Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Điều hành (điều phối) hoạt động của doanh nghiệp lữ hành

Điều hành (điều phối) hoạt động của doanh nghiệp lữ hành được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức lý thuyết đầy đủ của môn Quản trị dịch vụ lữ hành để hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

1. Bản chất và nội dung của điều hành hoạt động doanh nghiệp

Điều phối là điều hành, phối hợp hoạt động giữa các bộ phận trong hệ thống tổ chức nhằm thực hiện những gì đã hoạch định.

Các bước thực hiện điều phối hoạt động của doanh nghiệp:

- Lập kế hoạch tác nghiệp.

- Giao các nhiệm vụ cụ thể cho các bộ phận, cá nhân.

- Đảm bảo các điều kiện về vật chất và phương tiện cần thiết cho các bộ phận, cá nhân thực hiện, hoàn thành nhiệm vụ.

- Hướng dẫn, đôn đốc các bộ phận, cá nhân thực hiện, hoàn thành các công việc đúng tiến độ và hiệu quả.

- Kiểm tra, đánh giá, thưởng hoặc phạt các bộ phận, cá nhân…

2. Động cơ hoạt động, lợi ích, tính cách của người lao động

- Quản lý điều hành hoạt động của doanh nghiệp là người phải thường xuyên ra quyết định và tổ chức thực hiện các quyết định đó.

- Trong thực tế nhiều quyết định liên quan đến nhiều bên, nhiều người. Quá trình ra quyết định có sự đồng ý của các bên liên quan vừa đảm bảo cho quyết định có mức độ sát đúng cao nhất, vừa đảm bảo cho quyết định có mức độ thuận lòng người hơn. Người Nhật thường ra quyết định theo cách này. Vì thế, người Mỹ đã nhận định: “Người Nhật ra quyết định chậm nhưng thực hiện quyết định nhanh

- Khi nghiên cứu đến quyết định trong quản trị điều hành, doanh nghiệp cần chú trọng thu hút, sử dụng con người nói chung và người tài nói riêng.

- Khi nghiên cứu thu hút, sử dụng con người cần xét đến nhu cầu, động cơ hoạt động và tính cách của từng loại người, từng con người cụ thể.

- Con người sống là hoạt động để thỏa mãn các nhu cầu. C.Mác đã nghiên cứu và khẳng định: “Người bình thường không ai làm gì ngoài thỏa mãn nhu cầu”.

- Động cơ hoạt động là sự thôi thúc con người hướng tới một hoạt động cụ thể nào đó nhằm thỏa mãn một hoặc một số nhu cầu. Và nhu cầu của con người là những gì cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của con người. Như vậy, nhu cầu là điều kiện cần để động cơ hoạt động.

- Vậy động cơ hoạt động của con người là nhân tố đầu tiên và quan trọng nhất của sự tham gia hoạt động và sự tích cực sáng tạo.

- Người lãnh đạo, ông chủ thông minh bao giờ cũng hiểu rằng, con người chỉ tham gia làm một việc cụ thể khi họ cảm thấy và tin rằng, công việc đó đem lại cho họ những lợi ích thích hợp. Lợi ích được mang lại càng thích hợp, mức độ thỏa mãn nhu cầu càng cao, con người càng tích cực, say mê sáng tạo trong công việc.

- Các nhà nghiên cứu đã khẳng định: khi con người không làm tốt việc gì thường do 1 hoặc cả 2 nguyên nhân sau: (1) không biết cách làm, (2) không được tạo động cơ.

- Vì thế, bí quyết thách thức đối với những nhà lãnh đạo quản lý là tìm cách kích thích và tạo động cơ đúng và mạnh cho con người.

- Quản lý về cơ bản là tìm cách tác động đến con người, ràng buộc một cách thông minh và tế nhị việc thỏa mãn nhu cầu cho con người với việc con người đem năng lực của mình ra hoàn thành công việc của doanh nghiệp.

- Để người lao động tham gia, tích cực sáng tạo trong công việc, gắn bó bền lâu với doanh nghiệp, người quản lý cần:

+ Đảm bảo cho nhân viên của mình có công việc với nội dung phong phú đến mức họ thực sự nỗ lực (mới) hoàn thành được;

+ Đảm bảo được phân chia thành quả công bằng, thỏa đáng;

+ Đảm bảo cho họ được sống và làm việc trong bầu không khí tập thể thoải mái, chân tình;

+ Đảm bảo môi trường lao động không nguy hiểm, độc hại và phương hại đến uy tín, danh dự;

+ Đảm bảo được đào tạo, nâng cao và thăng tiến khi có cơ hội;

+ Đảm bảo được tiếp xúc với công nghệ, phương tiện làm việc và phương pháp quản lý hiện đại…

Ngoài ra, người Australia còn cho rằng, có thể thúc đẩy con người làm việc tốt hơn bằng cách đáp ứng các yêu cầu sau:

1) Được thừa nhận nhiều hơn do hoàn thành tốt công việc.

2) Được thông tin về những gì công ty đang xúc tiến triển khai.

3) Có nhiều cơ hội hơn để phát triển các kỹ năng, khả năng sáng tạo.

4) Được lĩnh nhiều tiền hơn.

5) Được làm công việc luôn luôn thú vị.

-Quản lý là hoạt động có đối tượng là con người. Vì thế, việc hiểu tâm lý con người là việc rất quan trọng. Theo các nhà tâm lý, con người sinh ra là có ngay khí chất (tính cách). Khí chất ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả ứng xử, hành động và sự thành bại của hành động, của cả cuộc đời.

Trên thế giới người ta phân chia tính khí ra bốn loại: Tính nóng, tính hoạt, tính lạnh, tính yếu đuối.

Tính nóng: là trường hợp hưng phấn và ức chế đều mạnh nhưng hưng phấn mạnh hơn ức chế. Người có tính nóng có độ nhanh nhạy cao, phát hiện vấn đề, phát khởi ý kiến, hành động nhanh…Vì nhanh ở mức quá nên kết quả phát hiện, ý kiến, hành động nhiều khi không đủ độ “chín”. Ông bà ta thường nói: “nhanh nhảu đoảng-giục tốc bất đạt”.

Người tính nóng do thiếu kiềm chế nên những khi bị tác động “nghịch” phản ứng, xử lý không bình thường, không theo ý muốn, dễ lấn át, xúc phạm người khác. Và cuối cùng “cái miệng làm hại cái thân”, gây trục trặc cho công việc. Người tính nóng khi có tác động “thuận” thì nhanh “vui như Tết” ngược lại khi có tác động “không thuận” thì nhanh chóng nóng như lửa. Khi nóng thì thường mất khôn. Người có tính nóng khó tự kiềm chế. Người tính nóng khó tự kiềm chế. Trong khi “sự tự kiềm chế là sự bắt đầu của văn hóa, lịch sự”.

Thông thường, người tính nóng khó đảm nhận những công việc đòi hỏi quan hệ bền lâu với nhiều người, những công việc chứa nhiều mâu thuẫn, tiềm năng xung đột (ví dụ công việc đứng đầu cấp quản lý điều hành). Người tính nóng phát huy tác dụng tốt ở những công việc khai phá ban đầu, những công việc có mức độ mạo hiểm cao.

Tính hoạt: là trường hợp hưng phấn và ức chế đều mạnh và cân bằng. Người tính hoạt (linh hoạt, năng động, tháo vát) là người không chỉ có độ nhanh nhạy cao, có khả năng phát hiện, phát khởi nhanh mà còn có khả năng tự kiềm chế cao khi cần thiết. Đây là mẫu người tập trung, tu chí vài việc gì thì việc đó thành công. Kiểu người này nếu được đào luyện tốt hoàn toàn thích hợp với những công việc phức tạp bậc cao, công việc có quan hệ với nhiều người, có nhiều tình huống gây cấn.

Tính lạnh: là trường hợp hưng phấn và ức chế đều mạnh nhưng ức chế mạnh hơn hưng phấn. Người tính lạnh (lì lợm, phớt lờ) có độ nhanh nhạy thua kém người tính nóng và người tính hoạt. Nhưng những khi cần bình tĩnh, tự kiềm chế để có ứng xử, hành động sáng suốt, chính xác thì người tính lạnh phát huy tốt hơn hai loại người trên. Loại người này dạng “chậm mà chắc”, thường thành công phía sau hậu trường. Và họ thường chậm và chủ quan trong việc xuất phát. Trong khi ở nhiều trường hợp của cuộc sống và kinh doanh thì xuất phát sớm, đúng lúc có ý nghĩa quyết định.

Vì vậy, nếu biết kết hợp người tính lạnh với người tính nóng thì hầu hết các công việc dù khó khăn đến đâu cũng thành công.

Tính yếu đuối: là trường hợp hưng phấn và ức chế tương đối cân bằng ở mức thấp. Người có tính khí này là người có hệ thần kinh kém phát triển, chậm chạp trong suy nghĩ, cư xử, hành động hay lo ngại, tự ti…

Tính cách thường được biểu hiện ra bên ngoài và người quản lý vì thế có thể phân loại được, từ đó đề ra được hướng quản lý đối với từng đối tượng.

3. Một số lời khuyên trong quản trị điều hành doanh nghiệp

- Khi giao nhiệm vụ cho thuộc cấp, người thừa hành nên thay đổi cách nói: anh (chị) hãy (phải) làm cho tôi … bằng cách: mọi người đều biết anh (chị) rất có khả năng vềanh (chị) giúp hoàn thành công việc … nhé!

- Khi hướng dẫn người mới vào làm việc ở doanh nghiệp nên thay đổi cách nói: công việc vô cùng quan trọng, phức tạp, cần hết sức cẩn thận, không được nhầm lẫn… bằng cách: công việc bình thường thôi… nào chúng ta làm thử nhé… nhầm à, không sao… chúng ta làm lại nhé… đã khá hơn nhiều rồi đấy

- Trong quá trình công tác nếu có những người vi phạm cần cảnh cáo thì đừng

bao giờ cảnh cáo họ trước mặt đồng nghiệp của họ và nếu có những người cần được khen thì nên khen họ trước mặt mọi người, càng đông càng tốt.

- Khi vì lý do nào đó không tiếp tục sử dụng ai thì nên bảo đảm cho họ những đãi ngộ lớn hơn cả quy định và nói với họ: chúng tôi rất biết ơn anh (chị) vì đã giúp chúng tôi giải quyết thành công nhiều công việc quan trọng, khi nào có công việc chúng tôi dứt khoát không quên mời anh (chị).

- Trong quan hệ công tác khi ta cảm thấy căng thẳng, muốn “bùng nổ” thì đừng quên câu: “nóng giận mất khôn”, nên "thở ra- hít vào chậm rãi, sâu 3 lần”.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Điều hành (điều phối) hoạt động của doanh nghiệp lữ hành về bản chất và nội dung của điều hành hoạt động doanh nghiệp, động cơ hoạt động, lợi ích, tính cách của người lao động, một số lời khuyên trong quản trị điều hành doanh nghiệp...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn bài Điều hành (điều phối) hoạt động của doanh nghiệp lữ hành. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm tài liệu của các ngành học trong Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm