Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập Ngữ văn lớp 9 bài 31: Kiểm tra phần Tiếng Việt

Giải bài tập Ngữ văn bài 31: Kiểm tra phần Tiếng Việt

Giải bài tập Ngữ văn lớp 9 bài 31: Kiểm tra phần Tiếng Việt là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm, giúp bạn thuận tiện hơn trong quá trình học bài và chuẩn bị cho bài học mới trên lớp. Mời các bạn tải và tham khảo.

Kiểm tra phần Tiếng Việt

Một số đề luyện tập

Câu 1. Tìm khởi ngữ trong câu sau và viết lại thành câu không có khởi ngữ.

+ Khởi ngữ của câu là “mắt tôi”.

+ Viết lại câu không có khởi ngữ: Các anh lái xe nhìn mắt tôi bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm”

Câu 2. Chỉ ra thành phân biệt lập trong những câu sau và giải thích phần ý nghĩa mà nó đem lại cho câu chứa nó.

a. Thật đấy, chuyến này không được Độc lập thì chết cả đi sống làm gì cho nhục.

+ Thành phần biệt lập: “Thật đấy”.

+ Ý nghĩa: Dùng để biểu hiện thái độ của người nói và khẳng định điều đã nói trong câu.

b. Cũng may mà bằng mấy nét vẽ, hoạ sĩ ghi xong lần đầu khuôn mặt của anh thanh niên.

+ Thành phần biệt lập: “cũng may”.

+ Ý nghĩa: Dùng để tỏ thái độ sự đánh giá tốt về điều đã nói trong câu.

Câu 3. Cho biết những từ ngữ in đậm trong các đoạn trích dưới đây có tác dụng liên kết câu chứa chúng với câu nào. Đó là phép liên kết nào?

a. - Ba không giống cái hình ba chụp với má.

- Sao không giống, đi lâu ba con già hơn trước thôi.

- Cũng không phải già, mặt ba con không có cái theo trên mặt như vậy. À ra vậy, bây giờ bà mới biết.

+ Các từ: “giống, ba, già, ba con”, thuộc phép lặp, từ: “vậy”, thuộc phép thế.

+ Những từ ngữ in đậm này có tác dụng liên kết câu chứa chúng với câu đứng trước đó.

b. Không một hôm nào bà Hai ở quán về mụ không sấn đến vạch thúng ra xem:

- Ái chà! Nhà này có mớ cá ngon gớm, chiều tớ phải xin một bát mấy được. Thế là, đến chiều mụ sai con bưng bát đến xin.

+ Cụm từ: “thế là”, thuộc phép thế.

+ Tác dụng liên kết câu chứa nó với các câu đứng trước nó.

Câu 4. Chỉ ra phép lặp từ ngữ và phép thế để liên kết câu trong đoạn trích dưới đây:

Hoạ sĩ nào cũng đến Sa Pa! Ở đây tha hồ vẽ. Tôi đi đường này ba mươi hai năm. Trước cách mạng tháng tám tôi chở lên chở về mãi nhiều hoạ sĩ như bác. Hoạ sĩ Tô Ngọc Vân này, hoạ sĩ Hoàng Kiệt này ...

+ Phép lặp: từ “hoạ sĩ”.

+ Phép thế: từ “đấy” thay cho từ Sa Pa

Câu 5. Chỉ ra sự liên kết về nội dung, về hình thức giữa các câu trong một đoạn văn ở một bài tập làm văn của em.

(Các em xem lại bài làm văn của mình và tự tìm ra)

Câu 6. Đọc truyện cười sau đây và trả lời câu hỏi.

a. Câu nào trong lời đối đáp trên đây chứa hàm ý?

- Thưa ngài, con hỏi để may cho vừa. Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt đằng trước phải may ngắn lại đi năm tấc, còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen thì bạt đằng sau phải may ngắn lại.

b. Nội dung hàm ý ấy là gì

+ Hàm ý thứ nhất: Hầu quan trên thì ngài luôn phải cúi cho nên vạt đằng trước phải may ngắn lại, còn nếu ngài mặt tiếp dân đen thì đầu ngài luôn ngẩng lên cho nên vạt đằng trước phải may ngắn lại.

+ Hàm ý thứ hai: Ông là kẻ luồn cúi nịnh hót cấp trên, hống hách bắt nạt cấp dưới.

c. Người nghe có giải đoán được hàm ý trong câu nói đó không? Chi tiết nào xác nhận điều này?

Người thợ may nói như vậy tên quan chỉ hiểu được hàm ý thứ nhất không hiểu được hàm ý thứ hai. Chi tiết để thể hiện điều đó qua lời xác nhận của tên quan ở câu cuối: “Thế thì nhà người may cho ta cả hai kiểu”, nếu nó hiểu được thâm ý thì chắc chắn người thợ may đã bị một trận tơi bời.

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Giải bài tập Ngữ văn lớp 9 bài 31: Con chó Bấc

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn Văn 9 Sách mới

    Xem thêm