Đơn vị của áp lực là
Đơn vị của áp lực
Đơn vị của áp lực là được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến áp lực. Cũng như đưa ra các nội dung lý thuyết liên quan đến đơn vị của áp lực. Hy vọng giúp ích cho bạn đọc trong quá trình học tập, củng cố kiến thức. Mời các bạn tham khảo.
Đơn vị của áp lực là
A. N/m2
B. Pa
C. N
D. N/cm2
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Ta có: Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
=> Đơn vị của áp lực là đơn vị của lực: Niutơn (N)
Đáp án C
Áp suất
1. Áp lực là gì?
Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
Tác dụng của áp lực càng lớn khi độ lớn của áp lực càng lớn và diện tích mặt bị ép càng nhỏ.
Ví dụ: Một vật có trọng lượng 500N khi đặt lên mặt sàn nằm ngang sẽ tác dụng xuống mặt sàn một áp lực 500N.
2. Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.
Công thức tính áp suất:
p = F/S
Trong đó: F là áp lực (N)
p là áp suất (N/m2)
S là diện tích bị ép (m2)
Ngoài đơn vị N/m2, đơn vị của áp suất còn tính theo Pa (paxcan)
1 Pa = 1 N/m2
Với cùng một áp lực, diện tích bị ép càng nhỏ thì áp suất càng lớn
Câu hỏi vận dụng liên quan
Câu 1. Áp lực là:
A. Lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép
B. Lực ép có phương song song với mặt bị ép
C. Lực ép có phương tạo với mặt vị ép một góc bất kì
D. Lực ép có phương trùng với mặt bị ép
Câu 2. Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào
A. phương của lực
B. chiều của lực
C. điểm đặt của lực
D. độ lớn của áp lực và diện tích mặt bị ép
Câu 3. Công thức nào sau đây là công thức tính áp suất:
A. p = F/S
B. p = FS
C. p = P/S
D. p = dV
Câu 4. Muốn tăng áp suất thì
A. Giảm diện tích mặt bị ép và giảm áp lực theo cùng tỉ lệ
B. Giảm diện tích mặt bị ép và tăng áp lực
C. Tăng diện tích mặt bị ép và tăng áp lực theo cùng tỉ lệ
D. Tăng diện tích mặt bị ép và giảm áp lực
---------------------------
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.