Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm học 2014-2015 trường THPT Chuyên Thái Nguyên

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm học 2014-2015 trường THPT Chuyên Thái Nguyên là đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn có đáp án hay và chất lượng mà VnDoc xin được gửi tới các bạn làm tài liệu ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn, chuẩn bị tốt nhất cho kì tuyển sinh vào lớp 10 sắp tới.

Đề thi thử vào lớp 10 môn Toán lần 1 năm 2015-2016 trường THCS TT Nghĩa Đàn, Nghệ An

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm học 2014-2015 trường THPT Đoàn Thượng, Hải Dương

Tổng hợp đề thi vào lớp 10 được tải nhiều nhất

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn

UBND TỈNH THÁI NGUYÊN
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ CHÍNH THỨC

THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2014 - 2015
MÔN THI: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (1,0 điểm)

Em hãy nêu tên các cách phát triển từ vựng.

Câu 2 (2,0 điểm)

Chỉ ra tên và phân tích ý nghĩa của phép tu từ từ vựng được sử dụng ở câu thơ in nghiêng đậm trong hai đoạn thơ dưới đây:

a. Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.

(Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)

b. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

(Viếng lăng Bác - Viễn Phương)

Câu 3 (2,0 điểm)

Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…

a. Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Của ai?

b. Vì sao ở hai câu dưới tác giả dùng từ “ngọn lửa” mà không nhắc lại “bếp lửa”? “Ngọn lửa” ở đây có ý nghĩa gì?

Câu 4 (5,0 điểm)

Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá đã khắc họa nhiều hình ảnh đẹp tráng lệ, thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống.

(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013)

Em hãy chọn phân tích những hình ảnh đặc sắc trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận để làm sáng tỏ nhận định trên.

---- Hết----

Họ và tên thí sinh:……………………………….. Số báo danh:……………..

Đáp án đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn

UBND TỈNH THÁI NGUYÊN
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM
THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2014 - 2015
MÔN THI: NGỮ VĂN

(Bản hướng dẫn chấm gồm có 02 trang)

I. Hướng dẫn chung

  • Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá đúng bài làm của thí sinh. Trách cánh chấm đếm ý cho điểm.
  • Khi vận dụng đáp án và thang điểm, giám khảo cần chủ động, linh hoạt với tinh thần trân trọng bài làm của học sinh. Đặc biệt là những bài viết có cảm xúc, có ý kiến riêng thể hiện sự độc lập, sáng tạo trong tư duy và trong cách thể hiện.
  • Nếu có việc chi tiết hóa điểm các ý cần phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm và được thống nhất trong toàn hội đồng chấm thi.
  • Điểm toàn bài là tổng điểm của các câu hỏi trong đề thi, chấm điểm lẻ đến 0,25 và không làm tròn.

II. Đáp án và thang điểm

Câu 1 (1,0 điểm): Học sinh cần nêu được các ý sau đây:

  • Phát triển nghĩa của từ ngữ (0,25 điểm)
  • Phát triển số lượng từ ngữ: (0,25 điểm)
    • Tạo từ ngữ mới (0,25 điểm)
    • Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài (0,25 điểm)

Câu 2 (2,0 điểm):

a. Phép tu từ so sánh (0,5 điểm)

- Tác dụng: nhà thơ mượn hình ảnh thiên nhiên vì sao sáng đẹp lung linh, trường tồn để so sánh làm ngời lên vẻ đẹp, sức sống bất diệt của đất nước. (0,5 điểm)

b. Phép tu từ ẩn dụ (0,5 điểm)

- Nhà thơ mượn hình ảnh thiên nhiên mặt trời rạng rỡ là nguồn cung cấp sự sống cho muôn loài để ví với Bác, từ đó ngợi ca trái tim tràn đầy nhiệt huyết và công lao vĩ đại của Bác với dân tộc. (0,5 điểm)

Câu 3 (2,0 điểm):

a, Tên bài thơ: Bếp lửa (0,25 điểm) – tác giả: Bằng Việt (0,25 điểm)

b, Ở hai câu sau của khổ thơ dược trích dẫn tác giả dùng từ “ngọn lửa” mà không dùng “bếp lửa” vì theo trình tự vận động của mạch hình ảnh trong thơ “bếp lửa” đã được chuyển hóa thành “ngọn lửa” trong lòng người. Nghĩa là thành sức mạnh tình cảm của tâm hồn người bà. (0,5 điểm)

- “Ngọn lửa” mang ý nghĩa biểu tượng chỉ tình yêu thương và sự ấm nóng, có sức tỏa sáng mạnh mẽ và lâu bền. Đây chính là sự tỏa sáng của tình thương mà “lòng bà luôn ủ sẵn”, sự tỏa sáng của niềm tin bền bỉ, mãnh liệt mà bà đã truyền cho cháu, nâng đỡ người cháu trong suốt hành trình của cuộc đời. (1,0 điểm)

Câu 4 (5 điểm):

A. Yêu cầu về nội dung (4,5 điểm)

Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau đây:

  1. Giới thiệu chung: tác giả, tác phẩm và nhận định.(0,5 điểm)
  2. Làm sáng tỏ nhận định (4,0 điểm) Yêu cầu học sinh biết lựa chọn những hình ảnh đặc sắc để làm sáng tỏ nhận định.
  • Đoàn thuyền ra khơi lúc hoàng hôn được hiện lên qua những hình ảnh thơ ở khổ 1: mặt trời, sóng, cánh buồm, gió khơi, câu hát là những hình ảnh lạ, khỏe khắc họa cảnh biển tráng lệ, phóng khoáng mà gần gũi với con người: con người vui tươi, phấn chấn (1,0 điểm)
  • Đoàn thuyền đánh cá giữa biển đêm: có thể chọn phân tích những hình ảnh trong các câu thơ:

+ Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
Ra đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng

+ Ta hát bài ca gọi cá vào
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao…

+ Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng…
Vảy bạc đuôi vàng lóe rạng đông…

=> Những hình ảnh được tạo nên bằng liên tưởng, tưởng tượng quan sát từ hiện thực, con thuyền đánh cá vốn bé nhỏ giữa biển bao la thành con thuyền kì vĩ, khổng lồ hòa nhập với kích thước rộng lớn của thiên nhiên vũ trụ, con người phơi phới khỏe khoắn, làm chủ công việc của mình. Công việc lao động nặng nhọc của người đánh cá thành bài ca tràn đầy niềm vui nhịp nhàng cùng thiên nhiên. (1,5 điểm)

  • Đoàn thuyền trở về lúc bình minh rạng rỡ. Thể hiện ở những hình ảnh trong khổ thơ cuối cùng: Mặt trời đội biển, đoàn thuyền nặng khoang đầy cá mà vẫn lướt đi phơi phới chạy đua cùng mặt trời, con người tràn đầy hạnh phúc bởi thắng lợi rực rỡ của chuyến đi biển này. (1,0 điểm)
  • Những hình ảnh thơ đẹp tráng lệ, giàu màu sắc lãng mạn đã làm nổi bật sức mạnh của con người trong sự hài hòa đẹp đẽ với khung cảnh thiên nhiên, thể hiện niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ về đất nước và cuộc sống. Bài thơ là bản tráng ca ngợi ca con người lao động và cuộc sống mới trên đất nước. (0,5 điểm)

* Lưu ý: Khi làm bài học sinh cần dựa vào văn bản để phân tích tránh suy diễn tùy tiện.

B. Yêu cầu về hình thức (0,5 điểm)

  • Đúng kiểu bài, bố cục chặt chẽ, rõ ràng.
  • Diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

---- Hết----

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Luyện thi

    Xem thêm