Giải bài tập Ngữ văn lớp 9 bài 26: Chương trình địa phương

Giải bài tập Ngữ văn bài 26: Chương trình địa phương

Giải bài tập Ngữ văn lớp 9 bài 26: Chương trình địa phương là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm, giúp bạn thuận tiện hơn trong quá trình học bài và chuẩn bị cho bài học mới trên lớp. Mời các bạn tham khảo.

Chương trình địa phương

(Phần Tiếng Việt)

Câu 1. Tìm từ ngữ địa phương trong các đoạn trích sau đây (trích từ truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng) và chuyển những từ ngữ địa phương đó sang từ ngữ toàn dân.

Từ ngữ địa phương Từ ngữ toàn dân

a. Thẹo - Sẹo

Dễ sợ - Sợ lắm

Lặp lại - Lập bập

Ba - Bố

b. Má - Mẹ

Kêu - gọi

Đũa bếp - Đũa cả

Nó trổng - Nói trống không

Vô - Vào

c. Bữa sau - Hôm sau

Lui cui - Lúi húi

Nhắm - Dự đoán, lượng sức

Dáo dác - Nháo nhác

Giùm - Giúp

Câu 2. Đối chiếu các câu sau đây (trích từ truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng), cho biết từ “kêu” ở câu nào là từ địa phương, từ “kêu” ở câu nào là từ toàn dân. Hãy dùng cách diễn đạt khác hoặc dùng từ đồng nghĩa để làm rõ sự khác nhau đó.

+ Phân biệt:

a. Nó nhìn dáo dác một lúc rồi kêu (từ toàn dân) lên:

- Cơm sôi rồi chắt nước dùm cái! – Nó cũng lại nói trổng.

b. - Con kêu (từ địa phương) rồi mà người ta không nghe.

+ Dùng từ đồng nghĩa để làm rõ:

Con gọi rồi mà người ta không nghe.

Câu 3. Trong hai câu đó sau, từ nào là từ địa phương? Những từ đó tương đương với những từ nào trong ngôn ngữ toàn dân? (Các câu đó ấy trong Hợp tuyển Văn học dân gian các dân tộc ở Thanh Hoá, 1990)

Từ địa phương Từ toàn dân

Trái - Quả

Chi - Gì

Trống hổng trống hoảng - Trống huếch trống hoác

Câu 4. Hãy điền những từ ngữ địa phương tìm được ở các bài tập 1, 2, 3 và các từ toàn dân tương ứng vào bảng tổng hợp theo mẫu.

(Các em tự điền trên cơ sở các bài đã làm)

Câu 5. Đọc lại các đoạn trích ở bài tập 1, bình luận về cách dùng từ ngữ địa phương bằng cách trả lời các câu hỏi sau đây:

a. Có nên để cho nhân vật Thu trong truyện Chiếc lược ngà dùng từ ngữ toàn dân không? Vì sao?

Không nên để cho nhân vật bé Thu dùng từ ngữ toàn dân vì nó sẽ làm mất đi tính địa phương của câu chuyện và nhân vật mất đi sự đặc tính trẻ thơ.

b. Tại sao trong lời kể của tác giả cũng có những từ ngữ địa phương?

Vì tác giả là người Nam Bộ, việc dùng từ địa phương sẽ tạo sức sống cho tác phẩm, tất nhiên là không được quá lạm dụng, gây khó khăn cho người đọc.

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Giải bài tập Ngữ văn lớp 9 bài 26: Tổng kết phần văn bản nhật dụng

Đánh giá bài viết
1 458
Sắp xếp theo

Soạn Văn 9 - Văn 9

Xem thêm