Giải bài tập Ngữ văn lớp 9 bài 24: Nghĩa tường minh và hàm ý

Giải bài tập Ngữ văn bài 24: Nghĩa tường minh và hàm ý

Giải bài tập Ngữ văn lớp 9 bài 24: Nghĩa tường minh và hàm ý là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm, giúp bạn thuận tiện hơn trong quá trình học bài và chuẩn bị cho bài học mới trên lớp. Mời các bạn tham khảo.

Nghĩa tường minh và hàm ý

I. Kiến thức cơ bản

• Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.

• Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.

II. Hướng dẫn tìm hiểu câu hỏi phần bài học

Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý

Câu 1. Qua câu “Trời ơi chỉ còn năm phút!” anh thanh niên muốn bày tỏ sự tiếc nuối của mình khi phải chia tay với mọi người. Anh không nói thẳng điều đó với ông hoạ sĩ và cô gái vì tâm lí ngại ngùng không muốn thể hiện tình cảm một cách trực tiếp.

Câu 2. Câu nói thứ hai của anh thanh niên “Ồ! Cô còn quên chiếc khăn mùi soa này?”, câu này không chứa hàm ý.

III. Hướng dẫn luyện tập

Câu 1. Đọc lại đoạn trích đã dẫn ở mục I và cho biết:

a. Câu nào cho thấy họa sĩ cũng chưa muốn chia tay anh thanh niên? Từ ngữ nào giúp em nhận ra điều đó?

Câu “Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy” cho ta thấy rằng người hoạ sĩ cũng chưa muốn chia tay với anh thanh niên, cái tặc lưỡi ấy ẩn chứa biết bao sự tiếc nuối.

b. Tìm những từ ngữ miêu tả thái độ của cô gái trong câu cuối đoạn văn. Thái độ ấy giúp em đoán ra điều gì liên quan tới chiếc mùi soa?

Từ ngữ miêu tả thái độ của cô gái trong đoạn cuối: Mặt đỏ ửng - nhận lại chiếc khăn - quay vội đi, đó là sự ngượng ngùng, bối rối. Ý định của cô là để chiếc khăn lại cho anh thanh niên làm kỉ niệm, nhưng anh thanh niên đã không hiểu ý, tưởng cô bỏ quên đưa lại trả cho cô làm cô bối rối.

Câu 2. Hãy cho biết hàm ý của câu đậm trong đoạn trích sau đây: Và cô đây là kỹ sư nông nghiệp. Anh đưa khách về nhà đi. Tuổi già cần nước chè: Ở Lào Cai đi sớm quá. Anh hãy đưa cái món chè pha nước mưa thơm như nước hoa của Yên Sơn nhà anh.

(Nguyễn Thành Long - Lặng lẽ Sa Pa)

Nghĩa hàm ý của câu in đậm: Ông hoạ sĩ già rất thích uống nước chè nhưng sáng nay đi sớm chưa kịp uống, anh hãy về chuẩn bị để tiếp khách.

Câu 3. Tìm câu chứa hàm ý trong đoạn trích sau và cho biết nội dung của hàm ý.

Câu chứa hàm ý trong đoạn trích: “Cơm chín rồi” có nghĩa là Bé Thu muốn giục ông Sáu vô ăn cơm nhưng nó cố tình tránh gọi tiếng ba nói một cách trống không.

Câu 4. Đọc các đoạn trích sau đây (Trích từ truyện ngắn “Làng” của Kim Lân), cho biết những câu in đậm có phải là câu chứa hàm ý hay không. Vì sao?

Đoạn trích có hai câu in đậm:

+ Câu thứ nhất: - Hà nắng gớm, về nào... hàm ý cuả nó biểu hiện thái độ lảng tránh của ông hai với đề tài mà mọi người đang nói đến là làng Chợ Dầu theo giặc.

+ Câu thứ hai: - Tôi thấy người ta đồn... đây là một câu nói dở dang hàm ý của nó nói đến đó là tin làng Chợ Dầu theo giặc mà cả nhà ông Hai đều sợ.

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Giải bài tập Ngữ văn lớp 9 bài 24: Nói với con

Giải bài tập Ngữ văn lớp 9 bài 24: Sang thu

Giải bài tập Ngữ văn lớp 9 bài 24: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

Giải bài tập Ngữ văn lớp 9 bài 24: Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

Đánh giá bài viết
1 968
Sắp xếp theo

    Soạn Văn 9 - Văn 9

    Xem thêm