Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn trường THPT Lê Hồng Phong, Hà Tĩnh lần 1

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn

Để thuận lợi cho việc ôn tập thi THPT Quốc gia, VnDoc giới thiệu với các bạn: Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn trường THPT Lê Hồng Phong, Hà Tĩnh lần 1. Đề thi giúp các bạn làm quen với dạng đề thi, rèn luyện và nâng cao trình độ, kiến thức môn Ngữ văn. Chúc các bạn thi tốt!

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn - Thành phố Hà Nội (Có đáp án)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn Sở GD&ĐT Bà Rịa - Vũng Tàu

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn trường THPT chuyên Đại học Vinh (Lần 2)

Mời làm: Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn trường THPT Lê Hồng Phong, Hà Tĩnh lần 1 Online

SỞ GD&ĐT HÀ TĨNH
TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2017
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:

Bất cứ ai cũng đã từng thất bại, đã từng vấp ngã ít nhất một lần trong đời như một quy luật bất biến của tự nhiên. Có nhiều người có khả năng vực dậy, đứng lên rồi nhẹ nhàng bước tiếp như thể chẳng có chuyện gì xảy ra, nhưng cũng có nhiều người chỉ có thể ngồi một chỗ và vẫn luôn tự hỏi lí do vì sao bản thân lại có thể dễ dàng "mắc bẫy" đến như thế...

Bất kì vấp ngã nào trong cuộc sống cũng đều mang lại cho ta một bài học đáng giá: Về một bài toán đã áp dụng cách giải sai, về lòng tốt đã gửi nhầm chủ nhân hay về một tình yêu lâu dài bỗng phát hiện đã trao nhầm đối tượng.

(...) Đừng để khi tia nắng ngoài kia đã lên, mà con tim vẫn còn băng lạnh. Đừng để khi cơn mưa kia đã tạnh, mà những giọt lệ trên mi mắt vẫn còn tuôn rơi. Thời gian làm tuổi trẻ đi qua nhanh lắm, không gì là mãi mãi, nên hãy sống hết mình để không nuối tiếc những gì chỉ còn lại trong quá khứ mà thôi...

(Trích: Hãy học cách đứng lên sau vấp ngã – Nguồn: www.vietgiaitri.com, 4/6/2015)

Câu 1: Hãy chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?

Câu 2: Đoạn văn trên đề cập đến nội dung gì?

Câu 3: Theo anh/chị vì sao tác giả lại cho rằng "Bất kì vấp ngã nào trong cuộc sống cũng đều mang lại cho ta một bài học đáng giá"?

Câu 4: Thông điệp nào trong đoạn trích trên có ý nghĩa nhất với anh/chị?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1: (3,0 điểm): Hãy viết một đoạn văn (không quá 200 từ) trình bày suy nghĩ của bản thân về vấn đề được đặt ra trong đoạn trích: Sống như thế nào để không phải nuối tiếc khi nhìn lại quá khứ.

Câu 2 (4,0 điểm):

Anh (chị) hãy phân tích đoạn thơ sau để làm rõ nét mới lạ, sâu sắc trong cách cảm nhận của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước:

Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái "ngày xửa ngày xưa..." mẹ thường hay kể.
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó...

(Trích đoạn Đất Nước – Trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, tập một, NXB GD, 2008, trang 118).

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn

I. Đọc hiểu

1. Phương thức biểu đạt chính là nghị luận.

2.

* Nội dung đoạn trích:

  • Ai cũng từng bị vấp ngã. Nhiều người đứng dậy và bước đi nhẹ nhàng. Nhưng có người không thể đứng dậy.
  • Hãy biết đứng lên sau vấp ngã vì mỗi lần vấp ngã là một lần ta rút ra được những bài học cho bản thân.
  • Tuổi trẻ trôi đi rất nhanh, hãy sống hết mình để không phải nuối tiếc khi nhìn lại quá khứ.

* Học sinh có thể trình bầy theo nhiều cách nhưng vẫn hướng vào nội dung nói trên.

3. Những bài học rút ra:

  • Bài học về kinh nghiệm.
  • Bài học về ý chí, nghị lực.
  • Bài học về giá trị cuộc sống.

4. Học sinh có thể trình bày suy nghĩ cá nhân, nêu rõ vì sao thông điệp đó có ý nghĩa với em nhất? 0,75

II Làm văn

1. Học sinh có thể có nhiều cách làm bài khác nhau nhưng cần đảm bảo được những yêu cầu sau:

  • Đảm bảo cấu trúc đoạn văn: có thể trình bày theo cấu cấu trúc diễn dịch, quy nạp...
  • Vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận;
  • Nêu vấn đề nghị luận.
  • Phấn đấu hết mình trong học tập và rèn luyện để trở thành người có ích cho xã hội. Sống có mục đích, lí tưởng. Luôn biết yêu thương, đồng cảm, sẻ chia, giúp đỡ mọi người...
  • Liên hệ thực tiễn, bản thân.

2. Nét mới lạ, sâu sắc trong cảm nhận về Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm.

2.1. Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm; khái quát vị trí, nội dung và trích dẫn đoạn thơ.

2.2. Phân tích đoạn thơ để thấy được nét mới lạ, sâu sắc trong cách cảm nhận của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước.

* Đây là 9 câu thơ đầu tiên của đoạn trích, là sự lí giải và cảm nhận mới mẻ, độc đáo của tác giả về cội nguồn Đất Nước:

  • Đất nước đã có từ lâu đời.
  • Đất nước hình thành và phát triển gắn liền với:
    • Những câu chuyện cổ tích, ca dao
    • Truyền thống văn hoá, quá trình hình thành phong tục tập quán (ăn trầu, bới tóc)
    • Cuộc sống lao động vất vả để chinh phục thiên nhiên và những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm (hạt gạo, cái cột, cái kèo; cây tre...)
    • Những con người sống ân nghĩa, thuỷ chung.
    • Như vậy, trong cách cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm, lịch sử lâu đời của đất nước không được cắt nghĩa bằng sự nối tiếp của các triều đại hay các mốc son lịch sử chói lọi mà được nhìn từ trong chiều sâu văn hóa và văn học dân gian. Đây cũng chính là điểm mới trong cách tìm về nguồn cội của đất nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, khiến hình ảnh đất nước hiện lên như một sinh thể có hồn, có đời sống, giản dị mà gần gũi, thân thương.
  • Về nghệ thuật thể hiện:
    • Đoạn thơ sử dụng nhuần nhị chất liêu văn hoá, văn học dân gian, tạo một không gian nghệ thuật vừa gần gũi thân quen, vừa bay bổng, sâu xa.
    • Câu thơ dài như những câu văn xuôi, như những câu chuyện kể, góp phần là hiện ra cả một chiều dài lịch sử đất nước.
    • Từ Đất Nước được viết hoa, thể hiện niềm tự hào, trân trọng của tác giả...

2.3. Đánh giá chung: Đánh giá, suy nghĩ của người viết về đoạn thơ và toàn bộ bài thơ "Đất Nước"; ý nghĩa về việc bồi dưỡng thêm cho chúng ta về tình yêu đất nước, quê hương mình và biến tình yêu ấy bằng thái độ, hành động dựng xây, bảo vệ đất nước.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn Văn khối D

    Xem thêm