Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giá trị thời gian của tiền

Giá trị thời gian của tiền được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức lý thuyết đầy đủ của môn Lập và phân tích dự án đầu tư để hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Giá trị thời gian của tiền

1. Yếu tố ảnh hưởng

- Yếu tố lạm phát: Tiền sẽ mất sức mua trong điều kiện lạm phát, giá trị của tiền biểu hiện ở lượng hàng hóa mà nó mua được, với cùng một lượng tiền thì lượng hàng hóa cùng loại mà nó mua được ở thời kỳ sau giảm hơn thời kỳ trước.

- Do ảnh hưởng của các yếu tố ngẫu nhiên: giá trị thời gian của tiền biểu hiện ở những giá trị gia tăng hoặc giảm đi theo thời gian do ảnh hưởng của các yếu tố ngẫu nhiên.

- Do ảnh hưởng của thuộc tính vận động và khả năng sinh lời của tiền: Trong nền kinh tế thị trường, đồng vốn luôn được sử dụng dưới mọi hình thức để đem lại lợi ích cho người sở hữu nó, ngay cả khi tạm thời nhàn rỗi vốn cũng có thể sinh lời nếu được gửi vào ngân hàng.

2. Lãi đơn và lãi kép

Lãi đơn: Trường hợp tiền lãi trả từng kỳ, tiền gốc trả cuối kỳ thanh toán

Khi tiền lãi chỉ tính theo số vốn gốc mà không tính thêm tiền lãi tích lũy. Tức là tiền lãi của thời đoạn trước không nhập vào vốn gốc để tính lãi cho thời đoạn sau. Người ta gọi tiền lãi đó là lãi đơn. Tiền lãi = Số vốn vay * Lãi suất đơn * số thời đoạn được thanh toán.

Lđ = Iv0 * s * n

Ví dụ: Một công ty vay của ngân hàng 100 triệu đồng, với lãi suất 1,2%/tháng. Thời hạn vay là 6 tháng. Hỏi hàng tháng và cuối tháng thứ 6, công ty phải trả cho ngân hàng bao nhiêu tiền lãi? Tổng tiền lãi và tiền gốc công ty phải trả sau 6 tháng là bao nhiêu?

Giải:

Mỗi tháng công ty phải trả lãi như sau:

Lđ = 100x0,012x1 = 1,2 triệu đồng

Tổng tiền lãi trong 6 tháng là: 1,2 x 6 = 7,2 triệu đồng, hoặc 100x0,012x6 = 7,2 triệu đồng

Tổng cộng số tiền công ty phải trả trong 6 tháng là: 100 triệu + 7,2 triệu = 107,2 triệu đồng

Lãi kép: Trường hợp tiền lãi và tiền gốc trả cuối kỳ thanh toán

Tức là tiền lãi của thời đoạn trước được nhập vào vốn gốc để tính lãi cho thời đoạn tiếp theo. Như vậy công thức tính cả lãi và gốc phải trả như sau:

Lg = Iv0 (1+r) n - Iv0

Trong đó: Lg: Lãi kép

Iv0: Vốn vay

r: Lãi suất

n: Số thời đoạn vay.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Giá trị thời gian của tiền về giá trị của tiền biểu hiện ở lượng hàng hóa mà nó mua được, với cùng một lượng tiền thì lượng hàng hóa cùng loại mà nó mua được ở thời kỳ sau giảm hơn thời kỳ trước...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết bài Giá trị thời gian của tiền. Các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu của các môn học trong Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm