Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn trường THPT Trần Hưng Đạo, thành phố Hồ Chí Minh (Lần 4)

Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Ngữ văn

Để thuận lợi cho việc ôn tập thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn, chúng tôi giới thiệu với các bạn: Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn trường THPT Trần Hưng Đạo, thành phố Hồ Chí Minh (Lần 4). Qua đề thi này các bạn sẽ làm quen với dạng đề thi, rèn luyện và nâng cao trình độ, kiến thức môn Ngữ văn. Chúc các bạn thi tốt!

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Quảng Trị (Lần 1)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn trường THPT Trần Hưng Đạo, thành phố Hồ Chí Minh (Lần 3)

SỞ GD & ĐT TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA ĐỢT 4 NĂM HỌC 2016-2017
MÔN NGỮ VĂN – KHỐI 12
Ngày thi: 11/03/2017
Thời gian làm bài: 120 phút

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu :

(1) Tuổi trẻ là đặc ân vô giá của tạo hóa ban cho bạn. Vô nghĩa của đời người là để tuổi xuân trôi qua trong vô vọng.(...) Người ta bảo, thời gian là vàng bạc, nhưng sử dụng đúng thời gian của tuổi trẻ là bảo bối của thành công. (...) Thế giới này là bạn, đất nước này là của chúng ta. Chúng ta không thể ngồi nhìn đồng bào nghèo khó mãi. Đừng ngồi quây quần thường xuyên bên góc bếp, và cũng đừng thu mình một góc trong nhà trọ nhỏ nhoi, hãy ra đi để nhìn để hiểu; đừng đắm đuối trên màn hình máy tính, trên "smartphone" bằng những câu chuyện phiếm giết thời gian, mà hãy dùng nó như một công cụ nối liền thế giới bên ngoài.

(2) Biến tri thức của loài người, của thời đại thành tri thức bản thân và cộng đồng, vận dụng vào hoạt động thực tiễn của mình. Trước mắt là tích lũy tri thức khi còn ngồi trên ghế nhà trường để mai ngày khởi nghiệp. Tự mình xây dựng các chuẩn mực cho bản thân, nhận diện cái đúng, cái sai, cái đáng làm và cái không nên làm. Trường đời là trường học vĩ đại nhất, nhưng để thành công bạn cần có nền tảng về mọi mặt, thiếu nó không chỉ chông chênh mà có khi vấp ngã.

(3) Hoạt động xã hội, đây là dòng sông cuộc đời. Phù sa sẽ về với bạn để mùa màng, cây lá tốt tươi. Đắm mình trong thực tiễn sẽ cho bạn tình yêu thương, cảm thông và trân trọng con người, để mình cố gắng sống tốt hơn, trách nhiệm hơn. Đây cũng là cách để bạn tận hiến những gì cao đẹp cho đời.

(Trích Bài phát biểu của PGS.TS Nguyễn Văn Minh – Hiệu trưởng Đại học sư phạm Hà Nội nhân dịp kỉ niệm ngày 26/ 03/ 2016)

Câu 1. Những quan điểm chủ yếu của người viết trong đoạn trích trên là gì?

Câu 2. Trong đoạn (1), người viết đã sử dụng những thao tác lập luận nào?

Câu 3. Theo anh/ chị, các ý kiến sau có mâu thuẫn nhau không? Tại sao?

- "Tích lũy tri thức khi còn ngồi trên ghế nhà trường để ngày mai khởi nghiệp"

- "Đắm mình trong thực tiễn sẽ cho bạn tình yêu thương, cảm thông và trân trọng con người, để mình cố gắng sống tốt hơn, trách nhiệm hơn."

Câu 4. Anh/ chị có lời khuyên nào dành cho những bạn trẻ vẫn còn "thu mình một góc trong nhà trọ nhỏ nhoi" hay "đắm đuối trên màn hình máy tính, trên "smartphone" bằng những câu chuyện phiếm giết thời gian"?

PHẦN II: LÀM VĂN (7 ĐIỂM)

Câu 1. (2 điểm) Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về bài học được nêu trong phần đầu của văn bản đọc hiểu:"Tuổi trẻ là đặc ân vô giá của tạo hóa ban cho bạn. Vô nghĩa của đời người là để tuổi xuân trôi qua trong vô vọng."

Câu 2. (5 điểm) Bàn về hình tượng rừng xà nu trong truyện ngắn cùng tên của Nguyễn Trung Thành, có ý kiến cho rằng: Đó là thiên nhiên dưới tầm đại bác với nhiều đau thương mất mát. Có ý kiến khác lại nhấn mạnh: Đó là thiên nhiên mang sức sống bất diệt che chở cho con người.

Từ việc phân tích hình tượng rừng xà nu, anh/chị hãy làm sáng tỏ những ý kiến trên.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn

Phần I: Đọc hiểu

Câu 1: Những quan điểm chủ yếu của người viết trong đoạn trích:

  • Tuổi xuân của con người rất đáng quý.
  • Không được để tuổi xuân trôi qua phí hoài, phải biết làm những việc có ý nghĩa.
  • Cần chuẩn bị nền tảng về mọi mặt cho tương lai: Tích lũy tri thức, xây dựng các chuẩn mực, tích cực hoạt động xã hội.

Câu 2: Người viết đã sử dụng thao tác lập luận: Bình luận, bác bỏ.

Câu 3: 2 ý kiến không mâu thuẫn nhau vì:

  • Tri thức và thực tiễn đều là những điều cần thiết cần chuẩn bị để đạt được thành công.
  • Tri thức và hoạt động thực tiễn phải đi liền với nhau.

Câu 4: Lời khuyên dành cho những bạn trẻ vẫn còn "thu mình một góc trong nhà trọ nhỏ nhoi" hay "đắm đuối trên màn hình máy tính, trên "smartphone" bằng những câu chuyện phiếm giết thời gian":

  • Phải biết quý trọng tuổi trẻ vì tuổi trẻ rất ngắn ngủi, ta sẽ phải hối tiếc nếu để tuổi trẻ trôi qua một cách vô nghĩa.
  • Đừng lãng phí thời gian cho những việc vô bổ, hãy tích lũy tri thức và tích cực tham gia các hoạt động xã hội có ích.

Phần 2: Làm văn

Câu 1: (2 điểm)

* Giải thích: Tuổi trẻ là khoảnh khắc tươi đẹp tràn đầy khát vọng, là thời gian sống tận hưởng và cống hiến, bởi thế đó là quãng thời gian ý nghĩa nhất của đời người. Tuổi trẻ quý giá là thế nhưng lại vô cùng ngắn ngủi, để lại nhiều luyến tiếc. Mỗi người phải sống hết mình, sống chủ động để tuổi trẻ không trôi qua một cách vô nghĩa, phí hoài.

* Bình luận:

  • Tuổi trẻ một khi đã trôi qua thì không bao giờ trở lại, cho nên tuổi trẻ phải sống sao cho có ý nghĩa nhất:
    • Theo đuổi hy vọng, ước mơ, hoài bão phía trước
    • Đừng chờ đợi mà phải biết nắm bắt cơ hội và những điều thú vị
    • Trân trọng những mối quan hệ, tình cảm cao quý
  • Tuổi trẻ rất đáng quý nhưng cũng rất ngắn ngủi, đừng để hối hận vì lối sống buông thả, lối sống vị kỉ, thích hưởng thụ mà không thích cho đi...

-> Cho dẫn chứng minh họa

* Rút ra bài học:

  • Đừng sống quá gấp quá vội mà quên mất tận hưởng cuộc sống
  • Hãy dành chút thời gian quan tâm hơn đến gia đình và những người thân yêu.
  • Tích lũy kiến thức, hoạt động xã hội để đem lại những điều tốt đẹp cho đời và cho chính mình.
  • Đôi lúc cần phải sống chậm lại, lắng sâu suy nghĩ.

-> Hãy sống trọn từng khoảnh khắc và hướng về tương lai...

Câu 2: (5 điểm) Yêu cầu:

  • Về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận, biết vận dụng linh hoạt các thao tác. Bố cục chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, lời văn trong sáng, không mắc lỗi trong diễn đạt.
  • Về kiến thức: Trên cơ sở kiến thức về nhà văn, về tác phẩm, thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cơ bản nêu được các ý sau:

I. Mở bài:

Giới thiệu tác giả, tác phẩm, trích dẫn nhận định

II. Thân bài:

1. Giải thích nhận định

2. Phân tích:

a. Thiên nhiên dưới tầm đại bác chịu nhiều đau thương, mất mát

b. Thiên nhiên Tây Nguyên mang sức sống bất diệt che chở cho con người

c. Bình luận:

  • 2 ý kiến góp phần làm hoàn thiện hai khía cạnh của hình tượng rừng xà nu
  • Nghệ thuật: Dùng hình tượng cây xà nu tạo nền cho câu chuyện, thủ pháp miêu tả, nhân hóa tạo nên hình tượng sống động mang ý nghĩa biểu tượng cao

III. Kết bài:

  • Hình tượng cây xà nu vừa tả thực vừa khái quát
  • Cây xà nu trở thành phần hồn của tác phẩm
  • Là thành công của đáng ghi nhận của NTT trong sự nghiệp sáng tác
Chia sẻ, đánh giá bài viết
14
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn Văn khối D

    Xem thêm