Điều kiện và thủ tục cơ bản thành lập doanh nghiệp

Chúng tôi xin giới thiệu bài Điều kiện và thủ tục cơ bản thành lập doanh nghiệp được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn tham khảo để tiến hành học tập và chuẩn bị kết thúc môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Điều kiện và thủ tục cơ bản thành lập doanh nghiệp

1. Điều kiện cơ bản thành lập doanh nghiệp

Căn cứ theo Bộ luật Dân sự 2015 và Luật doanh nghiệp 2014 thì mọi công dân Việt Nam đều có thể thành lập doanh nghiệp (Trừ những trường hợp bị Nhà nước cấm),

2. Thủ tục chung thành lập doanh nghiệp

* Quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp

Theo quy định điều 18 Luật doanh nghiệp 2011 thì tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ các tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

- Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

- Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;

- Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

- Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.

Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.

* Đối tượng không được quyền góp vốn vào doanh nghiệp

Theo quy định tại khoản 3 điều 18 Luật doanh nghiệp 2011 thì tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp sau đây:

- Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

- Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Điều kiện và thủ tục cơ bản thành lập doanh nghiệp về điều kiện cơ bản thành lập doanh nghiệp, quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp, đối tượng không được quyền góp vốn vào doanh nghiệp...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn bài Điều kiện và thủ tục cơ bản thành lập doanh nghiệp. Các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu của Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 54
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm