Giải bài tập Ngữ văn lớp 9 bài 30: Bố của Xi-mông
Giải bài tập Ngữ văn bài 30: Bố của Xi-mông
Giải bài tập Ngữ văn lớp 9 bài 30: Bố của Xi-mông là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm, giúp bạn thuận tiện hơn trong quá trình học bài và chuẩn bị cho bài học mới trên lớp. Mời các bạn tải và tham khảo.
Giải bài tập Ngữ văn lớp 9 bài 29: Luyện tập viết biên bản
Giải bài tập Ngữ văn lớp 9 bài 29: Tổng kết về ngữ pháp
Giải bài tập Ngữ văn lớp 9 bài 29: Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang
Bố của Xi-mông (Trích)
G.dơ Mô-pa-xăng
I. Kiến thức cơ bản
• Tác giả: Guy đơ Mô-pa-xăng (1850-1893) là nhà văn Pháp. Tuy chỉ sống hơn 40 tuổi, ông đã sáng tác khối lượng tác phẩm lớn gồm một số tiểu thuyết như: Một cuộc đời, Ông bạn đẹp,... và đặc biệt là hơn ba trăm truyện ngắn. Các tác phẩm của ông phản ánh sâu sắc nhiều phương diện của xã hội Pháp nửa cuối thế kỉ XIX.
• Tác phẩm: Văn bản Bố của Xi-mông trích truyện ngắn cùng tên. Chị Blăng-sốt trong truyện này bị một người đàn ông lừa dối, sinh ra Xi-mông. Vì vậy, Xi-mông trở thành một đứa trẻ không có bố dưới con mắt mọi người. Truyện bắt đầu khi Xi-mông lúc đó khoảng bảy, tám tuổi, lần đầu tiên đến trường bị đám học trò chế giễu là không có bố. Em buồn bực lang thang ra bờ sông, chỉ muốn chết cho xong. Đoạn trích kể những sự việc tiếp theo.
• Nhà văn Guy-đơ Mô-pa-xăng đã thể hiện sắc nét diễn biến tâm trạng của ba nhân vật Xi-mông, Blăng-sốt, Phi-líp trong đoạn trích Bố của Xi-mông, qua đó nhắc nhở chúng ta về lòng thương yêu bè bạn, mở rộng ra lòng thương yêu con người, sự thông cảm với những nỗi đau hoặc lỡ lầm của người khác.
II. Hướng dẫn đọc hiểu văn bản
Câu 1. Hãy xác định từng phần nếu chia bài văn trên thành bốn phần căn cứ vào diễn biến của truyện.
Căn cứ vào diễn biến của câu chuyện có thể chia ra làm bốn phần:
+ Phần một (từ đầu đến “mà chỉ khóc hoài”): nỗi tuyệt vọng của Xi-mông.
+ Phân hai (tiếp theo cho đến một ông bố”): sự gặp gỡ giữa bác Phi-líp và Xi-mông.
+ phần ba (tiếp theo cho đến “bỏ đi rất nhanh”): bác Phi-líp đưa Xi-mông về nhà và nhận làm bố của em.
+ Phần bốn (còn lại): lời tuyên bố của Xi-mông với bạn bè.
Câu 2. Xi-mông đau đớn vì sao? Nỗi đau đớn ấy được nhà văn khắc hoạ như thế nào qua những ý nghĩ, sự bộc lộ tâm trạng và cách nói năng của em trong bài văn
+ Cảnh ngộ của Xi-mông: Cậu bé bị bạn bè bắt nạt, đánh đập và sỉ nhục vì cậu không có bố: “Chúng nó đánh cháu... vì... cháu... cháu... không có bố... không có bố”. Đối với Xi-mông bố không chỉ là điểm tựa mà còn là danh dự. Bởi vậy cậu khát khao có bố vô cùng
+ Nỗi đau đớn của Xi-mông: Ta thấy cậu bé Xi-mông trong truyện luôn luôn đẫm nước mắt nước mắt bao giờ cũng thể hiện của sự đau khổ, vì không có bố mà Xi-mông đã: “Muốn nhảy sống cho chết đuối” sự tuyệt vọng đến đỉnh điểm. Em ra bờ sông nằm khóc, em chỉ lãng quên chốc lát khi đuổi bắt chú nhái và liên tưởng tới một thứ đồ chơi làm bằng thanh gỗ (tâm lí rất trẻ thơ). Khi trả lời với bác Phi-líp mắt em đẫm lệ giọng nghẹn ngào; khi về tới nhà em nhảy lên ôm lấy cổ mẹ, lại và khóc. Có bố, đối với Xi-mông là một khát khao cháy bỏng em đã hỏi bác Phi-líp thật đột ngột bất ngờ và cũng thật khẩn thiết: “- Bác có muốn làm bố cháu không?”
+ Thái độ của Xi-mông sau khi có bố: Sau khi được bác Phi-líp đồng ý nhận làm bố, Xi-mông đã đến trường với thái độ tự tin khác hẳn. Xi-mông đã quát vào mặt như ném một hòn đá những kẻ trêu chọc mình: “Bố tạo ấy à, bố tạo tên là Phi-líp”. Em đã dám đưa mắt thách thức chúng sẵn sàng chịu hành hạ chứ không bỏ chạy như trước đây. Có bố đã cho em sức mạnh, cho em sự tự tin và lòng can đảm. Qua nỗi đau đớn và khát khao của Xi-mông ta thấy rằng được có bố và có mẹ niềm hạnh phúc thật giản dị nhưng to lớn vô cùng của con người.
Câu 3. Qua hình ảnh ngôi nhà của chị Blăng-sốt, thái độ của chị đối với khách và nỗi lòng của chị khi nghe con nói, chứng minh chị Blăng-sốt chẳng qua vì lầm lỡ mà sinh ra Xi-mông, chứ căn bản chỉ là người tốt.
+ Cảm nhận ban đầu: Thoạt đầu nghe những lời nói nghẹn ngào của Xi-mông: “Cháu không có bổ” và cả ý nghĩ của bác Phi-líp “bác cũng đã mong manh biết chuyện chị. Một tuổi xuân đã làm lỡ rất có thể sẽ lầm lỡ lần nữa” ta cứ ngỡ rằng chị Blăng-sốt là một người phụ nữ thiếu đứng đắn, không đức hạnh, nhưng thực sự không phải như thế.
+ Chân dung của chị Blăng-sốt: Bản chất của chị Blăng-sốt đuợc nhà văn khắc hoạ qua những biểu hiện sau:
- Ngôi nhà của chị: “Một ngôi nhà nhỏ quét vôi trắng hết sức sạch sẽ” dù có nghèo nhưng chị vẫn giữ phẩm cách của mình. Sự sạch sẽ bao giờ cũng thể hiện tính cách của người phụ nữ.
- Thái độ của chị đối với khách: Khi đến nhà chị bác Phi-líp với ý nghĩ “rất có thể lầm lỡ lần nữa” nhưng bác đã lầm: “cô gái cao lớn xanh xao đứng nghiêm nghị trước cửa nhà mình, như muốn cấm đàn ông bước qua ngưỡng của ngôi nhà nơi chị đã bị một kẻ khác lừa dối” đã làm cho bác thay đổi thái độ và trở nên lúng túng vì bác bỗng nhận ra rằng không thể bỡn cợt với một cô gái như thế.
- Nỗi lòng của chị khi nghe con nói: Khi nghe con nói “chúng nó đánh con tại con không có bố” “chị đã đau đớn đến tận xương tuỷ ôm con vào lòng hôn lấy hôn để, nước mắt lã chã tuôn rơi”, chị đã “hổ thẹn lặng ngắt, quằn quại hai tay ôm ngực dựa vào tường” khi Xi-mông hỏi bác Phi-líp “bác có muốn làm bố cháu không?”. Đó là nỗi đau đớn của người phụ nữ có lòng tự trọng, con trẻ đã không hiểu hết nỗi đau của lòng mẹ.
Câu 4. Nêu lên diễn biến tâm trạng của Phi-líp qua các giai đoạn: Khi gặp Xi-mông, trên đường đưa Xi-mông về nhà, khi gặp chị Blăng-sốt, lúc đối đáp với Xi-mông.
“Bác thợ Phi-líp là điểm tựa cho câu chuyện thương tâm mà thật ấm áp tình người. Hình như trên một phương diện nào đó, con người bình thường vô danh này là lương tâm của nhânloại”. (Lê Bảo)
Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan
Giải bài tập Ngữ văn lớp 9 bài 30: Ôn tập về truyện
Giải bài tập Ngữ văn lớp 9 bài 30: Tổng kết về ngữ pháp (Tiếp theo)