Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 19: Tục ngữ về con người và xã hội

Giải bài tập Ngữ văn bài 19: Tục ngữ về con người và xã hội

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 19: Tục ngữ về con người và xã hội được VnDoc sưu tầm giúp các bạn học sinh lớp 7 hoàn thành tốt bài kiểm tra sắp tới đây của mình. Mời các bạn tải và tham khảo.

Tục ngữ về con người và xã hội

I. Kiến thức cơ bản

Tục ngữ về con người và xã hội thường rất giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ, hàm súc về nội dung. Những câu tục ngữ này luôn chú ý tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có.

II. Hướng dẫn đọc hiểu văn bản

Câu 1. Các em không chỉ đọc kĩ mà nên học thuộc lòng tất cả các câu tục ngữ trong văn bản.

Câu 2. Phân tích từng câu tục ngữ trong văn bản theo những nội dung: Nghĩa của câu tục ngữ, giá trị kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện, nêu một số trường hợp cụ thể có thể ứng dụng câu tục ngữ.

1. Một mặt người bằng mười mặt của.

+ Nghĩa: Đề cao giá trị con người, con người quý hơn mọi của cải vật chất.

+ Giá trị kinh nghiệm: Thể hiện tư tưởng nhân văn cao đẹp coi trọng con người, sinh mệnh của con người là tất cả.

+ Giá trị áp dụng: Câu tục ngữ này áp dụng mọi trường hợp đều đúng, từ gia đình đến xã hội.

2. Cái răng, cái tóc là góc con người.

+ Nghĩa: Tầm quan trọng của hàm răng và mái tóc trong việc làm nên vẻ đẹp hình thức của con người.

Ngoài ra hàm răng, mái tóc còn có ý nghĩa thể hiện nhân cách, tính tình của con người.

+ Giá trị kinh nghiệm: Nhắc nhở mọi người phải biết giữ gìn, chăm sóc mái tóc, hàm răng để gọn gàng lịch thiệp, để vừa đẹp người đẹp nết.

+ Khả năng áp dụng: Trong bất cứ thời đại nào hoàn cảnh nào câu tục ngữ đều có thể áp dụng.

3. Đói cho sạch, rách cho thơm.

+ Nghĩa: Câu này có hai nghĩa

• Nghĩa đen: Dù ăn đói mặc rách nhưng phải giữ cho mình sạch sẽ, thơm tho.

• Nghĩa bóng: Dù nghèo khổ cơ cực nhưng phải giữ cho phẩm chất nhân cách của mình trong sạch, không làm điều xấu.

+ Giá trị kinh nghiệm: Câu tục ngữ khuyên con người phải chú ý giữ gìn nhân cách, đạo đức của mình trong mọi hoàn cảnh kể cả hoàn cảnh khốn cùng nhất.

+ Khả năng áp dụng: Câu tục ngữ là một chân lí, đúng với mọi hoàn cảnh.

4. Học ăn, học nói, học gói, học mở.

+ Nghĩa: Câu tục ngữ khuyên chúng ta muốn có thái độ ứng xử đúng đắn thì luôn luôn cần phải học, học tất cả mọi thứ, và cả những điều tưởng như rất bình thường đơn giản: ăn, nói, gói, mở.

+ Giá trị kinh nghiệm: Khẳng định sự cần thiết và mênh mông của việc học nếu như muốn trở thành người có văn hoá.

+ Khả năng áp dụng: Câu tục ngữ luôn đúng với mọi thời đại và cho mọi lứa tuổi.

5 + 6: (Thuộc phần trả lời câu hỏi số 3)

7. Thương người như thể thương thân.

+ Nghĩa: Câu tục ngữ khuyên chúng ta hãy thương người khác như chính bản thân mình.

+ Giá trị kinh nghiệm: Đề cao đạo lí cao đẹp của nhân dân ta đó là lòng thương người, tinh thần nhân đạo.

+ Khả năng áp dụng: Thời đại nào, xã hội nào tình yêu thương mãi mãi cần thiết như cơm ăn nước uống hàng ngày

– Tình yêu thương đã làm cho con người xích lại gần nhau. Sống đẹp hơn, người hơn.

8. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

+ Nghĩa: Câu tục ngữ có hai nghĩa.

• Nghĩa đen: Khi ta được ăn thứ hoa quả nào đó phải nhớ đến người trồng cây vun xới.

• Nghĩa bóng: Khi ta được hưởng thụ bất cứ điều gì phải nhớ đến người đã bỏ công sức mồ hôi tạo dựng nên.

+ Giá trị kinh nghiệm: Câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta về lòng biết ơn, về truyền thống ân nghĩa thuỷ chung của người Việt Nam.

+ Khả năng áp dụng: Câu tục ngữ rất cần thiết cho việc giáo dục đạo đức nhân cách của con người. Trong thời đại ngày nay lại càng cần thiết hơn.

9.

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

+ Nghĩa: Câu tục ngữ có hai nghĩa:

• Nghĩa đen: Một cây đơn lẻ không thể tạo thành núi, nhiều cây hợp lại thành non cao.

• Nghĩa bóng: Một người không thể làm được việc lớn, nhiều người hợp sức sẽ tạo được sức mạnh.

+ Giá trị kinh nghiệm: Câu tục ngữ khuyên chúng ta phải biết đoàn kết với nhau để làm nên sức mạnh.

+ Khả năng áp dụng: Câu tục ngữ không chỉ đúng với xã hội ngày xưa mà còn rất đúng với thời đại ngày nay.

Câu 4. So sánh hai câu tục ngữ sau:

- Không thầy đố mày làm nên.

- Học thầy không tày học bạn.

Theo em những điều khuyên răn trong hai câu tục ngữ có mâu thuẫn với nhau hay không? Nếu một vài cặp câu tục ngữ tương tự.

+ So sánh:

- Câu tục ngữ thứ nhất đề cao vai trò của người thầy trong việc làm nên sự thành công của học trò.

- Câu tục ngữ thứ hai hạ thấp vai trò của người thầy mà nhấn mạnh đến vai trò của người bạn.

- Cả hai câu tục ngữ đều dùng lối nói thậm xưng, nhằm gây ấn tượng.

+ Nhận xét:

Trên đây VnDoc đã tổng hợp các bài văn mẫu Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 19: Tục ngữ về con người và xã hội cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 7 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 7 và biết cách soạn bài lớp 7 các bài trong sách Văn tập 1 và tập 2. Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 7, đề thi học kì 2 lớp 7 mới nhất cũng sẽ được chúng tôi cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 19: Rút gọn câu

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 19: Đặc điểm của văn bản nghị luận

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 19: Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận

Đánh giá bài viết
11 3.866
Sắp xếp theo

    Học tốt Ngữ Văn 7

    Xem thêm