sự khác nhau giữa "Những bộ óc vĩ đại có mục tiêu" và "những kẻ khác" là: Người luôn đưa ra mục tiêu để thực hiện nó, dẫn đến thành công trong cuộc sống và trở thành "vĩ đại" còn "người khác" chỉ dừng lại ở việc mơ ước mà không đưa ra mục tiêu cụ thể để thực hiện (0,5đ)
II LÀM VĂN
Câu 1. Nghị luận xã hội
Yêu cầu về kĩ năng
- Biết viết một đoạn văn khoảng 200 từ
- Trình bày rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu
Yêu cầu về nội dung
Bài viết cần đảm bảo một số ý cơ bản sau:
1. Giải thích (0,25đ)
- Mục tiêu được hiểu là cái đích đặt ra mà ta cần phải đạt tới
- => Vai trò của của việc đặt ra mục tiêu trong cuộc sống của mỗi người
2. Phân tích (1,0đ)
- Mục tiêu là kim chỉ nam dẫn dắt mọi hành động và sự phấn đấu của mỗi người.
- Có mục tiêu ta sẽ xác định được được rõ ràng con đường mình đi và từng bước thực hiện nó.
- Không có mục tiêu ta sẽ mất phương hướng và không đạt được bất cứ thành công nào.
- Người sống có mục tiêu sẽ mang lại thành công cho bản thân và lợi ích cho cộng đồng.
- Khi ta đặt mục tiêu thì mục tiêu đó phải đúng đắn và thiết thực
3. Bàn luận - mở rộng (0,5đ)
- Trong cuộc sống, nhiều người luôn biết đặt ra những mục tiêu cho mình và nỗ lực thực hiện nó
- Bên cạnh đó, có những người sống không có mục tiêu, sống hời hợt, vô nghĩa
- Để thực hiện mục tiêu ta cần trang bị những kiến thức, kinh nghiệm , những bài học cần thiết.
4. Đánh giá - Liên hệ bản thân (0,25đ)
- Khẳng định tính đúng đắn và sự cần thiết phải đặt ra mục tiêu cho mình
- Liên hệ bản thân
Câu 2. Phân tích tính dân tộc trong tám câu đầu bài thơ Việt Bắc (Tố Hữu)
Yêu cầu về hình thức
- Biết làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ với bố cục 3 phần
- Trình bày rõ ràng, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu
Yêu cầu về nội dung
Bài viết có thể triển khai nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau:
1. Mở bài (0,5đ)
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: tính dân tộc trong 8 câu thơ đầu
2. Thân bài (4,0đ)
* Giải thích (0,5đ)
- Tính dân tộc là một khái niệm chỉ mối liên hệ khăng khít giữa văn học và dân tộc, thể hiện ở việc phản ánh những đặc trưng của dân tộc trong những sáng tác văn học.
- Tính dân tộc biểu hiện ở cả khía cạnh nội dung lẫn nghệ thuật
- "Việt Bắc" là bài thơ mang tính dân tộc đậm đà - đặc biệt trong 8 câu thơ đầu
* Phân tích (3,5đ)
- Tính dân tộc biểu hiện ở nội dung (1,0đ): Bộc lộ ở việc thể hiện tính cách dân tộc, đặc điểm tâm hồn và cốt cách dân tộc.
- Phản ánh sự kiện trọng đại trong lịch sử dân tộc (hoàn cảnh sáng tác)
- Phản ánh những đặc trưng của thiên nhiên và con người dân tộc
- Nêu cao đạo lý truyền thống "uống nước nhớ nguồn" của dân tộc
- Tính dân tộc biểu hiện trong nghệ thuật (2,5đ): bài thơ sử dụng hệ thống những phương tiện diễn đạt và đặc điểm nghệ thuật của dân tộc
- Thể thơ lục bát: thể thơ dân tộc, thoát thai từ ca dao
- Hình thức đối đáp của ca dao - dân ca
- Lối xưng hô mình - ta quen thuộc của ca dao
- Phát huy hiệu quả nhạc tính của tiếng Việt trong việc sử dụng các từ láy.
3. Kết luận (0,5đ)
- Đánh giá chung tính dân tộc của đoạn thơ
- Khẳng định tính dân tộc đã tạo nên một tác phẩm xuất sắc cho văn học dân tộc